Huyền Như dễ dàng chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng chỉ với một lệnh khống

VOV.VN -Đại diện 19 nhân viên của ACB cho biết, nhân viên không nhận giấy chứng nhận gửi tiền. Sau khi ký hợp đồng gửi tiền thì hợp đồng này được chuyển lại cho ngân hàng ACB.

16h30: HĐXX nghỉ.

16h20: HĐXX chuyển sang thẩm vấn bị cáo Võ Anh Tuấn (SN 1972, quê Thái Bình) - Cựu Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè. Bị cáo Tuấn vướng tội Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với vai trò giúp sức.

Đối với bị cáo Tuấn, tòa xem xét kháng cáo giảm nhẹ hình phạt và kháng nghị tăng nặng hình phạt của VKS.

Tại tòa, bị cáo Tuấn cho biết đã nhận thức được hành vi phạm tội. Tuấn khẳng định vẫn giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều tra.

Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Tuấn giúp sức Huyền Như chiếm đoạt Công ty CP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương 80 tỷ đồng.

Còn các trường hợp khác? VKS đặt câu hỏi. Võ Anh Tuấn nhận sai vì vì lý do về nhận thức.

Đối chất với Huyền Như, bị cáo này cho biết: Không bàn bạc với bị cáo Tuấn.

VKS: Bị cáo Tuấn có biết không? Huyền Như: Bị cáo Tuấn không biết. 

16h: Chủ tọa thẩm vấn ông Nguyễn Hồng Tản- đại diện 19 nhân viên ACB.

Trả lời chủ tọa, ông Tản cho biết, theo nghĩa vụ trong hợp đồng ủy thác thì nhân viên ACB có nghĩa vụ gửi tiền theo hình thức gửi tiền tiết kiệm (gửi tiết kiệm tại ngân hàng Vietinbank – ông Tản giải thích).

Chủ tọa: Nhân viên ACB có gửi tiết kiệm tại ngân hàng Vietinbank không?

Ông Tản: Không gửi tiết kiệm tại Vietinbank

Chủ tọa: Tức là họ không thực hiện theo hợp đồng ủy thác. Họ mở tài khoản gì ở Vietinbank?

Ông Tản: Họ mở tài khoản thanh toán. Không mở tài khoản tiết kiệm

Chủ tọa: Như vậy nhân viên ACB đã thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng chưa?

Ông Tản: Thực hiện cơ bản nội dung của hợp đồng.

Chủ tọa: Nhân viên ACB có mở tài khoản tiết kiệm tại Vietinbank Chi nhánh TP HCM không?

Ông Tản: Không mở

Chủ tọa: Nhân viên ACB chưa thực hiện mở tài khoản tiết kiệm tại Vietinbank Chi nhánh TP HCM. Vậy vì sao họ ký lệnh chuyển tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm. Lấy đâu số tài khoản tiết kiệm mà họ chuyển sang?

Ông Tản: Nhưng đây là thủ tục của ngân hàng công thương.

Chủ tọa: Anh về học lại đi.

Ông Tản:….

Chủ tọa: Anh thừa nhận nhân viên ACB chưa mở tài khoản tiết kiệm, như thế ACB có quyền từ chối chuyển tiền, trong khi đó nhân viên ACB lại vẫn ký chuyển sang tài khoản tiết kiệm. Vậy điều đó đúng hay sai?

Chủ tọa cho rằng, một sự thật là họ chưa mở tài khoản tiết kiệm, vậy có quy định nào buộc họ phải ký chuyển tiền không? Rõ ràng lỗi thuộc về ai? Tài khoản chưa mở, mà chủ tài khoản lại lệnh ngân hàng chuyển tiền. Lỗi ở đây là nhân viên ngân hàng ACB chưa hoàn thành trách nhiệm.

15h55: Luật sư Uyên chuyển sang thẩm vấn ông Tản – đại diện nhân viên ACB về lời khai của Huyền Như trích lời của Huỳnh Thị Bảo Ngọc “Em làm kiểu nào thì em làm, miễn sao nộp đủ lãi suất cho bên chị”.

Đại diện ACB nói: “Như và Ngọc thỏa thuẩn về lãi suất, nhân viên là người đi mở tài khoản. Ngọc không thể đại diện ACB”.

Trả lời luật sư về giả chữ ký để cầm cố sổ tiết kiệm nhằm vay vốn, mà không sử dụng các thủ đoạn vốn có, Như cho hay: “Thời điểm đó bị cáo được cái gì, bị cáo làm cái đó thôi ạ”. 

