Vì sao các đương sự cùng phản đối kháng nghị Giám đốc thẩm dự án Hòa Lân?

VOV.VN - Các đương sự cho rằng, kháng nghị vi phạm nguyên tắc của pháp luật dân sự về tôn trọng quyền tự do cam kết của các bên trong xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

Dự án khu dân cư Hòa Lân tại phường Thuận Giao, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương do Công ty Thiên Phú đứng tên trong “sổ đỏ” đã được doanh nghiệp này thế chấp với Agribank Chợ Lớn để vay vốn kinh doanh. Do không có khả năng trả nợ, hai bên đã ký hợp đồng với Công ty đấu giá Nam Sài Gòn đưa ra bán đấu giá để ngân hàng thu hồi vốn và xử lý nợ xấu.

Vòng quay tố tụng “nay đúng, mai sai”

Ngày 17/5/2017, Công ty Kim Oanh trúng đấu giá quyền sử dụng 243.912m2 đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, nằm trong tổng số 490.765,1m2 của Dự án Hòa Lân. Tháng 7/2017, Công ty Kim Oanh, Agribank Chợ Lớn và Công ty đấu giá Nam Sài Gòn ký hợp đồng “Mua bán tài sản bán đấu giá”. Theo đó, Công ty Kim Oanh được quyền sử dụng đất đã đấu giá thành công.

Năm 2019, Công ty Thiên Phú khởi kiện Công ty đấu giá Nam Sài Gòn ra TAND quận 7, TP.HCM đề nghị hủy kết quả đấu giá và hủy hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Tại bản án số 99/2020/KDTM-ST ngày 12/11/2020 của TAND quận 7 và Bản án phúc thẩm 264/2021/KDTM-PT ngày 24/3/2021 của TAND TP.HCM đã công nhận sự thuận tình của các bên, quyết định “đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án”.

Tưởng chừng hành trình kiện tụng mệt mỏi đã khép lại, nhưng thật bất ngờ, ngày 22/6/2021, Phó viện trưởng Viện kiểm sát cấp cao tại TP.HCM - ông Phạm Đình Cúc - ký Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm số 174/QĐKNGĐT-VKS-KDTM (gọi chung là Quyết định kháng nghị) đề nghị Tòa án cấp cao tại TP.HCM xét xử Giám đốc thẩm theo hướng hủy 2 bản án nêu trên để giải quyết lại, đồng thời tạm đình chỉ thi hành đối với hai bản án này.

Nhà nước có thiệt hại nghiêm trọng?

Quyết định kháng nghị nêu 11 nội dung được nhận định là “có hành vi vi phạm”, trong số đó có nội dung cho rằng, hậu quả do vi phạm trong tổ chức đấu giá Dự án Hòa Lân khiến “nhà nước thất thoát số tiền đặc biệt lớn”.

Phản đối tất cả nội dung Quyết định kháng nghị, nguyên đơn của vụ kiện - Giám đốc Công ty Thiên Phú, Nguyễn Văn Tú khẳng định: Quá trình bán đấu giá tài sản không gây bất kỳ thiệt hại nào cho Nhà nước cũng như cho doanh nghiệp.

Bởi lẽ, văn bản số 91/BC-BTP 29/3/2019 của Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định: Việc thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá của Công ty đấu giá Nam Sài Gòn không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng; hợp đồng chuyển nhượng đã được các bên ký kết, việc hủy hay tiếp tục thực hiện hợp đồng thuộc trách nhiệm của bên có tài sản đấu giá (là Agirbank Chợ Lớn).

Mặt khác theo ông Nguyễn Văn Tú, sau khi trúng đấu giá, Công ty Kim Oanh đã thanh toán toàn bộ số tiền mua tài sản đấu giá cho Agirbank để thu hồi nợ, không làm thất thoát tài sản của nhà nước. Khu đất có thu tiền và khu đất không thu tiền sử dụng đất vẫn ở vị trí hiện tại và vẫn thuộc sự quản lý của nhà nước, “sổ đỏ” vẫn đứng tên công ty Công ty Thiên Phú. Do đó, Nhà nước không có bất kỳ sự thiệt hại hay thất thoát nào.

“Quyết định kháng nghị cho rằng, việc sử dụng 2 chứng thư thẩm định giá hết hiệu lực, xác định giá khởi điểm thấp hơn giá thị trường gây thất thoát cho nhà nước là không có cơ sở và mang tính chủ quan, không phản ánh đúng sự thật trong hồ sơ vụ án, không đúng quy định của pháp luật”, Giám đốc Công ty Thiên Phú nói.

Liên quan đến Quyết định kháng nghị, văn bản số 7419/NHNo-PC ngày 18/8/2021 của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam khẳng định: “Quyết định kháng nghị đã gây khó khăn, vướng mắc cho Agribank, bởi số tiền thu được từ bán đấu giá tài sản hợp pháp, hợp lệ đã được Agribank hạch toán vào thu nhập của Agribank và đã được tái quay vòng đầu tư phục vụ phát triển nền kinh tế”. Vậy nhận định “nhà nước thất thoát số tiền đặc biệt lớn” căn cứ vào đâu?

