Mỹ phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa mới

VOV.VN - Một phiên bản tên lửa đạn đạo liên lục địa mới thay thế Minuteman III trong khuôn khổ chương trình GBSD sẽ xuất hiện vào đầu thập kỷ tới và hoạt động cho đến năm 2075.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (Inter-continental ballistic missile - ICBM), còn được gọi là tên lửa đạn đạo xuyên lục địatên lửa đạn đạo vượt đại châu) là tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa hơn 5.500km, có thể mang một hay nhiều đầu đạn hạt nhân cùng lúc. Tương tự, đầu đạn thông thường, hóa học và sinh học cũng có thể được sử dụng với hiệu quả khác nhau, nhưng chưa bao giờ được triển khai trên ICBM. Do khả năng bắn xa và tích hợp nhiều đầu đạn hạt nhân, tên lửa đạn đạo liên lục địa bố trí trên tàu ngầm và đất liền là những lực lượng mang tính hủy diệt nhất nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân toàn diện.

Ý tưởng về tên lửa liên lục địa manh nha trong dự án A9/10 của Đức do nhà khoa học Wernher von Braun đề xuất nhưng không bao giờ được phát triển. Von Braun cũng là tác giả thiết kế tên lửa V-2 của Đức quốc xã, tiền thân của tên lửa đạn đạo tầm trung sau này. Sau Thế chiến II, von Braun cùng nhiều nhà khoa học khác của Đức được bí mật đưa sang và làm việc cho quân đội Mỹ trong chương trình cải tiến V-2 thành các tên lửa tầm trung Redstone và Jupiter. Chương trình phát triển tên lửa liên lục địa của Liên Xô được khởi xướng từ trước Thế chiến II, tuy vậy, dưới sự chỉ đạo của tổng công trình sư Sergei Korolev, tên lửa R-7 mãi tới tháng 8/1957 mới được thử nghiệm.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa có 3 giai đoạn bay. 3-5 phút sau khi tên lửa rời bệ phóng là giai đoạn tăng tốc (tên lửa dùng nhiên liệu rắn kết thúc giai đoạn này sớm hơn loại dùng nhiên liệu lỏng), tầm cao đạt được cuối giai đoạn này là 150 đến 400km tùy thuộc vào quỹ đạo được lựa chọn, tốc độ đạt được khoảng 7 km/giây. Giai đoạn giữa - bay khoảng 25 phút theo quỹ đạo elip trên tầng khí quyển của Trái Đất, độ cao lớn nhất lên đến 1.200km. Giai đoạn trở lại tầng khí quyển bắt đầu khi cách bề mặt Trái Đất khoảng 100km, kéo dài khoảng 2 phút, tiếp cận mục tiêu với tốc độ 4km/giây (các tên lửa thế hệ đầu chỉ đạt dưới 1km/giây).

Các tên lửa liên lục địa thế hệ thứ nhất có động cơ tên lửa dùng nhiên liệu lỏng và một phần cryogen, được thay thế dần bằng nhiên liệu rắn. Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn có hiệu quả thấp hơn, tuy nhiên dễ sử dụng và thời gian phản ứng ngắn hơn - tránh được việc nạp lại nhiên liệu. Tên lửa liên lục địa hiện nay có tầng đẩy cuối cùng là động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng, tuy nhiên có thể điều chỉnh được. Các tầng tên lửa này có khả năng lưu trữ, nhờ nhiên liệu bên trong vẫn giữ được các đặc tính hóa học qua nhiều năm.

Các ICBM đời đầu có độ chính xác hạn chế, chỉ thích hợp để tấn công mục tiêu lớn, như các thành phố. Các thiết kế thế hệ thứ hai và thứ ba (chẳng hạn như LGM-118 Peacekeeper) có độ chính xác được cải thiện đáng kể, có thể tấn công cả những mục tiêu điểm. ICBM có thể được triển khai tại nhiều cơ sở: trong các hầm chứa tên lửa, trên tàu ngầm, trên xe tải hạng nặng, bệ phóng di động trên đường ray. Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Anh và Triều Tiên là những quốc gia có ICBM đang hoạt động. Năm 1991, Mỹ và Nga ký Hiệp ước START I, cắt giảm số lượng tên lửa này cùng đầu đạn hạt nhân.