15h45: Luật sư Kiều Vũ Thu Uyên – bảo vệ cho Ngân hàng ACB thẩm vấn ông Nguyễn Tiến Hùng  – đại diện Vietinbank.

Phần thẩm vấn của luật sư Thu Uyên ngay lập tức bị chủ tọa nhắc nhở khi: “Luật sư hỏi tôi không hiểu gì cả. Vừa hỏi, vừa trả lời”.

Tại phần thẩm vấn, luật sư Uyên đưa ra chữ ký trong hợp đồng của một nhân viên của ACB đề nghị ông Hùng có xác minh chữ ký thật và chữ ký giả. Ông Hùng cho rằng, việc xác minh chữ ký thật – giả thuộc cơ quan chức năng.

15h40: Ngay sau giờ nghỉ, chủ tọa nhắc nhở các luật sư nên đặt câu hỏi rõ, gọn, không trùng lặp để đạt được mục đích thẩm vấn công khai.

15h30: HĐXX tạm nghỉ

15h20: Luật sư Nguyễn Thị Bắc – bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank thẩm vấn đại diện nhân viên ACB, Huyền Như và đại diện Vietinbank.

Trả lời luật sư về vấn đề lãi suất chênh, đại diện nhân viên ACB cho biết, Vietinbank trả bao nhiêu thì ACB nhận bấy nhiêu và không có nghĩa vụ phải báo cáo lại việc nhận lãi suất cho ngân hàng Vietinbank.

Tuy nhiên, câu trả lời của ông Tản bị bà Bắc cho rằng đấy không phải là ý chí của các nhân viên ACB. Bà Bắc dẫn bút lục lời khai của một nhân viên ACB cho biết: Người này rất ngạc nhiên và thấy bất thường và đã liên lạc về mới Huỳnh Thị Bảo Ngọc.

Trả lời thẩm vấn luật sư Bắc, Huyền Như xin giữ nguyên lời khai tại phiên tòa sơ thẩm về vấn đề thỏa thuận lãi suất ngoài hợp đồng với Huỳnh Thị Bảo Ngọc: “Em làm kiểu nào thì em làm, miễn sao nộp đủ lãi suất cho bên chị”

Hỏi đại diện Vietinbank về thỏa thuận ngoài hợp đồng trong thương vụ này, ông Hùng cho biết: “Vietinbank không biết thỏa thuận lãi suất chênh và nguồn tiền của ACB”.

15h: Sau phần thẩm vấn của VKS, Luật sư bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng ACB tham gia thẩm vấn ông Nguyễn Tiến Hùng – đại diện của Ngân hàng Vietinbank về vấn đề xoay quanh vai trò, vị trí của Huyền Như, việc thực hiện các thủ tục mở tài khoản tiết kiệm…

14h50: VKS kết thúc phần thẩm vấn của mình khi đặt một số câu hỏi với ông Tản – đại diện nhân viên ACB.

Trả lời câu hỏi của VKS, ông này cho hay, trong thỏa thuận không có việc chuyển tiền từ tài khoản cá nhân tiền gửi sang tài khoản tiết kiệm. Bản thân trong hợp đồng cũng không quy định.

Theo ông Tản thì khi nhân viên ký vào các hợp đồng chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác là làm theo chỉ dẫn của Huyền Như.

“Huyền Như không đủ thẩm quyền mà tại sao nhân viên của ACB vẫn ký chuyển theo lệnh của Huyền Như, từ tài khoản thanh toán sang tài khoản thẻ tiết kiệm. Như vậy là thỏa thuân với cá nhân Huyền Như, việc đó đúng hay sai?”, VKS đặt vấn đề.

Cũng tại phần thẩm vấn của VKS, ông Tản cũng cho biết, trong việc ký chuyển tài khoản của nhân viên ACB có chữ ký khống.

“Có một số là khống. Chỉ với một lệnh chi khống, Huyền Như có thể chiếm đoạt 50 tỷ đồng rồi”, VKS nói.

14h35: Tiếp tục thẩm vấn đại diên ACB về việc thực hiện ủy thác. Theo đại diện ACB, tại thời điểm ủy thác thì Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực. Tuy nhiên đối với câu trả lời việc giấy phép kinh doanh của ACB có được phép ủy thác gửi tiền không thì đại diện này không nhớ.