Quyết định kháng nghị bảo vệ ai?

Dẫn chứng Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về xử lý nợ xấu, Agribank Việt Nam khẳng định: Nội dung nhận định và Quyết định kháng nghị của Viện KSND cấp cao tại TP.HCM “đã ảnh hưởng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người trúng đấu giá là Công ty Kim Oanh”. Bởi lẽ, Kim Oanh là người trung đấu giá, mua được tài sản đấu giá nhưng lại chưa được kế thừa các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án và tiến hành các thủ tục để tiếp tục thực hiện dự án là không đúng quy định tại khoản 2, Điều 10, Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá ký ngày 01/7/2017 đến nay đã hơn 4 năm nhưng Công ty này vẫn chưa thực hiện được dự án.

Về phần mình, Công ty Kim Oanh nhiều lần cho rằng, những hành vi được cho là vi phạm nêu trong Quyết định kháng nghị “không liên quan gì tới việc công ty chúng tôi là bên thứ 3 mua bán ngay tình theo điều 133 Bộ luật Dân sự và được pháp luật bảo vệ”.

Theo Công ty Kim Oanh, vụ tranh chấp dự án Hòa Lân đã được giải quyết bằng sự thỏa thuận của các đương sự, được hai cấp Tòa công nhận bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Việc Viện KSND cấp cao tại TP.HCM ban hành Quyết định kháng nghị là không hợp lý, bất bình thường, là vi phạm nguyên tắc của pháp luật dân sự về tôn trọng quyền tự do cam kết của các bên trong xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

 “Chúng tôi thực sự không hiểu Quyết định kháng nghị đề nghị hủy kết quả đấu giá, hủy hợp đồng bán đấu giá tài sản để giải quyết lại nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, thì các bên mà Quyết định kháng nghị đề cập là bên nào?”,Đại diện Công ty Kim Oanh đặt câu hỏi.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Quynh – Hãng luật Hưng Yên tại TP.HCM, giả sử phiên tòa Giám đốc thẩm sắp tới quyết định hủy 2 bản án để xét xử lại theo Quyết định kháng nghị mà bên nguyên đơn (Công ty Thiên phú) và bị đơn (Công ty đấu giá Nam Sài Gòn) lại tiếp tục tự hòa giải, rút đơn kiện như họ đã làm, thì hủy án chẳng có nghĩa lý gì./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kháng nghị vụ tranh chấp Dự án Hòa Lân: Có khách quan, phù hợp với thực tiễn?
Kháng nghị vụ tranh chấp Dự án Hòa Lân: Có khách quan, phù hợp với thực tiễn?

VOV.VN - Quyết định kháng nghị đối với “vụ án Hòa Lân” có tạo dư luận không hay về bán đấu giá tài sản thế chấp để xử lý nợ xấu của ngân hàng theo Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội?

Kháng nghị vụ tranh chấp Dự án Hòa Lân: Có khách quan, phù hợp với thực tiễn?

Kháng nghị vụ tranh chấp Dự án Hòa Lân: Có khách quan, phù hợp với thực tiễn?

VOV.VN - Quyết định kháng nghị đối với “vụ án Hòa Lân” có tạo dư luận không hay về bán đấu giá tài sản thế chấp để xử lý nợ xấu của ngân hàng theo Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội?

Dự án Hòa Lân lại bị “treo”, vòng quay tố tụng mới chưa biết khi nào có hồi kết
Dự án Hòa Lân lại bị “treo”, vòng quay tố tụng mới chưa biết khi nào có hồi kết

VOV.VN - Kháng nghị Giám đốc thẩm khiến doanh nghiệp chồng chất thiệt hại và gần 50ha đất Dự án Hòa Lân (Bình Dương) bỏ trống 20 năm nay sẽ tiếp tục kéo dài, gây lãng phí rất lớn. 

Dự án Hòa Lân lại bị “treo”, vòng quay tố tụng mới chưa biết khi nào có hồi kết

Dự án Hòa Lân lại bị “treo”, vòng quay tố tụng mới chưa biết khi nào có hồi kết

VOV.VN - Kháng nghị Giám đốc thẩm khiến doanh nghiệp chồng chất thiệt hại và gần 50ha đất Dự án Hòa Lân (Bình Dương) bỏ trống 20 năm nay sẽ tiếp tục kéo dài, gây lãng phí rất lớn. 

Vụ kiện Dự án khu dân cư Hòa Lân vẫn nhùng nhằng kéo dài
Vụ kiện Dự án khu dân cư Hòa Lân vẫn nhùng nhằng kéo dài

VOV.VN - Trúng đấu giá một dự án ngân hàng phát mại nhưng thay vì được tiếp nhận và triển khai dự án, công ty trúng đấu giá phải theo một vụ kiện kéo dài.

Vụ kiện Dự án khu dân cư Hòa Lân vẫn nhùng nhằng kéo dài

Vụ kiện Dự án khu dân cư Hòa Lân vẫn nhùng nhằng kéo dài

VOV.VN - Trúng đấu giá một dự án ngân hàng phát mại nhưng thay vì được tiếp nhận và triển khai dự án, công ty trúng đấu giá phải theo một vụ kiện kéo dài.