10 phương pháp sơ cứu cơ bản nhưng có đến 90% người làm sai
Thứ Tư, 23:30, 21/06/2017
VOV.VN - Biết các phương pháp sơ cứu cơ bản rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là phải thực hiện đúng cách để không làm tổn hại người bị nạn.
Việc sát trùng vết thương bằng hydrogen peroxide, iốt và rượu có thể nguy hiểm: Peroxide phá hủy tế bào mô liên kết, ngăn không cho vết thương lành lại. Iốt và rượu có thể gây ra đau, sốc và bỏng nếu dùng cho vết thương. Rửa vết thương bằng nước sạch rồi dùng thuốc mỡ có kháng sinh. Không nên băng bó nếu không cần thiết, vết thương sẽ ướt và mất nhiều thời gian để lành lại. |
Ép tim, thổi ngạt có thể dẫn đến gãy xương sườn và tổn thương phổi: Bạn chỉ nên làm ép tim nếu chắc chắn người đó không có mạch, ngưng thở và không có bác sĩ xung quanh. Trong khi một người gọi xe cứu thương, một người khác thì ép tim 100l/ phút. Đối với trẻ sơ sinh, nó được thực hiện bằng các ngón tay và theo nhịp khác. |
Paracetamol có thể dẫn đến các vấn đề về gan: Paracetamol hoặc acetaminophen làm giảm đau và viêm và là một phần của nhiều loại thuốc phổ biến, đặc biệt là thuốc cảm cúm. Dùng thuốc quá liều có thể gây suy gan và suy thận. Đo liều lượng cẩn thận, với liều tối đa cho người lớn là 1g/lần (4g/ngày). |
Đừng ngửa đầu hoặc nằm ngửa khi chảy máu cam: Nếu bạn làm như vậy, huyết áp của bạn sẽ tăng lên và máu có thể xâm nhập vào phổi của bạn và gây buồn nôn. Hãy giữ đầu thẳng để giảm áp lực, áp viên đá lạnh vào một bên và bịt lỗ mũi còn lại trong 15 phút. Nếu chảy máu không ngừng hãy gọi xe cứu thương. |
Không kéo nạn nhân bị tai nạn giao thông khỏi xe hoặc giúp họ ở một vị trí thoải mái hơn: Hầu hết các trường hợp tử vong do tai nạn xảy ra là do chấn thương cổ và cột sống. Động thái nhỏ nhất trong nỗ lực để giúp nạn nhân có thể giết họ hoặc làm cho họ bị liệt. Nếu một người bị nạn có nguy cơ bị chấn thương đầu, cổ hoặc cột sống hãy gọi xe cứu thương và theo dõi hơi thở của nạn nhân cho tới khi bác sĩ đến. |
Bạn không nên dùng thuốc kích thích nôn trong trường hợp ngộ độc nghiêm trọng: Thuốc có thể gây ra chứng bỏng thực quản và nhường chỗ cho chất độc xâm nhập vào phổi. Trong trường hợp nghi ngờ ngộ độc, hãy gọi xe cấp cứu, mô tả các triệu chứng và nguồn ngộ độc có thể xảy ra. Đừng cố tìm kiếm lời khuyên trên Internet, nếu không có sự giúp đỡ đúng đắn, nạn nhân có thể chết trong vòng một giờ. |
Dùng dây thắt chặt để cầm máu có thể dẫn đến phải cắt bỏ chi: Việc áp dụng không đúng cách hoặc không cần thiết có thể ngăn cản sự lưu thông máu dẫn đến hoại tử. Dùng một lượng lớn gạc vô trùng ấn chặt vào vết thương là đủ cho đến khi xe cứu thương đến. Ngoại lệ duy nhất là khi chảy máu nghiêm trọng, nguy cơ tử vong cao hơn nguy cơ mất đi một chi. |
Không đặt muỗng vào miệng hoặc kéo lưỡi của người bị động kinh: Một người có thể nuốt hoặc nghẹt thở khi một vật được đặt vào miệng để bảo vệ lưỡi. Người bệnh bắt đầu run rẩy không kiểm soát được và thậm chí là tím tái, nhưng động kinh là tự hạn chế và có khả năng gây hại nhiều cho bản thân. Chỉ cần gọi cho bác sĩ và đảm bảo rằng người đó được an toàn khỏi những tác hại bên ngoài và thở một cách thoải mái. |
Nếu bạn bị rắn độc hoặc một con côn trùng cắn, đừng hút nọc độc: Nọc độc kết hợp với nước bọt của bạn có thể đẩy nhanh việc chất độc phát tác, dẫn đến sưng phổi và suy tim. Nếu bạn bị cắn một chi, hãy nằm xuống để vùng bị tổn thương nằm dưới tim. Gọi xe cứu thương, mô tả những gì bạn gặp phải và uống nhiều nước. |
Không nên đưa người bệnh hoặc người bị thương vào bệnh viện gần nhất: Gọi xe cứu thương, mô tả tình huống và lắng nghe người hướng dẫn thông báo cho bạn nơi nhận nạn nhân cần đến. Không phải mọi bệnh viện đều có các loại thuốc, chuyên gia, hoặc trang thiết bị cần thiết. Và tự ý vận chuyển bệnh nhân có thể rất nguy hiểm. |