“Việc ủy thác tự tiến hành, có phải không?”, VKS đặt câu hỏi

Trả lời VKS, đại diện ACB khá ấp úng và nói rằng, không rõ lắm

VKS dẫn các điều luật trong Luật các tổ chức tín dụng về quy định, các tổ chức tín dụng không được tiến hành kinh doanh nào ngoài giấy phép do NHNN cấp; Đối với hoạt động của ủy thác thì phải theo hướng dẫn của NHNN…

VKS đặt vấn đề: “ACB có giấy phép riêng nào quy định về việc ủy thác không?” Đại diện ACB thừa nhận không có bất kỳ giấy phép riêng nào liên quan đến vấn đề ủy thác.

Đối với  câu hỏi của VKS về vấn đề lãi suất thời điểm xảy ra vụ án, NHNN có Thông tu 04 về trần lãi suất tiền gửi VNĐ là 14%, đại diện ACB khẳng định có biết.

Tuy nhiên hai câu hỏi chốt thẩm vấn của VKS là: Việc ủy thác vượt trần lãi suất có gián tiếp vi phạm pháp luật hay không? Việc làm này tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật khác? thì đại diện ACB không thể trả lời.

14h25: Đối với vấn đề vượt trần lãi suất, VKS thẩm vấn Huỳnh Thị Bảo Ngọc. Theo bà Ngọc thì việc thỏa thuận vượt trần lãi suất do lãnh đạo ACB đưa ra, và không nhớ chính xác con số vì mỗi hợp đồng có mức lãi suất khác nhau. 

  • 14h15: Trả lời thẩm vấn của VKS, ông Tạn – đại diện 19 nhân viên ACB tại phiên tòa cho biết,

    tổng số tiền ACB ủy thác cho 19 nhân viên gửi vào Vietinbank thông qua 34 hợp đồng. Tại Vietinbank Chi nhánh TP HCM 32 hợp đồng với tổng số tiền là 668 tỷ đồng.

    Tổng số tiền ngoài lãi suất, ông Tản không nhớ rõ nhưng theo kết luận điều tra là 10 tỷ đồng. Đối với lãi suất ngoài hợp đồng thì vị đại diện nhớ không rõ nhưng khoảng 3,5-5,5%/năm.

    Trả lời VKS, ông Tản cho hay, nhân viên của ACB không nhận giấy chứng nhận gửi tiền. Sau khi ký hợp đồng gửi tiền thì hợp đồng này được chuyển lại cho ngân hàng ACB.

    Theo lý giải của ông Tản thì việc nhân viên nộp lại hợp đồng gửi tiền là để tránh rủi ro, thất thoát. “Việc nhân viên giao lại hợp đồng gửi tiền cho ngân hàng ACB là điều không bình thường”, VKS đặt vấn đề

  • 14h: Tòa Phúc thẩm bắt đầu phiên làm việc chiều. Chủ tọa tiếp tục xem xét hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Huyền Như tại Ngân hàng ACB 

Bị cáo Huyền Như tại tòa
  • 11h40:  Phiên tòa tạm nghỉ. Phiên xét xử tiếp tục diễn ra vào buổi chiều

  • 11h30: Huyền Như khai tại tòa phi vụ lừa đảo tại ACB của Như thông qua Huỳnh Thị Bảo Ngọc – Phó phòng quản lý quỹ của ACB. Theo thỏa thuận, số tiền chênh lệch 10 tỷ đồng Như chuyển cho Ngọc.

    Chủ tọa dừng ngày thẩm vấn Huyền Như để đối chất với Huỳnh Thị Bảo Ngọc. Người này cho biết: Không có chuyện Như chuyển tiền cho Ngọc Việc trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng là vào tài khoản của các nhân viên.

    Quay sang Huyền Như chất vấn, chủ tọa nhận được câu trả lời của bị cáo này rằng: “Theo lời của chị Ngọc thì Như chuyển tiền vào tài khoản của Huỳnh Thị Chiêu Uyên”.

    Huỳnh Thị Bảo Ngọc lập tức chen lời: “Đó là thỏa thuận giữa Huyền Như và Chiêu Uyên, tôi không biết”.

    “Huỳnh Thị Chiêu Uyên là ai”, chủ tọa hỏi Huyền Như

    Bị cáo Huyền Như khai: “Là chị gái của Huỳnh Thị Bảo Ngọc”

    “Đấy nghe bình thương thôi, vẽ một cái tam giác cũng sẽ ra”, chủ tọa lập luận.

    Theo chủ tọa, tòa sẽ triệu tập Huỳnh Thị Chiêu Uyên lên tòa để làm rõ, tránh bỏ lọt tội phạm.

