Mỹ phát triển siêu vũ khí không gian, quyết vượt mặt Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ đang có kế hoạch phát triển vũ khí laser và vũ khí chùm hạt trong không gian, cùng các hệ thống phòng thủ tên lửa mới trong thời gian tới.

Tham vọng siêu vũ khí không gian

Các quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vừa đề xuất chi 304 triệu USD trong ngân sách tài khóa 2020 để tài trợ cho chương trình nghiên cứu, phát triển vũ khí laser và vũ khí chùm hạt trong không gian, cùng các hệ thống phòng thủ tên lửa mới trong thời gian tới.

Ảnh minh họa: BGR.

Các quan chức quốc phòng Mỹ đang có kế hoạch thử nghiệm vũ khí chùm hạt trung tính trên quỹ đạo vào năm tài chính 2023, như một phần trong nỗ lực tăng cường khám phá những loại vũ khí hoạt động trong không gian. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, những loại vũ khí này là cần thiết nhằm chống lại các loại tên lửa mới của Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran.

Tuy nhiên, việc tính toán những loại nào có thể hoạt động tốt là một thách thức về kỹ thuật. Vì vậy Bộ Quốc phòng Mỹ đang thực hiện hai nghiên cứu. Trước hết là đánh giá xem liệu các loại vệ tinh được trang bị lazer có thể vô hiệu hóa tên lửa của đối phương ngay khi được bắn đi từ bệ phóng hay không. Dự kiến nghiên cứu này sẽ tiêu tốn khoảng 15 triệu USD và được hoàn thành trong 6 tháng. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng cũng sẽ rót kinh phí cho việc nghiên cứu vũ khí chùm hạt trung tính trong không gian, một dạng khác của vũ khí năng lượng định hướng có khả năng phá hủy tên lửa bằng các luồng hạt hạ nguyên tử di chuyển với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở Bộ Quốc phòng hôm 13/3, các quan chức quốc phòng đã bày tỏ tin tưởng rằng nghiên cứu của họ sẽ dẫn đến việc phát triển những loại vũ khí có thể triển khai được trên thực tiễn. Đây không phải lần đầu tiên Bộ Quốc phòng xem xét phát triển những loại vũ khí như vậy. Trước đó vào năm 1989, Mỹ đã phóng các chùm hạt trung tính vào không gian, như một phần của thí nghiệm có tên gọi là BEAR (Beam Accelerator Aboard a Rocket). Báo cáo sau đó cho thấy thí nghiệm này đã đạt được chút ít thành công.

Theo giới chức quân sự Mỹ, những tiến bộ về công nghệ sẽ giúp giảm chi phí của việc triển khai vũ khí chùm hạt trong không gian. “Chúng ta đã đi cả một chặng đường dài để tiến tới công nghệ mà chúng ta sử dụng ngày hôm nay. Hiện giờ chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể đưa một phần loại vũ khí đang phát triển lên quỹ đạo”.

Cạnh tranh với Nga, Trung Quốc

Việc đẩy mạnh phát triển vũ khí không gian phản ánh mối lo ngại ngày càng gia tăng của Mỹ về sự tiến bộ trong công nghệ tên lửa từ các đối thủ “cạnh tranh” như Trung Quốc, Nga, Iran, Triều Tiên. Tuyên bố của Bộ quốc phòng Mỹ nêu rõ: “Các vũ khí tương lai sẽ cung cấp những tùy chọn mới cho việc chống tên lửa của hệ thống phòng thủ tên lửa và tạo ra một lớp bảo vệ khác cho an ninh của nước Mỹ”. Theo các quan chức quốc phòng, những tùy chọn mới này là cần thiết để tiêu diệt tên lửa theo từng giai đoạn chẳng hạn như khi rời bệ phóng hay tăng tốc .

Tuy nhiên, kế hoạch phát triển các loại vũ khí mới trong không gian cũng gây ra nhiều tranh cãi. Ông Kingston Reif, giám đốc nghiên cứu giải trừ vũ khí tại Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí cho rằng: “ Việc triển khai vũ khí đánh chặn trong không gian sẽ là một thảm họa đối với sự ổn định chiến lược. Nga và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đáp trả bằng cách chế tạo thêm các loại tên lửa đạn đạo tầm xa mới hoặc thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường năng lực phá hủy hệ thống đánh chặn của Mỹ, do đó sẽ tạo ra mối đe dọa đối với các loại khí tài của Mỹ trong không gian”.

