10 lý do khiến cơ thể bạn luôn luôn đói
Thứ Năm, 19:19, 02/11/2017
VOV.VN - Dù bạn ăn rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy đói, có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng này.
Trầm cảm: Ăn nhiều có thể là biểu hiện của những người bị trầm cảm. Holly Lofton, chuyên gia quản lý cân nặng và là giám đốc của chương trình quản lý trọng lượng tại Trung tâm Y tế NYO Langone, Mỹ cho biết: Một phần của vấn đề này có thể là do không có hormon feel-good serotonin. Ăn những thức ăn tiện dụng như mì ống và bánh mì cũng có thể làm mức độ trầm cảm tăng lên. |
Căng thẳng: Shanna Levine, nhà giáo dục lâm sàng của trường Y Mount Sinai Sherman Levine cho biết: Hormon căng thẳng cortisol làm cho cơ thể bạn hấp thụ calo nhiều hơn, ngay cả khi bạn không cần chúng. Đó là lý do tại sao stress làm cho mọi người ăn rất nhiều. |
Cường giáp: Nếu bạn luôn đói và ăn nhiều hơn bình thường nhưng vẫn giảm cân thì có thể tuyến giáp của bạn có vấn đề, hormon bị quá tải. Tuyến giáp như là một nội tiết tố nội tiết để tăng tốc mọi thứ trong cơ thể. Vì vậy, tốc quá trình trao đổi chất cũng tăng lên và cơn đón đến nhanh hơn. Tuyến giáp cũng có liên quan đến cảm giác nó, Tuyến giáp cũng tham gia vào cảm giác no nê, nên cảm giác thèm ăn sẽ khó chịu hơn nhiều nếu tuyến giáp hoạt động quá mức. Ngoài ra, mệt mỏi, buồn rầu, rụng tóc - tất cả đều là dấu hiệu của chứng cường giáp. |
Béo phì: Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân, nhưng ở khía cạnh khác, béo phì cũng có thể khiến bạn luôn đói. Lượng chất béo dư thừa có thể làm cho lượng insulin trong máu tăng vọt, làm cho sự thèm ăn của bạn tăng lên. Thêm vào đó, các tế bào mỡ khiến cơ thể bạn ít nhạy cảm hơn với hormon cho cảm giác nó là leptin |
Hạ đường huyết: Lượng đường trong máu thấp có thể do một số nguyên nhân như bỏ bữa hay các vấn đề ở tuyến tụy. Cơ thể sẽ báo hiệu cần được tăng cường năng lượng. Cảm giác đói là dấu hiệu cho thấy bạn cần nạp thức ăn để đủ lượng đường trong máu vào các tế bào. Do vậy, bạn sẽ có cảm giác đói và ăn nhiều hơn bình thường. |
Tiểu đường: Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 có thể tạo cơn đói khi đói mọi người cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu. Mức đường trong máu thấp gây nên sự thèm ăn, nhưng ăn quá mức có thể làm cho mọi thứ tồi tệ hơn.. |
Sự thay đổi hormon trong chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn ăn cả chục chiếc bánh cupcake, nhưng bạn cũng cần nhiều calo hơn để theo kịp nhu cầu tăng thêm của cơ thể vào thời gian chu kỳ mỗi tháng. Đây là trạng thái năng lượng cao cho cơ thể và đó là lý do tại sao phụ nữ có xu hướng cảm thấy mệt mỏi và mất nước. |
Uống thuốc: Sự thèm ăn là một tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm SSRI, steroid trong thuốc dị ứng hoặc lupus và thuốc chống động kinh. Nói chuyện với bác sĩ của bạn và xem có lựa chọn thay thế ít có khả năng gây ra phản ứng phụ không. |
Mất nước: Khi bạn bị mất nước, bạn sẽ cảm thấy đói. Bạn nên bắt đầu một ngày mới với một ly nước khoảng 200ml và bổ sung cho cơ thể từ 1,5 đến 2,5 lít trong ngày. |
Mất ngủ: Nếu bạn không ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm, cơ thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc điều chỉnh các hormon kiểm soát mức độ đói khi bạn thức dậy. Hormon đói ghrelin sẽ tăng đột biến, làm cho bạn muốn ăn ngay cả khi cơ thể bạn không cần calo. Đây là một hình thức căng thẳng khi bạn mất ngủ và gây rối loạn hormon. |