Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở và những hệ lụy

VOV.VN - Giới phân tích lo ngại quyết định rút khỏi OS của Mỹ sẽ làm dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang mới đầy nguy hiểm giữa nước này và Nga.

Hiệp ước Bầu trời mở

Khái niệm "quan sát lẫn nhau từ trên không" (mutual aerial observation) lần đầu được Tổng thống Mỹ Eisenhower đề xuất với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Bulganin tại Hội nghị Genève năm 1955, tuy nhiên, Liên Xô đã không mấy mặn mà. Năm 1989, hiệp ước Bầu trời mở (The Treaty on Open Skies - OS) theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ George HW Bush được đàm phán bởi các thành viên lúc đó của NATO và Hiệp ước Warsaw, ký kết tại Helsinki (Phần Lan) ngày 24/3/1992, có hiệu lực từ ngày 01/01/2002, được coi là một trong những biện pháp xây dựng lòng tin và kiểm soát vũ khí quan trọng sau Chiến tranh Lạnh.

Máy bay Boeing OC-135B của Mỹ phục vụ OS. Nguồn: wikipedia.org

OS thiết lập chương trình các chuyến bay phi vũ trang giám sát trên không toàn bộ lãnh thổ của các nước thành viên nhằm thúc đẩy sự cởi mở, minh bạch hơn trong các hoạt động quân sự, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau… bằng cách cho phép tất cả các bên tham gia, bất kể quy mô, vai trò trực tiếp thu thập thông tin qua hình ảnh trên không về các lực lượng quân sự và các hoạt động liên quan. Không liên quan đến hàng không dân sự, OS là một trong những nỗ lực quốc tế rộng lớn nhất cho đến nay nhằm hỗ trợ giám sát việc tuân thủ các thỏa thuận kiểm soát vũ khí hiện có hoặc trong tương lai, mở rộng khả năng ngăn chặn khủng hoảng và quản lý các tình huống khủng hoảng.

Ngoài ra, mục đích của OS cũng bao gồm cả ý nghĩa tốt đẹp là hợp tác chia sẻ dữ liệu thu thập được và đôi khi là chia sẻ cả chi phí. Theo OS, để tiến hành các chuyến bay giám sát trên không phận của nhau, 34 quốc gia thành viên phải thông báo trước 72 giờ để nước chủ nhà có thời gian phản hồi. Các máy bay giám sát có độ linh hoạt cao hơn các vệ tinh, các chuyến bay có thể được thực hiện chỉ với một thông báo trong 24-72 giờ, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với vài ngày để đặt một vệ tinh. Chúng có thể quay lại nếu cần để quốc gia thực hiện chuyến bay đó muốn có một bộ ảnh toàn diện hơn…

Mỹ muốn rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở

Wall Street Journal ngày 28/10/2019 dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Trump đã ký văn kiện về việc Mỹ dự định rút khỏi OS với Nga. Một số ý kiến cho rằng, lý do Mỹ rút khỏi OS là do các hành động vi phạm của Nga, theo đó, Nga bị cáo buộc sử dụng máy bay với các thiết bị tình báo tiên tiến, bao gồm cả camera hồng ngoại và cảm biến để tiến hành trinh sát các cơ sở quân sự ở Mỹ.

Máy bay Nga Tu-214 ON giám sát OS. Nguồn: thedrive.com

Một cựu quan chức của chính quyền Trump đề nghị giấu tên nói rằng OS đã lỗi thời vì Mỹ có thể chia sẻ những hình ảnh vệ tinh không nhạy cảm lắm với các nước khác; các nước khác giờ có thể tiếp cận nhiều ảnh vệ tinh thương mại chất lượng cao. Thêm vào đó, những người ủng hộ việc rút khỏi hiệp ước trong chính quyền Trump cho rằng, Moscow đã cản trở các cuộc thanh tra của Mỹ và Canada trên phần lãnh thổ châu Âu của nước ngày 20/9/2019 (không phận trong khu vực đó bị đóng cửa do các cuộc tập trận và chuyến bay của các quan chức Nga).

Năm 2016, Mỹ đã từ chối Nga bay quan sát trên khu vực của Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii và các địa điểm đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở Fort Greely (Alaska). Năm 2017, Nga đã hạn chế một số chuyến bay quan sát nhất định đối với các căn cứ tên lửa của mình ở Kalingrad, vùng Chechnya, Nam Ossetia và Abkhazia. Mỹ cũng đã đáp trả bằng cách áp đặt các giới hạn của riêng mình đối với Nga và đã có một số thành công trong việc đưa Nga trở lại tuân thủ hiệp ước thông qua quá trình giải quyết tranh chấp.

