Mỹ không đánh chặn nổi tên lửa DF-41 của Trung Quốc?

Trung Quốc vừa thử nghiệm thành công lần thứ 4 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) DF-41 - loại tên lửa mà Mỹ khó đánh chặn.

"Khắc tinh" của Mỹ

Thông tin này được trang Army Recognition dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết. Theo đó, Quân đội Trung Quốc đã âm thầm phóng thử nghiệm một tên lửa DF-41 mới vào hôm 5/8.

Nếu thông tin này là chính xác thì đây sẽ là lần thứ 4 DF-41 được Trung Quốc cho thử lửa sau ba lần trước đó vào tháng 7/2012, tháng 12/2013 và tháng 12/2014.

Trung Quốc thử nghiệm tên lửa DF-41. Ảnh từ clip của CCT V.

Theo nhận định của trang Washington Free Beacon, DF-41 là loại tên lửa ICBM thế hệ mới nhất của Trung Quốc có quỹ đạo bay rất phức tạp và đạt tầm bắn từ 12-14.000km khiến Mỹ chưa thể tìm ra phương pháp đối phó.

Khi trả lời phỏng vấn của Washington Free Beacon, Karl Josef, cố vấn trưởng về lĩnh vực phòng không của nhà sản xuất vũ khí châu Âu MBDA, cho rằng: Việc đánh chặn tên lửa DF-41 trên không, giống như việc sử dụng đạn súng trường để bắn trúng một viên đạn khác.

Chuyên gia này cho hay muốn đánh chặn tên lửa liên lục địa, điều Mỹ bắt buộc phải làm được là phát hiện sớm bằng các hệ thống trinh sát và radar. "Tùy thuộc vào quỹ đạo bay, một tên lửa có thể chỉ mất khoảng 20 - 25 phút khi được phóng đi từ châu Á để tấn công mục tiêu trên nước Mỹ ", Karl nói.

"Hiện nay Mỹ bị nhiều mối đe dọa hạt nhân rất đáng sợ thậm chí mang tính sinh tồn hơn, mối đe dọa này sẽ làm cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ vốn yếu ớt lại càng yếu hơn. Mỹ cần phải cải thiện khả năng phòng thủ, giống như Trung Quốc tiến hành nâng cấp hiện đại hóa để đối phó với lực lượng răn đe của Mỹ”, vị cố vấn này cho biết.

Ngoài ra, trong bản báo cáo hồi tháng 6/2014, Lầu Năm Góc đã đánh giá tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 sử dụng nhiên liệu đẩy rắn có thể tấn công các mục tiêu tại lục địa nước Mỹ.

Tuy nhiên, hiện Bộ Quốc phòng Mỹ đã từ chối đưa ra ý kiến về vụ thử nghiệm này. “Mỹ yêu cầu Trung Quốc minh bạch hơn trong phương diện đầu tư và mục tiêu quốc phòng”, một đại diện của cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.

Trung Quốc khiêm tốn

Trong khi Mỹ đang đề cao tên lửa DF-41 thì chuyên gia quân sự Trung Quốc Lâm Trường Thịnh cho biết, dù Trung Quốc đã có bom nguyên tử, bom khinh khí, tên lửa hạt nhân và sắp tới là tên lửa DF-41, nhưng Bắc Kinh lại chưa thực sự xây dựng khả năng răn đe hạt nhân đối với Mỹ.

Ông cho biết: “Trung Quốc hiện có vài loại tên lửa, nhưng thực sự có thể tấn công được Mỹ cũng chỉ có DF-31A và DF-5 nhưng DF-31A chỉ có thể chạm được đến phía Tây của Hoa Kỳ, còn DF-5 có thể tấn công được toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ, nhưng tính sinh tồn chiến lược của nó lại rất thấp.”

Trung Quốc luôn tuyên bố tuân thủ cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên. Vậy thì, sau khi bị tấn công phủ đầu, DF-5 còn bao nhiêu lực chiến đấu là điều khó nói. Tin tức cho biết, lần thứ tư Trung Quốc bắn thử tên lửa DF-31A và DF-5 là vào đầu tháng 8 vừa qua.

Ông Lâm Trường Thịnh nói: “Răn đe hạt nhân chiến lược hiện nay của Hoa Kỳ là bộ 3 tấn công hạt nhân từ trên không, dưới mặt đất và trên biển. Trên mặt đất, thì dựa vào tên lửa giếng phóng ngầm; còn trên không thì dựa vào máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52, đây là tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân.

Nhưng lực lượng then chốt nhất trong tấn công hạt nhân chiến lược của Mỹ là trên biển, tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa "Trident - II D5". Khả năng răn đe hạt nhạn của Mỹ chủ yếu là dựa vào lực lượng này, chứ không phải lực lượng trên bộ.

