Phá rừng phòng hộ để trồng quế, 3 đối tượng bị khởi tố

VOV.VN - Các đối tượng sử dụng cưa xăng và dao phát để chặt, hạ cây rừng tự nhiên tại rừng phòng hộ Hồ Trúc Bài Sơn (huyện Hải Hà, Quảng Ninh).

Ngày 20/5/2021, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hải Hà cho biết, đơn vị đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp truy tố 3 bị can về tội “Hủy hoại rừng”, quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 243, Bộ luật hình sự.

Theo hồ sơ vụ án, ngày 13/10/2020 tổ công tác gồm Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ Hồ Trúc Bài Sơn và UBND xã Quảng Sơn (huyện Hải Hà, Quảng Ninh) phát hiện tại lô 13, khoản 4, tiểu khu 310, thuộc bản Tài Chi, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà có một nhóm đối tượng đang sử dụng cưa xăng và dao phát để chặt, hạ cây rừng tự nhiên. Khi phát hiện tổ công tác, các đối tượng đã bỏ chạy.

Lực lượng chức năng huyện Hải Hà đã khám nghiệm hiện trường, kiểm đếm số lượng, diện tích cây rừng tự nhiên bị chặt hạ. Xác định dấu hiệu tội phạm, ngày 02/12/2020, Hạt kiểm lâm huyện Hải Hà đã ra quyết định khởi tố vụ án “Hủy hoại rừng” và chuyển hồ sơ đến Cơ quan CSĐT Công an huyện Hải Hà để điều tra theo thẩm quyền.

Tiếp nhận vụ án, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hải Hà đã triển khai các biện pháp xác minh, điều tra, xác định được Đặng Thị Hường (SN 1998), Trưởng Tài Múi (SN 1980) và Lường A Nhì (SN 1994) cùng trú tại bản Tài Chi, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh là các đối tượng đã có hành vi chặt phá hơn 4.000 ha rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng phòng hộ, số cây rừng tự nhiên bị các đối tượng chặt hạ là 312 cây, trong đó có 39 cây lim xanh thuộc nhóm danh mục nguy cấp, quý hiếm. 

Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận do thấy 2 quả đồi tiếp giáp trong rừng thuận lợi cho việc trồng quế nên ngày 12/10/2020, Đặng Thị Hường đã đã thuê Trưởng Tài Múi, Lường A Nhì chặt hạ cây rừng tại phần đồi này để lấy đất trồng quế.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Hải Hà đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp truy tố 3 bị can trên về tội “Hủy hoại rừng”, quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 243, Bộ luật hình sự./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khởi tố 37 đối tượng phá rừng đặc dụng Ea Sôr, tỉnh Đắk Lắk
Khởi tố 37 đối tượng phá rừng đặc dụng Ea Sôr, tỉnh Đắk Lắk

VOV.VN - 37 bị can đều trú tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Các bị can đều bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”.

Khởi tố 37 đối tượng phá rừng đặc dụng Ea Sôr, tỉnh Đắk Lắk

Khởi tố 37 đối tượng phá rừng đặc dụng Ea Sôr, tỉnh Đắk Lắk

VOV.VN - 37 bị can đều trú tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Các bị can đều bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”.

Nóng tình trạng phá rừng ở vùng quy hoạch tưới của Thuỷ lợi Ia Mơr
Nóng tình trạng phá rừng ở vùng quy hoạch tưới của Thuỷ lợi Ia Mơr

VOV.VN - Thông tin tỉnh Gia Lai trình kế hoạch xin chuyển đổi hơn 8000 ha đất rừng tự nhiên ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông sang đất nông nghiệp để làm vùng tưới cho Công trình thuỷ lợi Ia Mơr đã khiến tình trạng phá rừng lấy đất sản xuất của người dân địa phương gia tăng liên tục.

Nóng tình trạng phá rừng ở vùng quy hoạch tưới của Thuỷ lợi Ia Mơr

Nóng tình trạng phá rừng ở vùng quy hoạch tưới của Thuỷ lợi Ia Mơr

VOV.VN - Thông tin tỉnh Gia Lai trình kế hoạch xin chuyển đổi hơn 8000 ha đất rừng tự nhiên ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông sang đất nông nghiệp để làm vùng tưới cho Công trình thuỷ lợi Ia Mơr đã khiến tình trạng phá rừng lấy đất sản xuất của người dân địa phương gia tăng liên tục.

Nhức nhối nạn phá rừng tại rừng A Lưới
Nhức nhối nạn phá rừng tại rừng A Lưới

VOV.VN - Những cánh rừng ở huyện miền núi A Lưới, khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị vẫn chưa thôi chảy máu. Các đối tượng khai thác rừng trái phép tiếp tục xâm hại rừng, gây thiệt hại nghiêm trọng rừng tái sinh.

Nhức nhối nạn phá rừng tại rừng A Lưới

Nhức nhối nạn phá rừng tại rừng A Lưới

VOV.VN - Những cánh rừng ở huyện miền núi A Lưới, khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị vẫn chưa thôi chảy máu. Các đối tượng khai thác rừng trái phép tiếp tục xâm hại rừng, gây thiệt hại nghiêm trọng rừng tái sinh.