VOV.VN - Với văn phong đậm đà văn hóa vùng cao, truyện ngắn kể về cuộc đời người phụ nữ dân tộc Mông tên là Mí. Sinh ra trong một gia đình nhà nghèo nên Mí phải lấy chồng từ rất sớm, dang dở ước mơ học tập để trở thành một cô giáo. Tuy bén duyên với Chấu, người bạn học trường nội trú nhưng vì gia đình mà Mí phải lấy Chu.
VOV.VN - Trong văn chương đã có không ít truyện ngắn viết về chuyện tình yêu tay ba. Nhà văn Bùi Thị Như Lan, một lần nữa, lại hướng ngòi bút vào đề tài này: em gái yêu chồng của chị. Nhưng cái tình tay ba trong “Hoa mía” éo le trắc trở, nó khiến người ta cảm thông hơn là tức giận, phê phán.
VOV.VN - Niềm khao khát tình quê, tình người xứ sở, nỗi nhớ quê nhà quay quắt trong guồng quay bươn chải của cuộc sống nao nức nhưng cũng đầy gấp gáp của xứ cờ hoa một lần nữa trở lại trong những trang truyện ngắn “Về đi Giang!” của tác giả Nguyễn Hữu Tài.
VOV.VN - Nếu như không có chiến tranh, có lẽ cô bé Tầm Xuân xinh xắn ngày ấy đã có một mái ấm hạnh phúc với người yêu của mình. Nhưng Đức đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường; còn cuộc sống của Xuân là chuỗi ngày mỏi mòn, tẻ nhạt quanh quẩn bên gian nhà nhỏ với di ảnh và bức thư đã ố vàng của anh...
VOV.VN - Với một ngòi bút tỉnh khô, có phần dửng dưng, lạnh lùng, nhà văn nhập vai một chàng trai nông thôn lên thành phố theo đuổi nghiệp bút nghiên và nếm trải những trái đắng: không tiền, thất nghiệp, bị rẻ rúng, tình yêu sau giai đoạn si mê cũng cần tiền để tiếp tục bùng cháy...
VOV.VN - Tác phẩm mở đầu chậm rãi trong giọng văn và tâm trạng bình thản của nhân vật được gọi là “gã”. Cứ thế, người đọc, người nghe bị cuốn theo lối sống “dị” của gã trai phong trần đầy bí ẩn giữa những khoảng xô bồ của cuộc sống xung quanh.
VOV.VN - Mái ấm gia đình là nơi bình yên nhất của mỗi người. Nơi đó, dẫu ta có đi bao lâu, bao xa, vẫn có những người thân yêu đón đợi và yêu thương. Với nhân vật Thạnh cũng vậy, nơi bình yên của anh là người mẹ già luôn dõi theo con, sẵn sàng mở rộng vòng tay đón đứa con lầm lỡ trở về bất cứ khi nào.
VOV.VN - Cuộc gặp gỡ và câu chuyện tình yêu lãng mạn của Hạnh Thu và Dũng khiến ta nghĩ ngay đến cô bé Lọ Lem và hoàng tử trong truyện cổ tích. Một chuyện cổ tích giữa đời thường với một cái kết thật ấm áp làm hài lòng người đọc, người nghe mà chẳng ai thắc mắc đến những chi tiết tưởng chừng như vô lý.
VOV.VN - Mượn câu chuyện hành trình đi tìm “bông súng đỏ” của một người lính để tác giả lồng ghép về những ám ảnh hậu chiến, những mất mát chiến tranh vùi lấp ẩn trong tâm khảm người đang sống, những định kiến, những thổn thức trong không gian man mác miền sông nước.
VOV.VN - Không gian của truyện vừa hiện thực và vừa mang đậm chất tâm linh. Nét đặc biệt về không gian sống cùng những thân phận phụ nữ bé mọn đã tạo cho bức tranh nông thôn trong truyện ngắn này nửa tối nửa sáng, nửa cũ nửa mới.
VOV.VN - Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc từ đâu mà có? Hạnh phúc có phải có được từ tiền bạc, từ sự giàu sang? Hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn, và bất cứ ai trong đời này cũng đáng được hưởng, nhưng để có được hạnh phúc, nhiều khi người ta cũng phải vật lộn, phải đấu tranh và có khi phải chịu những hy sinh mất mát.
VOV.VN - Khó khăn chồng chất khó khăn, như một người vừa vượt qua một ngọn núi, thì lại thấy ngọn núi khác cao hơn, khó đi hơn. Tuy vậy, với bất cứ ai từng trải qua cảnh đất khách quê người, số phận hay cảm xúc của nhân vật “tôi” lại rất quen thuộc.
VOV.VN - Tác giả đã chọn một góc nhìn khá công bằng và khách quan: chiến tranh với thân phận của những người dân lành để khắc hoạ trong truyện ngắn "Trầm tích ao làng".
VOV.VN - Sống ở một miền quê êm đềm với những con người nghèo tiền bạc nhưng giàu tình nghĩa, gia đình nhỏ của Hương và Tánh lại không mấy êm đềm. Từng cơn sóng ngầm cứ xô đến, đẩy hai vợ chồng ngày càng xa nhau về hai phía...
VOV.VN - Mượn câu chuyện về trà, nhà văn kể câu chuyện giản dị nhưng cảm động về cha con ông Kiệm và một “mối tình” với cô giáo Thuận. Ông Kiệm tin tưởng tâm sự những chuyện riêng tư với cô giáo Thuận. Nhưng với sự từng trải trong cuộc đời, nhận ra ánh mắt cử chỉ của con trai dành cho Thuận, ông hiểu tình cảm của con.
VOV.VN - Ga Mả Phu Tàu không được tái sinh, những số phận như hai ông cháu người gác ghi không biết trôi dạt về đâu, còn mất thế nào. Dấu hiệu duy nhất để người lính năm xưa nhận ra sự kết nối giữa quá khứ và thực tại là ngôi sao vô danh.
VOV.VN - Một cội mai già mà biết bao người thương nhớ. Cội mai ấy đã sống một thế kỉ rưỡi, chứng kiến bao đổi thay của cảnh, của người. Nhưng cội mai còn có một đời sống khác, đó là sống trong tâm thức, trong kỉ niệm của một người con xa xứ.
VOV.VN - Truyện đã cho thấy một góc nhìn khác về cuộc sống và tâm tư của những thầy giáo, cô giáo vùng cao, tình nguyện gắn bó với các em nhỏ chân đất, ở miền đất nhìn ra xung quanh chỉ có núi, có rừng và quanh năm khói phủ. Càng hiểu, chúng ta càng cảm thông, tin yêu và trân trọng hơn với những sự hy sinh thầm lặng ấy.
VOV.VN - Chiến tranh đã lùi vào quá khứ, thế nhưng với những cựu chiến binh, ký ức về đồng đội, về những năm tháng gian khổ vẫn như còn hiển hiện đâu đây. Trở về với cuộc sống đời thường, họ vẫn đau đáu nỗi niềm về những người đã ngã xuống.