Australia chi 1,7 tỷ AUD mua tên lửa tấn công tầm xa của Mỹ

VOV.VN - Hôm nay (21/8), Bộ Quốc phòng Australia công bố gói mua sắm 1,7 tỷ đô la Australia (AUD) nhằm tăng cường năng lực tấn công tầm xa với các hệ thống tên lửa dẫn đường tiên tiến nhất của Mỹ.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Australia sáng ngày 21/8,c phủ Australia đã thông qua khoản ngân sách trị giá 1,7 tỷ AUD để tăng cường mua sắm một số hệ thống vũ khí tấn công tầm xa tiên tiến nhất của Mỹ, theo thoả thuận hợp tác quốc phòng hai nước.

Đây được coi là một bước quan trọng của Chính phủ Australia trong triển khai của Đánh giá Chiến lược Quốc phòng 2023.

Theo thông cáo, Mỹ đã đồng ý bán cho Australia 200 tên lửa hành trình Tomahawk và các hệ thống phụ trợ đi kèm nhằm trang bị cho các tàu khu trục lớp Hobart của Hải quân Hoàng gia Australia với giá 1,3 tỷ AUD. Ngoài ra, Australia cũng mua hơn 60 tên lửa dẫn đường không đối đất, chống bức xạ tiên tiến có tầm bắn mở rộng AARGM-ER của Mỹ với giá 431 triệu AUD.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles, việc mua lại những tên lửa tấn công tầm xa hiện đại nhất của Mỹ, chính phủ Australia đang hành động nhanh chóng để thực hiện các nội dung khuyến nghị của Đánh giá Chiến lược quốc phòng 2023. Theo đó, tên lửa tấn công tầm xa và các vũ khí dẫn đường khác là nền tảng cho khả năng của Quân đội Australia trong việc triển khai các khả năng tấn công nâng cao và tiêu diệt kẻ thù ở tầm xa hơn.

Bên cạnh đó, các phương tiện trinh sát chiến đấu Boxer của Quân đội Australia cũng sẽ được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển tầm xa Spike 2, có tầm bắn hiệu quả ở phạm vi hơn 5km. Theo hợp đồng trị giá hơn 50 triệu AUD, Varley Rafael Australia dự kiến ​​sẽ chuyển giao nhưng lô tên lửa Spike đầu tiên, được sản xuất tại Australia, vào đầu năm tới.  

Bộ trưởng Richard Marles nhấn mạnh, Australia đang đầu tư vào các khả năng mà Lực lượng Phòng vệ Australia cần có để đảm bảo có thể ngăn chặn những kẻ thù nguy hiểm ở xa bờ biển của Australia và đảm bảo cho người dân Australia an toàn trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang ngày càng phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Cuộc xung đột Ukraine đã chứng minh tầm quan trọng của việc chuẩn bị tốt kho vũ khí chiến tranh đi cùng với việc chủ động phát triển ngành công nghiệp sản xuất tên lửa trong.

Với tầm bắn 1.500 km, tên lửa Tomahawk có khả năng tấn công tầm xa ở đẳng cấp thế giới mà chỉ có Mỹ, Anh và Australia sở hữu. Ngoài ra, những tên lửa không đối đất của Mỹ cũng là một loại tên lửa chuyên dụng được sử dụng để nhắm mục tiêu vào các hệ thống radar của kẻ thù. Những tên lửa này sẽ được trang bị cho các máy bay chiến đấu Growler, Super Hornet và F-35A của Không quân Hoàng gia Australia.

Theo Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng, Pat Conroy, những vũ khí tiên tiến này là một minh chứng rõ ràng rằng Chính phủ của Thủ tướng Albanese đang thực hiện theo các khuyến nghị được đưa ra trong Đánh giá Chiến lược Quốc phòng. Khi Australia bước vào thời đại tên lửa, đây sẽ là những công cụ quan trọng để Lực lượng Phòng vệ Australia thực hiện công việc bảo vệ người dân Australia. Tuy nhiên, chính phủ cũng đang xem xét các lựa chọn sản xuất tên lửa trong nước nhằm xây dựng năng lực sản xuất quốc phòng có chủ quyền của Australia.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ-Hàn tập trận Ulchi, Mỹ-Australia-Nhật Bản diễn tập hải quân ở Biển Đông
Mỹ-Hàn tập trận Ulchi, Mỹ-Australia-Nhật Bản diễn tập hải quân ở Biển Đông

VOV.VN - Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận "Lá chắn tự do Ulchi" (UFS) hôm 21/8. Trong khi đó, Australia, Mỹ và Nhật Bản đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc tập trận chung trên Biển Đông, ngoài khơi Tây Bắc Philippines trong tuần này.