Mỹ phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa mới

LGM-30 Minuteman III là cấu phần của bộ ba răn đe hạt nhân Mỹ, cùng tên lửa Trident III trên tàu ngầm lớp Ohio và vũ khí hạt nhân trang bị cho máy bay ném bom chiến lược. Minuteman III có tầm bắn 10.000-13.000 km, tốc độ giai đoạn cuối 28.700 km/h, độ cao bay tối đa 1.120km, mang một đầu đạn W87 công suất tương đương 475.000 tấn thuốc nổ TNT, hoặc 3 đầu đạn hạt nhân nặng 1.150kg để tấn công mục tiêu độc lập công suất tương đương 300.000 tấn TNT mỗi đầu đạn. Tuy nhiên, theo quy định của Hiệp định Cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START), ICBM Minuteman III chỉ được phép trang bị 1 đầu đạn duy nhất.

Minuteman III là loại tên lửa 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn, có trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26m, đường kính thân 1,67m, sử dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang đầu đạn hạt nhân loại W62, W78, W87, do hãng Boeing của Mỹ sản xuất, với sai số mục tiêu trên dưới 100m.

Với vận tốc lên tới Mach 23 (28.176 km/h, hoặc 7,8 km/s), tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến lược Minuteman III của Mỹ là tên lửa có vận tốc khủng khiếp nhất, làm cho các hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh nhất hiện nay cũng phải phải bất lực - được coi là khắc tinh của các hệ thống đánh chặn bao gồm cả S-400 và cả S-500 sau này của Nga. Quân đội Mỹ hiện triển khai khoảng 300 ICBM trong các silo phóng cố định đặt tại căn cứ Malmstrom, Warren và Minot, chiếm 1/3 lực lượng hạt nhân mặt đất.

Là bước phát triển kế tiếp các phiên bản ICBM Minuteman I và II và thuộc quyền quản lý của lực lượng Không quân, hiện tại Mỹ chỉ sử dụng một loại Minuteman III phóng từ silo cố định trong lòng đất. Dù rất uy lực, Minuteman III vẫn có nhiều điểm hạn chế, trong đó đáng nói nhất là chỉ có duy nhất phiên bản phóng cố định từ silo, rất dễ bị tấn công phủ đầu trong chiến tranh hạt nhân toàn diện, và do được đưa vào trực chiến từ những năm 1970, ICBM này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn...

Tập đoàn Northrop Grumman vừa nhận được hợp đồng trị giá 13,3 tỷ USD để phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, thay thế Minuteman III đã lạc hậu, từ năm 2029. Hợp đồng giữa Tập đoàn Northrop Grumman và Không quân Mỹ được ký kết ngày 8/9/2020, thuộc chương trình Răn đe Chiến lược bố trí trên đất lền (Ground Based Strategic Deterrent - GBSD). GBSD là một hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bố trí trên đất liền của Mỹ đang trong giai đoạn phát triển ban đầu nhằm thay thế tất cả 450 tên lửa Minuteman III trong biên chế của Không quân Mỹ từ năm 2027 trở đi.

Các tên lửa có vòng đời ước tính 50 năm thuộc chương trình có kinh phí khoảng 86 tỷ USD này sẽ được sử dụng theo từng giai đoạn trong hơn một thập kỷ kể từ cuối những năm 2020. Tháng 8/2017, Không quân Mỹ đã trao các hợp đồng phát triển 3 năm cho Boeing và Northrop Grumman với giá trị lần lượt là 349 triệu và 329 triệu USD. Trong năm 2020, một trong hai công ty này sẽ được chọn để sản xuất ICBM hạt nhân trên đất liền. Năm 2027, chương trình GBSD dự kiến sẽ được đưa vào trang bị và sẽ hoạt động cho đến năm 2075.

