Ông Donald Trump khiến người Mỹ quan tâm nhiều hơn đến chính trị

VOV.VN - Dù được yêu thích hay bị ghét, Tổng thống Donald Trump cũng khiến phần lớn người dân Mỹ quan tâm đến chính trị nhiều hơn bất cứ chính trị gia nào từng làm.

Theo CNN, số người yêu thích hoặc ghét ông Donald Trump đều ở mức cao kỷ lục trong thời gian ông giữ cương vị Tổng thống.

Nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump đã chứng kiến số lượng cử tri đi bỏ phiếu cao chưa từng thấy, số tiền vận động được cho các chiến dịch chính trị cũng ở mức kỷ lục ở một đất nước mà các cử tri thường không quan tâm đến chính trị.

Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao chưa từng thấy

24 năm trước, sự thờ ơ với chính trị của người Mỹ dường như lên cao kỷ lục. Chỉ 51,7% số cử tri hợp lệ đi bỏ phiếu, theo Dự án bầu cử Mỹ. Đó là con số thấp kỷ lục. Theo các số liệu ban đầu, chỉ khoảng 96 triệu cử tri quyết định đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm đó.

Trong khi đó, nếu đem ra so sánh, với sự gia tăng dân số, Dự án bầu cử Mỹ ước tính chiến dịch bầu cử năm 2020 có gần 160 triệu cử tri đi bỏ phiếu, chiếm khoảng 66,7% cử tri hợp lệ.

Sẽ rất khó để phủ nhận sự gia tăng về tỷ lệ cử tri đi bầu này. Con số 66,7% xô đổ kỷ lục 61,6% năm 2008. Số lượng cử tri đi bỏ phiếu trước năm 2020 chưa bao giờ đạt con số 140 triệu.

Điều đáng ngạc nhiên là chưa từng có tỷ lệ nào cao hơn mốc 66,7% cả trong thế kỷ 20 và 21.

Có một điều rất dễ nhận thấy: đại dịch Covid-19 đã khiến số lượng cử tri đi bỏ phiếu cao kỷ lục. Điều đó chắc chắn đóng một vai trò đáng kể, tuy nhiên vẫn có những yếu tố khác tạo nên sự đặc biệt của năm 2020.

Theo CNN, tháng 4/2019, khá lâu trước đại dịch và trước khi đảng Dân chủ bắt đầu các cuộc bầu cử sơ bộ - tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đã được dự báo là cao lỷ lục vì có một số lượng lớn cử tri nói rằng họ rất quan tâm đến cuộc bầu cử năm 2020.

Trước đó, cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018 cũng nắm giữ con số kỷ lục, do các quan điểm của ông Trump là yếu tố thúc đẩy cử tri.

Một nửa số cử tri hợp lệ đi bỏ phiếu năm 2018. Tỷ lệ 50% này cao hơn 13 điểm % so với 36,7% của năm 2014. Quy ra con số cụ thể, gần 120 triệu người đã bỏ phiếu năm 2018 trong khi năm 2014 chỉ có hơn 80 triệu.

Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018 tới nay vẫn là cao nhất trong số các cuộc bầu cử giữa kỳ kể từ khi những người 18 tuổi có quyền bầu cử. Trước đó, tỷ lệ này chưa bao giờ vượt quá 42%.

Theo CNN, có lẽ phải ngược dòng thời gian tới hơn 100 năm (về năm 1914) mới có thể thấy tỷ lệ cao hơn trong một cuộc bầu cử giữa kỳ.

Số tiền gây quỹ cao kỷ lục

Sự ủng hộ mạnh mẽ hoặc phản đối gay gắt đối với ông Trump cũng khiến các khoản tài trợ cho các ứng cử viên chính trị cao kỷ lục.

Tính đến 30/11/2020, Ủy ban bầu cử liên bang (FEC) cho biết, trong cuộc bầu cử 2020 các ứng viên liên bang, các ủy ban hành động chính trị (PAC) và các ủy ban của đảng đã vận động được gần 24 tỷ USD. Chưa một năm bầu cử nào ở Mỹ đạt được mức quyên góp cao như vậy. Trong kỳ bầu cử năm 2016, con số này là 9 tỷ USD.

Chỉ riêng các ứng viên tổng thống đã gây quỹ được hơn 4 tỷ. Trước đây, các ứng viên chưa bao giờ vận động được hơn 2 tỷ USD.