Tháng 8/2018, Tổng thống Trump đã ký ban hành Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2019, theo đó, Mỹ sẽ không chi bất cứ khoản tiền nào để thực thi OS. Theo quy định, một quốc gia thành viên phải thông báo chính thức cho các nước còn lại ít nhất 6 tháng trước khi rút khỏi hiệp ước. Có thông tin cho rằng, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Bolton, trước khi rời nhiệm sở, đã đề xuất Tổng thống ký văn kiện liên quan tới việc rút khỏi OS. Thông tin này trước đó cũng được đăng trên trang web Slate, song ông Bolton đã từ chối đưa ra bình luận.

Theo Fred Kaplan viết trên trang Slate, Tổng thống Trump dường như đã ký tài liệu cho phép Mỹ rời khỏi Hiệp ước này mà không hỏi ý kiến giới chức quân sự hay nhà ngoại giao và cộng đồng tình báo nào. New York Times cũng đưa tin về động thái chuẩn bị của chính quyền Mỹ và chỉ trích, ông Trump đã hết lần này đến lần khác đều bỏ qua các cố vấn cấp cao của mình và cả Quốc hội khi rũ bỏ các cam kết quốc tế, như thỏa thuận hạt nhân với Iran và Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Theo Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Engel, Mỹ không nên rút khỏi OS do quan hệ giữa Nga và Mỹ đã trở nên phức tạp hơn trong thập kỷ qua; Mỹ nên chuẩn bị cho thách thức đến từ phía Nga, không nên từ bỏ các cơ chế cho phép Mỹ duy trì giám sát Nga. Trong khi đó, Đại sứ quán Nga tại Washington bày tỏ sự ủng hộ đối với hiệp ước rằng, Nga coi OS là công cụ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh châu Âu, ngang hàng với tài liệu Vienna năm 2011 về các biện pháp xây dựng lòng tin và an ninh. Moscow trước đó cam kết thực hiện các nghĩa vụ với OS và đang thể hiện "sự linh hoạt tối đa" để duy trì nó.

Hệ lụy nhãn tiền

Thông tin về việc Mỹ sắp rút khỏi OS từng được Eliot Engel - Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Mỹ, đề cập tới ngày 7/10 khi bày tỏ lo ngại về khả năng điều này sẽ sớm được thông qua. Trong lá thư gửi Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ MuffBrien, Engel lo ngại sâu sắc trước các thông tin chính quyền Trump đang xem xét rút khỏi OS, đồng thời kêu gọi phản đối mạnh mẽ một hành động liều lĩnh như vậy - sẽ chỉ có lợi cho Nga và có hại cho các đồng minh, các đối tác cũng như những lợi ích an ninh quốc gia. Rút khỏi OS sẽ gây thêm hoài nghi về những cam kết của Mỹ đối với an ninh của Ukraine và sẽ giúp Nga củng cố lý lẽ rằng Mỹ là một đối tác không đáng tin cậy ở khu vực.

Ngày 26/10, 11 thành viên Thượng viện Mỹ đã viết thư yêu cầu Trump không rút khỏi hiệp ước trên. Thay vào đó, họ kêu gọi nhà lãnh đạo Mỹ đảm bảo rằng Moscow tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận. Trước đó, một số thành viên của Quốc hội Mỹ cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự, họ gọi việc rút khỏi thỏa thuận là "món quà cho Tổng thống Nga Putin," cho rằng Hiệp ước đó đang tiếp tục phục vụ cho lợi ích an ninh của Mỹ và đặc biệt quan trọng trong việc giám sát giám sát các hoạt động của quân đội Nga trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Việc rời bỏ hiệp ước chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng của quân đội Mỹ trong việc giám sát trên không đối với Nga và các quốc gia thành viên khác.

Khi còn ở cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, James Mattis nói nằm trong OS là "lợi ích quan trọng nhất" của Mỹ. Động thái rút khỏi OS của Mỹ đánh dấu một nốt trầm tiếp theo trong mối quan hệ vốn đã “không cơm lành canh ngọt” giữa Nga và Mỹ, trong bối cảnh hai bên vừa khai tử Hiệp ước INF và cũng “chưa dứt khoát” về tương lai của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START) hết hiệu lực vào năm 2021. Giới phân tích lo ngại rằng, nguy cơ OS bị đổ vỡ sẽ làm gia tăng những rủi ro tiềm ẩn trong quan hệ Nga - phương Tây.