Mỹ đã ký Hiệp ước ngoài không gian vào năm 1967, trong đó có điều khoản cấm đưa các loại vũ khí hạt nhân lên không gian. Tuy nhiên theo một quan chức Bộ Quốc phòng, Hiệp ước này không tạo ra rào cản đối với việc triển khai vũ khí laser và vũ khí chùm hạt. “Hiệp ước ngoài không gian năm 1967 quy định không đưa những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt lên không gian, hạn chế tiến hành các động thái quân sự trên những thiên thể ngoài trái đất. Dẫu vậy, Hiệp ước không cấm việc triển khai các loại vũ khí không phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt”.

Giới chức quốc phòng Mỹ cho biết, Mỹ sẽ không phải là quốc gia đầu tiên triển khai các loại vũ khí hiện đại trong không gian dù cho kế hoạch nêu trên được thực hiện. Trước đó, vào tháng 2/2019, Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc và Nga đang phát triển nhiều loại vũ khí trong không gian và chuẩn bị đưa lên quỹ đạo trong năm 2020./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga có thể ngăn chặn mối đe dọa trong không gian ngay từ mặt đất?
Nga có thể ngăn chặn mối đe dọa trong không gian ngay từ mặt đất?

VOV.VN - Nga không nhất thiết phải đáp trả khi các quốc gia đưa vũ khí lên không gian bởi Mosow có thể phá hủy các vũ khí này ngay từ mặt đất nếu bị đe dọa.

Nga có thể ngăn chặn mối đe dọa trong không gian ngay từ mặt đất?

Nga có thể ngăn chặn mối đe dọa trong không gian ngay từ mặt đất?

VOV.VN - Nga không nhất thiết phải đáp trả khi các quốc gia đưa vũ khí lên không gian bởi Mosow có thể phá hủy các vũ khí này ngay từ mặt đất nếu bị đe dọa.

Nguy cơ chiến tranh không gian từ tham vọng lập Quân chủng Vũ trụ của Mỹ
Nguy cơ chiến tranh không gian từ tham vọng lập Quân chủng Vũ trụ của Mỹ

VOV.VN - Việc Mỹ thành lập Quân chủng Vũ trụ làm dấy lên lo ngại về việc quân sự hóa, kích hoạt một cuộc đua vũ trang, thậm chí là chiến tranh không gian.

Nguy cơ chiến tranh không gian từ tham vọng lập Quân chủng Vũ trụ của Mỹ

Nguy cơ chiến tranh không gian từ tham vọng lập Quân chủng Vũ trụ của Mỹ

VOV.VN - Việc Mỹ thành lập Quân chủng Vũ trụ làm dấy lên lo ngại về việc quân sự hóa, kích hoạt một cuộc đua vũ trang, thậm chí là chiến tranh không gian.

Mỹ yêu cầu Iran không theo đuổi kế hoạch phóng vệ tinh vào không gian
Mỹ yêu cầu Iran không theo đuổi kế hoạch phóng vệ tinh vào không gian

Sau khi có báo cáo về việc Iran phóng không thành công 1 vệ tinh, Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Iran ngừng các hoạt động trái với nghị quyết Liên Hợp Quốc.

Mỹ yêu cầu Iran không theo đuổi kế hoạch phóng vệ tinh vào không gian

Mỹ yêu cầu Iran không theo đuổi kế hoạch phóng vệ tinh vào không gian

Sau khi có báo cáo về việc Iran phóng không thành công 1 vệ tinh, Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Iran ngừng các hoạt động trái với nghị quyết Liên Hợp Quốc.

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hướng đến thành lập Lực lượng Không gian
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hướng đến thành lập Lực lượng Không gian

VOV.VN - Sắc lệnh này đặt nền tảng cho một dự luật thành lập Lực lượng Không gian có thể so sánh với lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hướng đến thành lập Lực lượng Không gian

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hướng đến thành lập Lực lượng Không gian

VOV.VN - Sắc lệnh này đặt nền tảng cho một dự luật thành lập Lực lượng Không gian có thể so sánh với lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.