Trong các cuộc đua vào Hạ viện năm 2020, các ứng cử viên đã huy động được 1,9 tỷ USD. Một lần nữa, đây là kỷ lục đối với bất kỳ mùa bầu cử nào. Năm 2018, khi đó cũng đang trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, các ứng viên vào Hạ viện quyên được kỷ lục 1,7 tỷ USD trong cuộc chạy đua giữa kỳ. Trước năm 2018, con số này chỉ nhỉnh hơn 1,1 tỷ USD.

Ở các cuộc bầu cử quan trọng cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông Trump, hoạt động gây quỹ cũng không có dấu hiệu chững lại. Các ứng viên tranh cử vào Thượng viện Mỹ ở bang Georgia cũng vận động được số tiền lớn. Chỉ riêng các ứng viên đảng Dân chủ cũng nhận được tới hàng trăm triệu USD.

Các thực tế trên cho thấy sự quan tâm của người Mỹ đến các cuộc bầu cử trong 4 năm qua không chỉ về bản thân Tổng thống Trump mà về mọi thứ xung quanh ông, những điều có thể làm tăng hay giảm bớt quyền lực mà ông nắm giữ.

Trong 4 năm tới, khi ông Trump không còn ở Nhà Trắng, liệu sức hút chính trị đối với người Mỹ có hạ nhiệt hay không? Hay nước Mỹ đã thực sự bước vào một kỷ nguyên mới mà ở đó người dân quan tâm đến chính trị nhiều hơn? Thời gian sẽ trả lời./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Trump gây sức ép yêu cầu tính toán lại kết quả bầu cử ở bang Georgia
Ông Trump gây sức ép yêu cầu tính toán lại kết quả bầu cử ở bang Georgia

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/1 đã trực tiếp yêu cầu các quan chức bầu cử ở bang Georgia tìm gần 12.000 phiếu bầu và tính toán lại kết quả bầu cử.

Ông Trump gây sức ép yêu cầu tính toán lại kết quả bầu cử ở bang Georgia

Ông Trump gây sức ép yêu cầu tính toán lại kết quả bầu cử ở bang Georgia

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/1 đã trực tiếp yêu cầu các quan chức bầu cử ở bang Georgia tìm gần 12.000 phiếu bầu và tính toán lại kết quả bầu cử.

4 năm “nghệ thuật đàm phán” của Trump làm thay đổi quan hệ giữa Mỹ với thế giới
4 năm “nghệ thuật đàm phán” của Trump làm thay đổi quan hệ giữa Mỹ với thế giới

VOV.VN - Ông Trump tự nhận mình là một “nhà đàm phán vĩ đại” và tuyên bố rằng điều đó có thể đem lại cho ông khả năng đặc biệt trong việc “xoa dịu” mối xung đột với những đối thủ của Mỹ.

4 năm “nghệ thuật đàm phán” của Trump làm thay đổi quan hệ giữa Mỹ với thế giới

4 năm “nghệ thuật đàm phán” của Trump làm thay đổi quan hệ giữa Mỹ với thế giới

VOV.VN - Ông Trump tự nhận mình là một “nhà đàm phán vĩ đại” và tuyên bố rằng điều đó có thể đem lại cho ông khả năng đặc biệt trong việc “xoa dịu” mối xung đột với những đối thủ của Mỹ.

Các cố vấn Nhà Trắng sẽ “đi về đâu” khi ông Trump rời nhiệm sở?
Các cố vấn Nhà Trắng sẽ “đi về đâu” khi ông Trump rời nhiệm sở?

VOV.VN - Các trợ lý Nhà Trắng đang chuẩn bị cho một cuộc sống “hậu Trump” như tìm kiếm công việc trong các lĩnh vực khác hoặc lên kế hoạch phát triển sự nghiệp riêng.

Các cố vấn Nhà Trắng sẽ “đi về đâu” khi ông Trump rời nhiệm sở?

Các cố vấn Nhà Trắng sẽ “đi về đâu” khi ông Trump rời nhiệm sở?

VOV.VN - Các trợ lý Nhà Trắng đang chuẩn bị cho một cuộc sống “hậu Trump” như tìm kiếm công việc trong các lĩnh vực khác hoặc lên kế hoạch phát triển sự nghiệp riêng.