  • 11h15: Đối với câu trả lời của đại diện ACB đối với chủ tọa, đại diện này cho biết, đơn vị này đòi Vietinbank trả lại số tiền mà họ ủy thác cho 19 nhân viên đi gửi tiền tại Vietinbank.

    Theo ACB, trong 19 nhân viên thì 17 nhân viên gửi tại Chi nhánh TP HCM và 2 gửi tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè.

    Theo trình tự, ACB ủy thác cho nhân viên và nhân viên gửi tiền sang Vietinbank thông qua Huyền Như.

    “Khi đi thì bắc cầu, khi về thì đi thẳng”, chủ tọa nói. Như vậy mối quan hệ ở đây là giữa ACB với Nhân viên; quan hệ giữa nhân viên và Vietinbank thông qua Huyền Như, chủ tọa nói. 

    Chủ tọa đặt câu hỏi: Vì sao ACB không đem tiền gửi thẳng mà lại ủy thác qua nhân viên? Câu trả lời của đại diện ACB cũng giống như của Vietinbank là cần cân bằng thanh khoản cho khách hàng, đặt mục tiêu sử dụng đồng tiền hiệu quả nhất.

  • 11h10: Đối với nhóm hai là 17 nhân viên được ACB ủy thác 668 tỷ đồng ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền hưởng lãi, khoản lãi trích thẳng vào tài khoản cá nhân của từng người. “Hiện chưa được trả gốc và lãi”, ông Tản cho hay.
  •  
  • Làm rõ vấn đề ủy thác, HĐXX hỏi đại diện ACB việc có những hợp đồng ủy thác trong ngày, những hợp đồng bị hủy.

    Đại diện này khá ấp úng trước câu hỏi của HĐXX. Chủ tọa đối chất bằng hồ sơ, tài liệu công khai tại tòa.

    Chủ tọa cũng cho rằng: “19 cá nhân đã đi khởi kiện nhưng sự vắng mặt của họ hôm nay là nhằm để tránh câu hỏi của HĐXX, vì việc chuyển tiền vào Vietinbank theo hợp đồng ủy thác thì hợp đồng đó đã bị hủy. Thì họ còn quyền gì nữa không?” 

  • 11h: Chủ tọa thẩm vấn đại diện 19 nhân viên ACB – Nguyễn Hồng Tản. Đại diện này xác nhận các nhân viên được ủy thác gửi tiền.  Chủ tọa chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là trường hợp hai nhân viên tên Năm và Nguyệt.
  •  
  • Theo lời của ông Tản, sau khi có hợp đồng ủy thác thì họ đã chuyển tiền từ ACB sang Vietinbank. Sau khi gửi tiền không có giao dịch gì cả.
  •  
  • Việc họ biết sự việc theo lời khai được chủ tọa công bố tại tòa: “Nghe lùm xùm, chúng tôi đến rút tiền thì nhân viên bảo chữ ký hai bà không hợp lệ”, chủ tọa đọc.
  • Theo lời khai: Hồ sơ đưa cho Huyền Như là thật còn việc tráo hồ sơ hay không thì ACB không biết. “Rõ ràng hồ sơ đã đánh tráo, còn đâu hồ sơ gốc”, chủ tọa nói.
  • Đối chất lời khai của Huyền Như về vấn đề này, Như  khai: “Hai trường hợp này ký lệnh chi theo chữ ký của bộ hồ sơ giả”.

    • 10h25: HĐXX xét xử tiếp tục thẩm vấn hành vi chiếm đoạt tiền của Huyền Như tại ACB.
    •  
    • 10h17: Nghỉ giải lao
    •  
    • 10h15: Luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank hỏi đại diện Navibank về số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng trong thương vụ lừa đảo của Huyền Như tại ngân hàng này.
    •  
    • Đại diện Navibank khẳng định: số tiền 9,4 tỷ đồng lãi suất ngoài hợp đồng đã được nộp về cho Navibank và có hoạch toán trên sổ sách. Còn khoản ngoài hợp đồng mà Huyền Như trả cho kế toán trưởng của Naviban không thấy có trong sổ sách.