Về phương diện tàu ngầm hạt nhân trên biển, Trung Quốc vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Tầm bắn của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm liên lục địa Cự Lang-2 (JL-2) của Trung Quốc chỉ có hơn 8.000 km, khả năng thực sự của nó vẫn chưa được kiểm chứng.

Theo ông, Trung Quốc muốn tấn công lãnh thổ Hoa Kỳ thì cần phải thông qua tàu ngầm hạt nhân, buộc phải đưa tàu ngầm hạt nhân đến Hawaii. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc mới chỉ có khoảng 3 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn - Type 094 có độ ồn lớn nên không thể thoát khỏi các phương tiện săn ngầm của Mỹ và đồng minh.

Nói về thế mạnh của Mỹ, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Farley cho rằng, do Hoa Kỳ có ưu thế dưới nước, nên tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm Trung Quốc phải mất thời gian dài nữa mới có thể trở thành mối đe dọa lớn với Hoa Kỳ. Hơn nữa máy bay ném bom của Trung Quốc hiện nay vẫn chưa đủ khả năng để thoát khỏi sự truy đuổi của Mỹ.

Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc có bán kính tác chiến hơn 3.000km, cùng với tầm phóng hơn 1.000km của tên lửa hành trình CJ-10, nó không thể tấn công vượt qua khoảng cách 5.000km, với cự ly tấn công này, H-6 chưa đủ khả năng uy hiếp lãnh thổ Hoa Kỳ.

Lực lượng máy bay tiếp dầu trên không của Trung Quốc vẫn còn rất yếu kém nên không thể nối dài phạm vi tác chiến của các máy bay ném bom chiến lược và tiêm kích hộ tống của họ. Đồng thời, biên đội bay này cũng không thể thoát khỏi sự truy quét của các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ như F-35 và F-22.

Vì vậy,có thể nhận định, lực lượng răn đe hạt nhân bộ ba kia của Trung Quốc còn xa mới uy hiếp được Mỹ, sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo thế hệ mới nhất là DF-41 cũng không thể cải thiện được điều này. Chỉ khi nào Trung Quốc chế tạo được một loại máy bay ném bom tàng hình và có vài chục tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thì mới có khả năng làm khó được Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?
Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?

VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào?

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?

VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào?

Chuyên gia Nga: Hải quân Trung Quốc thua xa...hải quân Mỹ
Chuyên gia Nga: Hải quân Trung Quốc thua xa...hải quân Mỹ

Chuyên gia Sivkov cho rằng ngay cả khi Trung Quốc tăng cường phát triển hạm đội tàu sân bay nội địa thì họ cũng không thể chiến thắng được hải quân Mỹ.

Chuyên gia Nga: Hải quân Trung Quốc thua xa...hải quân Mỹ

Chuyên gia Nga: Hải quân Trung Quốc thua xa...hải quân Mỹ

Chuyên gia Sivkov cho rằng ngay cả khi Trung Quốc tăng cường phát triển hạm đội tàu sân bay nội địa thì họ cũng không thể chiến thắng được hải quân Mỹ.

Hàn Quốc triển khai tên lửa đa nòng đối phó Triều Tiên
Hàn Quốc triển khai tên lửa đa nòng đối phó Triều Tiên

Cơ quan Thông tấn Hàn Quốc ngày 4/8 cho biết nước này triển khai hệ thống tên lửa đa nòng thế hệ mới để đối đầu trực tiếp với pháo tầm xa của Triều Tiên.

Hàn Quốc triển khai tên lửa đa nòng đối phó Triều Tiên

Hàn Quốc triển khai tên lửa đa nòng đối phó Triều Tiên

Cơ quan Thông tấn Hàn Quốc ngày 4/8 cho biết nước này triển khai hệ thống tên lửa đa nòng thế hệ mới để đối đầu trực tiếp với pháo tầm xa của Triều Tiên.

Đức hoàn tất chuyển giao pháo tự hành Gepard-1А2 cho Brazil
Đức hoàn tất chuyển giao pháo tự hành Gepard-1А2 cho Brazil

Theo Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (CAWAT), Đức đã chuyển giao nốt cho Brazil 8 hệ thống pháo tự hành Gepard-1A2.

Đức hoàn tất chuyển giao pháo tự hành Gepard-1А2 cho Brazil

Đức hoàn tất chuyển giao pháo tự hành Gepard-1А2 cho Brazil

Theo Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (CAWAT), Đức đã chuyển giao nốt cho Brazil 8 hệ thống pháo tự hành Gepard-1A2.

Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”
Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”

VOV.VN - Dù đã to và mạnh hơn trước nhiều, quân đội và hải quân Trung Quốc vẫn chỉ là lực lượng tầm ngắn và chỉ có ưu thế khi ở gần lãnh thổ nước này.

Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”

Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”

VOV.VN - Dù đã to và mạnh hơn trước nhiều, quân đội và hải quân Trung Quốc vẫn chỉ là lực lượng tầm ngắn và chỉ có ưu thế khi ở gần lãnh thổ nước này.