Giám đốc Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí Daryl Kimball nói OS có lợi cho Mỹ, các đồng minh và cả Nga. Nó cung cấp thông tin về hoạt động quân sự của Nga, Mỹ và các đồng minh châu Âu; sự minh bạch giúp giảm nghi ngờ và nguy cơ xung đột. OS là một nhân tố quan trọng đối với an ninh của Mỹ và châu Âu, và quyết định rút khỏi hiệp ước này sẽ là một đòn giáng nữa và ổn định của khu vực cũng như của Ukraine. Bộ Ngoại giao Ukraine ra tuyên bố nêu rõ “OS là một trong những hiệp ước quốc tế cơ bản về an ninh và kiểm soát vũ khí ở châu Âu”, đồng thời nhấn mạnh rằng Ukraine “lưu tâm tới việc duy trì và thực thi hiệp ước này”.

Là hiệp ước mang đến sự minh bạch về việc xây dựng quân đội và các hoạt động quân sự, OS giúp theo dõi các cuộc tấn công quân sự hoặc cảnh báo về một cuộc tấn công bất ngờ. Theo Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, OS rất hữu hiệu trong việc xác nhận thực thi các thỏa thuận kiểm soát vũ trang. Giới phân tích đang lo ngại quyết định rút khỏi OS của Mỹ sẽ làm dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang mới đầy nguy hiểm giữa nước này và Nga./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguy cơ sụp đổ của Hiệp ước INF đang đến gần
Nguy cơ sụp đổ của Hiệp ước INF đang đến gần

VOV.VN - Những lo lắng về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã gia tăng trong tuần này khi sắp đến hạn chót ngày thứ Bảy (02/02), Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước INF.

Nguy cơ sụp đổ của Hiệp ước INF đang đến gần

Nguy cơ sụp đổ của Hiệp ước INF đang đến gần

VOV.VN - Những lo lắng về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã gia tăng trong tuần này khi sắp đến hạn chót ngày thứ Bảy (02/02), Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước INF.

Số phận Hiệp ước INF và hệ lụy
Số phận Hiệp ước INF và hệ lụy

VOV.VN -Việc Mỹ rút khỏi INF sẽ khơi mào một cuộc chạy đua vũ trang mới và đặt an ninh thế giới mà đặc biệt là châu Âu trước một tương lai bất định.

Số phận Hiệp ước INF và hệ lụy

Số phận Hiệp ước INF và hệ lụy

VOV.VN -Việc Mỹ rút khỏi INF sẽ khơi mào một cuộc chạy đua vũ trang mới và đặt an ninh thế giới mà đặc biệt là châu Âu trước một tương lai bất định.

Liên Hợp Quốc hoan nghênh Mỹ và Nga tuân thủ Hiệp ước START mới
Liên Hợp Quốc hoan nghênh Mỹ và Nga tuân thủ Hiệp ước START mới

VOV.VN - Hôm 5/2 tròn 7 năm kể từ ngày Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) mới (do Nga-Mỹ ký) chính thức có hiệu lực.

Liên Hợp Quốc hoan nghênh Mỹ và Nga tuân thủ Hiệp ước START mới

Liên Hợp Quốc hoan nghênh Mỹ và Nga tuân thủ Hiệp ước START mới

VOV.VN - Hôm 5/2 tròn 7 năm kể từ ngày Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) mới (do Nga-Mỹ ký) chính thức có hiệu lực.

Chuyện Trung Quốc cự tuyệt tham gia Hiệp ước hạt nhân INF
Chuyện Trung Quốc cự tuyệt tham gia Hiệp ước hạt nhân INF

VOV.VN - Nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, không tham gia INF nên Mỹ và Nga không hài lòng với việc bản thân bị bó buộc bởi hiệp ước hạt nhân này.

Chuyện Trung Quốc cự tuyệt tham gia Hiệp ước hạt nhân INF

Chuyện Trung Quốc cự tuyệt tham gia Hiệp ước hạt nhân INF

VOV.VN - Nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, không tham gia INF nên Mỹ và Nga không hài lòng với việc bản thân bị bó buộc bởi hiệp ước hạt nhân này.

NATO tìm cách ép Nga tuân thủ Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung
NATO tìm cách ép Nga tuân thủ Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, một số nước NATO có bằng chứng Nga không tuân thủ hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung.

NATO tìm cách ép Nga tuân thủ Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung

NATO tìm cách ép Nga tuân thủ Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, một số nước NATO có bằng chứng Nga không tuân thủ hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung.

Uy lực tên lửa Nga mạnh cỡ nào khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước hạt nhân?
Uy lực tên lửa Nga mạnh cỡ nào khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước hạt nhân?

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Nga có thể phát triển những loại tên lửa hiện đại mới.

Uy lực tên lửa Nga mạnh cỡ nào khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước hạt nhân?

Uy lực tên lửa Nga mạnh cỡ nào khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước hạt nhân?

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Nga có thể phát triển những loại tên lửa hiện đại mới.