    • 10h: Luật sư Trương Thanh Đức – bảo vệ quyền lợi cho Navibank hỏi đại diện Vietinbank. Trả lời câu hỏi của luật sư, đại diện Vietinbank cho biết, đối với việc nhận tiền của khách hàng, ngân hàng luôn tính tới khả năng chi trả. Tiền gửi của khách hàng cũng được tính vào thanh khoản của ngân hàng.
    •  
    • Theo đại diện Vietinbank, hai tài khoản tiền gửi và thanh toán rất khác nhau vì: Thanh toán chỉ để thanh toán, tiền gửi là tính lãi suất. 

    • Đối với các tài khoản thanh toán của các cá nhân, tài khoản thanh toán chưa phải là tài khoản tiền gửi giống như khái niệm luật tổ chức tín dụng. Câu trả lời này của đại diện Vietinbank đã bị luật sư “bắt bẻ” vì cho rằng đại diện này không trả lời nhất quán trong quá trình thẩm vấn.

      9h40: Tại hành vi lừa đảo của Huyền Như tại Navibank, VKS cũng đặt câu hỏi với đại diện Vietinbank về huy động tiền gửi, việc phổ biến đến khách hàng, cá nhân về huy động tiền gửi, quy định hợp đồng tiền gửi….

    • Chủ tọa mời đại diện Navibank xác định lại câu trả lời việc cho nhân viên vay tiền để gửi vào Vietinbank. Đại diện này xác nhận đồng thời cho biết việc gửi tiền theo hợp đồng tiền gửi.

      Trả lời chủ tọa về động cơ của việc gửi tiền, đại diện Navibank cho biết: Do bối cảnh thời điểm đó, nguồn tiền huy động thừa nên cho họ gửi để Navibank hưởng lãi.

    • 9h30: Sau khi thẩm vấn đại diện Navibank, VKS tiếp tục thẩm vấn đại diện của 4 nhân viên Navibank về vấn đề hợp đồng gửi tiền, nhiệm vụ đi gửi tiền…  

    • 9h25:Trước câu trả lời của đại diện Navibank, đại diện VKS cho biết: Cơ quan điều tra đã làm rất rõ vấn đề này. “Navibank làm hợp đồng cho nhân viên vay tiêu dùng và thế chấp bằng hợp đồng đó. Quá ngược đời”, VKS nói.

      • VKS tiếp tục đặt câu hỏi về số tiền Navibank cho nhân viên vay tiền, quy định lãi suất là bao nhiêu, vị đại diện này đều không có câu trả lời trọn vẹn.

      • “Muốn bảo vệ được quyền lợi của Navibank thì người đại diện phải hiểu vấn đề, nắm rõ quy định về tiền tệ. Nếu ông không nắm được thì đề nghị HĐXX thay đổi không tham gia nữa”, VKS kết thúc thẩm vấn đại diện Navibank.

    • 9h20: VKS bắt đầu tham gia thẩm vấn đại diện Navibank

    • VKS: Vì sao Navibank lại ký các hợp đồng cho nhân viên của mình vay tiền?

      Đại diện Navibank: Cho nhân viên vay để họ có tiền gửi tiền tại Vietinbank.

      VKS: Việc ký các hợp đồng cho nhân viên vay tiền rồi đem đi gửi theo chủ trương của ai?

      Đại diện Navibank: Xin phép không trả lời.

      VKS: Ai đứng ra giải quyết cho nhân viên vay tiền?

      Navibank: (im lặng).

    • 9h10: Tại tòa, Huyền Như cũng cho biết đã dùng hai thủ đoạn chiếm đoạt tiền là ký giả lệnh chị để chuyển tài khoản khách hàng sang chủ nợ và thực hiện ký giả lệnh chi trích chi từ số tiết kiệm. 

      Sau khi nghe trình bày của Huyền Như, chủ tọa phải thốt lên: “Bị cáo không những tham lam mà dẫn dắt bao nhiêu người vào vòng lao lý”. 