Tháng 3/2019, đầu đạn nhiệt hạch W87 mod 1 đã được chọn cho GBSD nhằm thay thế đầu đạn W78 đang được sử dụng trong Minuteman III. Hiện chưa rõ liệu W78 có được trang bị cho GBSD hay không, hay một số giải pháp khác như chuyển W87-0 sang GBSD, sẽ được thực hiện, nhưng ngày dự kiến sản xuất tên lửa đầu tiên đã được lùi lại đến năm 2030, chậm trễ hơn so với kế hoạch ban đầu là đưa vào sử dụng vào năm 2027.

Theo giới chức Không quân Mỹ, GBSD sẽ có độ chính xác cao hơn, tăng cường khả năng bảo mật và cải thiện độ tin cậy, cung cấp cho Mỹ một loạt các tùy chọn răn đe hạt nhân được nâng cấp, để giải quyết các mối đe dọa hiện tại cũng như tương lai. Northrop Grumman trở thành nhà thầu duy nhất cạnh tranh chương trình trị giá tới 85 tỷ USD, khi Tập đoàn Boeing rút lui vào tháng 7/2019 vì mất lợi thế sau khi Northrop Grumman mua lại nhà sản xuất động cơ tên lửa nhiên liệu rắn Orbital ATK.

Thông số kỹ thuật của các tên lửa thuộc GBSD đang được bảo mật. Người ta vẫn chưa thể xác định Không quân Mỹ sẽ lựa chọn ICBM di động như của Nga và Trung Quốc, hay chỉ sử dụng loại phóng từ silo cố định như Minuteman III./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triều Tiên phát hành tem mừng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Triều Tiên phát hành tem mừng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Bình Nhưỡng phát hành bộ tem đánh dấu sự kiện hai lần thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hồi tháng 7.

Triều Tiên phát hành tem mừng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Triều Tiên phát hành tem mừng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Bình Nhưỡng phát hành bộ tem đánh dấu sự kiện hai lần thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hồi tháng 7.

Những hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất trên thế giới
Những hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất trên thế giới

VOV.VN - Danh sách này bao gồm những cái tên danh tiếng như Topol-M của Nga, LGM-30G Minuteman-III của Mỹ và UGM-133 Trident II của Anh.

Những hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất trên thế giới

Những hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất trên thế giới

VOV.VN - Danh sách này bao gồm những cái tên danh tiếng như Topol-M của Nga, LGM-30G Minuteman-III của Mỹ và UGM-133 Trident II của Anh.

Vì sao Mỹ phải thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa?
Vì sao Mỹ phải thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa?

VOV.VN - Mỹ sẽ lần đầu thử nghiệm hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhằm đối phó với mối đe dọa đang ngày càng gia tăng từ Triều Tiên.

Vì sao Mỹ phải thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa?

Vì sao Mỹ phải thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa?

VOV.VN - Mỹ sẽ lần đầu thử nghiệm hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhằm đối phó với mối đe dọa đang ngày càng gia tăng từ Triều Tiên.

Nga phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava từ tàu ngầm
Nga phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava từ tàu ngầm

VOV.VN - Đây là lần thứ 2, Hải quân Nga phóng thử thành công tên lửa Bulava trong vòng gần 2 tháng qua.

Nga phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava từ tàu ngầm

Nga phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava từ tàu ngầm

VOV.VN - Đây là lần thứ 2, Hải quân Nga phóng thử thành công tên lửa Bulava trong vòng gần 2 tháng qua.

Nga phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới
Nga phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới

(VOV) - Loại tên lửa mới này có khả năng xuyên thủng tất cả các hệ thống tên lửa hiện có.

Nga phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới

Nga phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới

(VOV) - Loại tên lửa mới này có khả năng xuyên thủng tất cả các hệ thống tên lửa hiện có.

Nga chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới
Nga chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới

Tên lửa này thuộc loại hạng nặng, đặt trong hầm lò và sử dụng nhiên liệu lỏng.

Nga chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới

Nga chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới

Tên lửa này thuộc loại hạng nặng, đặt trong hầm lò và sử dụng nhiên liệu lỏng.