Australia chi 7 tỷ AUD mua tên lửa tầm xa tiên tiến nhất của Mỹ

VOV.VN - Trong nỗ lực nâng cao năng lực quốc phòng, Australia vừa công bố quyết định chi 7 tỷ AUD để mua tên lửa tầm xa tiên tiến nhất của Mỹ.

Trong lúc đang ở thăm Mỹ, hôm nay (22/10), Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Australia Pat Conroy biết nước này sẽ chi 7 tỷ AUD để mua 2 loại tên lửa tầm xa của Mỹ đó là tên lửa SM-2 IIIC và tên lửa SM-6. Bộ trưởng Pat Conroy khẳng định hai loại tên lửa này sẽ góp phần nâng cao năng lực tầm xa cho các tàu hải quân của nước này.

Lý giải về quyết định mua 2 loại tên lửa tiên tiến của Mỹ, Bộ trưởng Pat Conroy cho biết Australia cần nâng cao năng lực phòng không trong bối cảnh chiến lược phức tạp của khu vực: “Chúng ta đang sống ở thời kỳ tên lửa. Chúng ta đang ở trong cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất trong khu vực kể từ năm 1945 khi bối cảnh chiến lược đang có nhiều yếu tố bất định. Nếu nhìn vào bài học từ cuộc xung đột tại Ukraine thì có thể thấy tầm quan trọng của việc phòng không và khả năng chống lại các mối đe dọa từ tên lửa”.

Mặc dù không nêu rõ số lượng tên lửa sẽ mua và thời điểm Australia được nhận các loại tên lửa này song Bộ trưởng Pat Conroy cho biết, tên lửa SM-2 IIIC và tên lửa SM-6 là vũ khí phòng không và tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới. Các tên lửa này sẽ được triển khai trên các tàu khu trục lớp Hobart và trong tương lai là tàu khu trục lớp Hunter của Hải quân Australia.

Thông báo từ Bộ trưởng Pat Conroy cho biết, tên lửa SM-2 IIC được trang bị công nghệ tìm kiếm chủ động nên sẽ tăng cường khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa bằng tên lửa. Trong khi đó, tên lửa SM-6 sẽ cung cấp cho Australia khả năng phòng không tầm xa trước các mối đe dọa từ trên không và tên lửa, khả năng tấn công chống hạm và lần đầu tiên có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo giai đoạn cuối.

Hiện tại, Quốc hội Mỹ đã thông qua việc bán 2 loại tên lửa này cho Australia nên trong thời gian tới, chi tiết về vụ mua sắm này sẽ được công bố.

Trước đó, ngoài Mỹ, Australia là quốc gia đầu tiên trên thế giới bắn thành công tên lửa SM-6 từ tàu khu trục HMAS Sydney trong cuộc tập trận diễn ra gần quần đảo Hawaii của Mỹ vào tháng 8/2024.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia thành lập Mạng lưới An ninh mạng quốc gia
Australia thành lập Mạng lưới An ninh mạng quốc gia

VOV.VN - Ngày 9/10, Australia đã công bố thành lập Mạng lưới An ninh mạng quốc gia, đồng thời trình quốc hội xem xét Đạo luật An ninh mạng mới nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người dân trong bối cảnh các báo cáo tấn công mạng đang ngày càng gia tăng và gây thiệt hại nặng nề cho nước này.

Australia thành lập Mạng lưới An ninh mạng quốc gia

Australia thành lập Mạng lưới An ninh mạng quốc gia

VOV.VN - Ngày 9/10, Australia đã công bố thành lập Mạng lưới An ninh mạng quốc gia, đồng thời trình quốc hội xem xét Đạo luật An ninh mạng mới nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người dân trong bối cảnh các báo cáo tấn công mạng đang ngày càng gia tăng và gây thiệt hại nặng nề cho nước này.

Australia tranh cãi về việc sử dụng quảng cáo deepfake của chính trị gia
Australia tranh cãi về việc sử dụng quảng cáo deepfake của chính trị gia

VOV.VN - Công nghệ deepfake thường được đối tượng lừa đảo sử dụng để tạo các hình ảnh giả mạo để lừa mọi người. Tuy nhiên, tại Australia đang diễn ra cuộc thảo luận về việc cho phép sử dụng hình ảnh deepfake của các chính trị gia trong cuộc bầu cử tại nước này vào năm tới.

Australia tranh cãi về việc sử dụng quảng cáo deepfake của chính trị gia

Australia tranh cãi về việc sử dụng quảng cáo deepfake của chính trị gia

VOV.VN - Công nghệ deepfake thường được đối tượng lừa đảo sử dụng để tạo các hình ảnh giả mạo để lừa mọi người. Tuy nhiên, tại Australia đang diễn ra cuộc thảo luận về việc cho phép sử dụng hình ảnh deepfake của các chính trị gia trong cuộc bầu cử tại nước này vào năm tới.

Thiếu bác sỹ, Australia tạo điều kiện để bác sỹ nước ngoài đến làm việc
Thiếu bác sỹ, Australia tạo điều kiện để bác sỹ nước ngoài đến làm việc

VOV.VN - Australia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sỹ trầm trọng. Để lấp chỗ trống này, Australia sẽ đẩy nhanh quá trình cấp phép cho bác sỹ của ba quốc gia gồm New Zealand, Anh và Ireland đến nước này làm việc.

Thiếu bác sỹ, Australia tạo điều kiện để bác sỹ nước ngoài đến làm việc

Thiếu bác sỹ, Australia tạo điều kiện để bác sỹ nước ngoài đến làm việc

VOV.VN - Australia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sỹ trầm trọng. Để lấp chỗ trống này, Australia sẽ đẩy nhanh quá trình cấp phép cho bác sỹ của ba quốc gia gồm New Zealand, Anh và Ireland đến nước này làm việc.