    • 9h: Tại tòa, đại diện Navibank cho biết, có 18 hợp đồng tiền gửi với tổng số tiền 500 tỷ đồng và đã tất toán 12 hợp đồng tương đương 300 tỷ đồng (bao gồm cả vốn và lãi). Hiện còn 6 hợp đồng chưa tất toán. 
    • Trả lời câu hỏi của chủ tọa, đại diện Navibank cho hay đã thông qua 4 cá nhân của Navibank đứng tên gửi vào Vietinbank – Chi nhánh TP HCM. 
    •  
    • Theo đại diện Navibank số tiền trên tài khoản bị mất sau khi cơ quan điều tra thông báo. Theo đại diện này, Navibank đã cử nhân viên đến làm việc với Vietinbank chi nhánh TP HCM nhưng đến nay chưa có kết quả. Navibank đưa yêu cầu Vietinbank trả tiền.
    • Trả lời HĐXX, đại diện 4 nhân viên Navibank cho biết, Navibank không hề ký hợp đồng với Vietinbank, nhân viên Navibank ký hợp đồng với Vietinbank. 
    •  
    • “Vì sao 4 nhân viên này ký 6 hợp đồng tiền gửi với Vietinbank, mà tại sao trong kháng cáo của nhân viên lại buộc Vietinbank trả tiền cho Navibank”, chủ tọa đặt câu hỏi.
    • Câu trả lời của đại diện này khá dài dòng khiến chủ tọa cắt ngang và diễn giải từng từ một. HĐXX tuyên bố: Nếu đại diện không hiểu bản chất vấn đề thì để HĐXX phân xử theo pháp luật.
    • Đặt câu hỏi về “Số tiền 200 tỷ đồng là sở hữu hợp của nhân viên Navibank?”, đại diện Navibank thừa nhận. Lúc này chủ tọa lại tiếp tục hỏi: “Tiền của nhân viên sao lại đòi cho Navibank?”. Đại diện nhân viên Navibank không trả lời thẳng được câu hỏi của chủ tọa phiên tòa.
    •  
    • HĐXX cũng đề nghị Navibank đưa những văn bản chứng thực sao kê đối chiếu số tiền Navibank cho nhân viên vay tiền.
    •  
    • 8h45: Chủ tọa bắt đầu thẩm vấn hành vi lừa đảo của Huyền Như tại Ngân hàng Navibank. Đối với kháng cáo về tố tụng, chủ tọa tuyên bố sẽ xem xét thủ tục tố tụng và bắt đầu đi vào nội dung.
    •  
    • 8h30: Theo bản án sơ thẩm, sau khi biết ACB có nguồn tiền muốn gửi vào Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh để lấy tiền lãi cao hơn (lãi chênh ngoài hợp đồng), nhưng theo nguyên tắc ngân hàng này không được đem tiền đến ngân hàng khác gửi để lấy lãi cao hơn nên ACB (cũng như Navibank) đã phải dùng đến các nhân viên của mình, uỷ thác cho họ đem tiền đến gửi tại Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, thông qua bà Huỳnh Thị Ngọc Ánh – Phó phòng kế toán ACB, lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, làm giả hợp đồng tiền gửi, ký giả chữ ký của Võ Anh Tuấn – Phó Giám đốc Vietinbank –chi nhánh Nhà Bè đóng dấu giả Vietinbank – chi nhánh Nhà Bè để huy động 50 tỷ đồng của ACB thông qua hai người gửi.
    •  
  • Chưa dừng lại ở đó, ACB tiếp tục sử dụng 17 nhân viên của mình, uỷ thác cho họ đem số tiền 668,908 tỷ đồng gửi vào Vietinbank với lãi suất 14%/năm, lãi ngoài từ 3,8 đến 4%/năm, để Như chiếm đoạt.
  •  
  • Để chiếm đoạt đựơc số lượng tiền khổng lồ của ACB, Như đã dùng thủ đoạn “Câu, nhử” đó là trích trả ngay hơn 10 tỷ đồng tiền lãi ngoài hợp đồng cho ACB.
  • Ngoài việc làm giả 16 lệnh chi, ký giả chữ ký của 09 chủ tài khoản để làm thủ tục tất toán và chiếm đoạt số tiền hơn 81 tỷ đồng, Như làm giả lệnh chi, ký giả chữ ký của các chủ tài khoản để chuyển hết số tiền từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm của các nhân viên ACB đi trả nợ và chiếm đoạt số tiền còn lại trong tài khoản tiền gửi của các nhân viên ACB.

    • 8h25: Đến lượt đại diện Ngân hàng ACB được HĐXX mời nêu kháng cáo tại phiên tòa cấp phúc thẩm. Theo kháng cáo của ACB, đại diện ngân hàng này đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét về: Thủ tục tố tụng, tội danh của bị cáo Huyền Như và trách nhiệm bồi thường số tiền bị chiếm đoạt. 
  • Ông Nguyễn Hồng Tản được cử làm đại diện cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB tại tòa để đề nghị xem xét kháng cáo.
    •  
    • 8h15: Theo bản án sơ thẩm, thông qua Đoàn Đăng Luật, Trưởng Phòng nguồn vốn Navibank, từ ngày 19/11/2010 đến ngày 27/5/2011, Võ Anh Tuấn, Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè huy động của Navibank thông qua 14 cá nhân là nhân viên Ngân hàng này đứng tên để gửi 1.543.200.000.000đ vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè với lãi suất từ 16,5% đến 22,5%. Đến ngày 14/7/2011, Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè đã quyết toán cho Navibank tiền gốc là: 1.043.200.000.000đ, còn lại 500 tỷ đồng và chưa đến hạn quyết toán.