Mỹ-Hàn tập trận Ulchi, Mỹ-Australia-Nhật Bản diễn tập hải quân ở Biển Đông

Mỹ-Hàn tập trận Ulchi, Mỹ-Australia-Nhật Bản diễn tập hải quân ở Biển Đông

VOV.VN - Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận "Lá chắn tự do Ulchi" (UFS) hôm 21/8. Trong khi đó, Australia, Mỹ và Nhật Bản đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc tập trận chung trên Biển Đông, ngoài khơi Tây Bắc Philippines trong tuần này.

Australia và Indonesia lần đầu huấn luyện tiếp nhiên liệu trên không
Australia và Indonesia lần đầu huấn luyện tiếp nhiên liệu trên không

VOV.VN - Trong nỗ lực đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với khu vực Đông Nam Á,  Australia vừa lần đầu tiên tổ chức huấn luyện tiếp nhiên liệu trên không với Indonesia.

Australia và Indonesia lần đầu huấn luyện tiếp nhiên liệu trên không

Australia và Indonesia lần đầu huấn luyện tiếp nhiên liệu trên không

VOV.VN - Trong nỗ lực đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với khu vực Đông Nam Á,  Australia vừa lần đầu tiên tổ chức huấn luyện tiếp nhiên liệu trên không với Indonesia.

Australia và Philippines chuẩn bị tập trận quân sự chung lần đầu tiên
Australia và Philippines chuẩn bị tập trận quân sự chung lần đầu tiên

VOV.VN - Hai đồng minh của Mỹ trong khu vực là Australia và Philippines đang chuẩn bị thực hiện cuộc tập quân sự chung lần đầu tiên giữa hai nước. Cuộc tập trận có sự hỗ trợ của lực lượng Mỹ đang đồn trú tại Australia.

Australia và Philippines chuẩn bị tập trận quân sự chung lần đầu tiên

Australia và Philippines chuẩn bị tập trận quân sự chung lần đầu tiên

VOV.VN - Hai đồng minh của Mỹ trong khu vực là Australia và Philippines đang chuẩn bị thực hiện cuộc tập quân sự chung lần đầu tiên giữa hai nước. Cuộc tập trận có sự hỗ trợ của lực lượng Mỹ đang đồn trú tại Australia.

Australia mua pháo tầm xa HIMARS để thực hiện chiến lược răn đe
Australia mua pháo tầm xa HIMARS để thực hiện chiến lược răn đe

VOV.VN - Australia tiếp tục tích trữ các tên lửa tầm xa như HIMARS nhằm đạt được mục tiêu răn đe chiến lược một cách độc lập trong bối cảnh quan hệ giữa họ và một nước Đông Á vẫn tiếp tục căng thẳng.

Australia mua pháo tầm xa HIMARS để thực hiện chiến lược răn đe

Australia mua pháo tầm xa HIMARS để thực hiện chiến lược răn đe

VOV.VN - Australia tiếp tục tích trữ các tên lửa tầm xa như HIMARS nhằm đạt được mục tiêu răn đe chiến lược một cách độc lập trong bối cảnh quan hệ giữa họ và một nước Đông Á vẫn tiếp tục căng thẳng.

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon
Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

VOV.VN - Phía Trung Quốc và Quần đảo Solomon trấn an dư luận quốc tế về thỏa thuận an ninh song phương nhưng các nước như Australia và Mỹ thì thực sự lo ngại về các nguy cơ từ thỏa thuận này.

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

VOV.VN - Phía Trung Quốc và Quần đảo Solomon trấn an dư luận quốc tế về thỏa thuận an ninh song phương nhưng các nước như Australia và Mỹ thì thực sự lo ngại về các nguy cơ từ thỏa thuận này.

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu
Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

VOV.VN - Hiệp ước quân sự AUKUS (gồm 3 nước Australia-Anh-Mỹ) là một vấn đề an ninh của cả châu Âu chứ không riêng gì nước Pháp.

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

VOV.VN - Hiệp ước quân sự AUKUS (gồm 3 nước Australia-Anh-Mỹ) là một vấn đề an ninh của cả châu Âu chứ không riêng gì nước Pháp.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động
Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.