    • Lúc này Võ Anh Tuấn chuẩn bị chuyển công tác khỏi Vietinbank Chi nhánh Nhà bè, Tuấn nói với Đoàn Đăng Luật gặp Huỳnh Thị Huyền Như để chuyển số tiền này gửi vào Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Do Như mới được bổ nhiệm làm quyền Trưởng Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, muốn có doanh số và muốn có tiền để trả nợ cho các cá nhân, tổ chức mà Như đã vay trước đó nên Như đã đồng ý thỏa thuận với Luật nhận tiền gửi của Navibank với lãi suất trong hợp đồng là 14%/năm. 

    • Như đã lừa đảo chiếm đoạt của Navibank 200 tỷ đồng. Xác minh tại Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: Ngân hàng này xác định số tiền 200 tỷ đồng có trong tài khoản tiết kiệm của 4 nhân viện Navibank mở tại Vietinbank do các cá nhân này không giữ thẻ tiết kiệm và không mở tài khoản tiết kiệm đúng trình tự nên đã bị Như chiếm đoạt trả cho nhiều đơn vị và cá nhân.

      Huỳnh Thị Huyền Như khai đã trả lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng cho Đoàn Đăng Luật 30.013.938.000đ. Luật thừa nhận đã nhận 9.455.241.666đ.

    • 8h10: Mở đầu phần thẩm vấn ngày thứ 4, tòa làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Huyền Như tại Ngân hàng Navibank.
    • Ông Nguyễn Ngọc Khánh – Đại diện Navibank kháng cáo về tố tụng và toàn bộ bản án sơ thẩm liên quan đến Navibank.
    •  
    • Liên quan đến hành vi chiếm đoạt tại Ngân hàng Navibank còn có những người liên quan là 4 nhân viên của Navibank. Số nhân viên của Navibank này cử đại diện tham dự phiên tòa. Theo đại diện của 4 nhân viên Navibank cũng có kháng cáo.
    •  
    • 8h5:HĐXX bắt đầu làm việc.
      •  
      • Huyền Như và đồng phạm tại tòa ngày 17/12

7h40’: Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm được dẫn giải vào phòng xét xử. Thư ký phiên tòa cũng ra thông báo mời những người liên quan, người tham gia tố tụng vào phòng xử án.

Ngày 18/12, Tòa phúc thẩm, TAND TP HCM tiếp tục đưa Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm ra xét xử. Hôm nay, tòa sẽ tiếp tục xem xét hành vi lừa đảo của Huyền Thị Huyền Như và đồng phạm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều đồng phạm của “siêu lừa” Huyền Như che mặt tại phiên phúc thẩm
Nhiều đồng phạm của “siêu lừa” Huyền Như che mặt tại phiên phúc thẩm

VOV.VN -Sáng 15/12, Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP HCM bắt đầu xét xử phúc thẩm vụ án “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm.

Nhiều đồng phạm của “siêu lừa” Huyền Như che mặt tại phiên phúc thẩm

Nhiều đồng phạm của “siêu lừa” Huyền Như che mặt tại phiên phúc thẩm

VOV.VN -Sáng 15/12, Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP HCM bắt đầu xét xử phúc thẩm vụ án “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm.

Xét xử vụ Huyền Như: Tòa bác yêu cầu triệu tập “bầu” Kiên
Xét xử vụ Huyền Như: Tòa bác yêu cầu triệu tập “bầu” Kiên

VOV.VN -Theo HĐXX, đại diện của Ngân hàng ACB đã có mặt tại tòa nên không thiết phải triệu tập thêm cựu lãnh đạo của ngân hàng này.

Xét xử vụ Huyền Như: Tòa bác yêu cầu triệu tập “bầu” Kiên

Xét xử vụ Huyền Như: Tòa bác yêu cầu triệu tập “bầu” Kiên

VOV.VN -Theo HĐXX, đại diện của Ngân hàng ACB đã có mặt tại tòa nên không thiết phải triệu tập thêm cựu lãnh đạo của ngân hàng này.

Ngày thứ 2 xử phúc thẩm: Huyền Như không kháng cáo, xin lại biệt thự
Ngày thứ 2 xử phúc thẩm: Huyền Như không kháng cáo, xin lại biệt thự

VOV.VN -Huyền Như cho rằng, căn biệt thự trị giá 43 tỷ đồng này là của bà Nguyễn Thị Lang – mẹ bị cáo. Hiện căn biệt thự này đang được kê biên để phục vụ cho công tác thi hành án.

Ngày thứ 2 xử phúc thẩm: Huyền Như không kháng cáo, xin lại biệt thự

Ngày thứ 2 xử phúc thẩm: Huyền Như không kháng cáo, xin lại biệt thự

VOV.VN -Huyền Như cho rằng, căn biệt thự trị giá 43 tỷ đồng này là của bà Nguyễn Thị Lang – mẹ bị cáo. Hiện căn biệt thự này đang được kê biên để phục vụ cho công tác thi hành án.

Chị gái của Huyền Như than khóc “không biết em gái tôi đã lừa cả chị“
Chị gái của Huyền Như than khóc “không biết em gái tôi đã lừa cả chị“

VOV.VN - Huỳnh Mỹ Hạnh – chị gái của Huyền Như kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì mẹ đã già, có 3 con nhỏ. Bị cáo muốn xin được giảm án để sớm về nuôi con nhỏ.

Chị gái của Huyền Như than khóc “không biết em gái tôi đã lừa cả chị“

Chị gái của Huyền Như than khóc “không biết em gái tôi đã lừa cả chị“

VOV.VN - Huỳnh Mỹ Hạnh – chị gái của Huyền Như kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì mẹ đã già, có 3 con nhỏ. Bị cáo muốn xin được giảm án để sớm về nuôi con nhỏ.

Hôm nay, xét xử phúc thẩm vụ án “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như
Hôm nay, xét xử phúc thẩm vụ án “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như

VOV.VN -TAND Tối cao tại TP HCM ngày 15/12 sẽ xét xử theo trình tự phúc thẩm vụ án “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm.

Hôm nay, xét xử phúc thẩm vụ án “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như

Hôm nay, xét xử phúc thẩm vụ án “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như

VOV.VN -TAND Tối cao tại TP HCM ngày 15/12 sẽ xét xử theo trình tự phúc thẩm vụ án “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm.

Chiêu đoạt tiền “khủng” của Huỳnh Thị Huyền Như
Chiêu đoạt tiền “khủng” của Huỳnh Thị Huyền Như

VOV.VN -Với chiêu bài nâng trần lãi suất ngoài hợp đồng, làm giả con dấu, chữ ký, Huyền Như đã chiếm đoạt số tiền “khủng”.

Chiêu đoạt tiền “khủng” của Huỳnh Thị Huyền Như

Chiêu đoạt tiền “khủng” của Huỳnh Thị Huyền Như

VOV.VN -Với chiêu bài nâng trần lãi suất ngoài hợp đồng, làm giả con dấu, chữ ký, Huyền Như đã chiếm đoạt số tiền “khủng”.

Nhiều tài sản “khủng” của “siêu lừa” Huyền Như đang bị kê biên
Nhiều tài sản “khủng” của “siêu lừa” Huyền Như đang bị kê biên

VOV.VN -Hàng loạt tài sản của Huyền Như bị tòa phán quyết kê biên, tạm giữ, phong tỏa, trong đó có tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng.

Nhiều tài sản “khủng” của “siêu lừa” Huyền Như đang bị kê biên

Nhiều tài sản “khủng” của “siêu lừa” Huyền Như đang bị kê biên

VOV.VN -Hàng loạt tài sản của Huyền Như bị tòa phán quyết kê biên, tạm giữ, phong tỏa, trong đó có tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng.

Xử vụ "siêu lừa" Huyền Như: Luật sư đòi triệu tập “bầu” Kiên
Xử vụ "siêu lừa" Huyền Như: Luật sư đòi triệu tập “bầu” Kiên

VOV.VN -Liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Huỳnh Thị Huyền Như, luật sư đề nghị triệu tập các cựu lãnh đạo của Ngân hàng ACB.

Xử vụ "siêu lừa" Huyền Như: Luật sư đòi triệu tập “bầu” Kiên

Xử vụ "siêu lừa" Huyền Như: Luật sư đòi triệu tập “bầu” Kiên

VOV.VN -Liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Huỳnh Thị Huyền Như, luật sư đề nghị triệu tập các cựu lãnh đạo của Ngân hàng ACB.