5 món khoái khẩu của nhiều người nhưng càng ăn thận càng nhanh “xuống cấp”

VOV.VN - Thận là cơ quan quan trọng đảm nhiệm chức năng lọc máu, loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, thói quen ăn uống thiếu khoa học có thể âm thầm hủy hoại sức khỏe "nhà máy lọc máu" này mà bạn không hề hay biết.

Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn

Thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu...) và thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt hun khói, lạp xưởng...) chứa hàm lượng protein cao. Khi tiêu thụ quá nhiều, thận phải làm việc "cật lực" để lọc chất thải từ protein, dẫn đến suy giảm chức năng thận theo thời gian. Thịt chế biến sẵn còn chứa nhiều muối, chất bảo quản và phụ gia, càng tăng thêm gánh nặng cho thận. Nên hạn chế ăn thịt đỏ, chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần. Ưu tiên thịt trắng như thịt gia cầm, cá và h ạn chế tối đa thịt chế biến sẵn.

Nước ngọt có gas

Nước ngọt có ga, đặc biệt là loại chứa đường fructose cao, là một trong những thủ phạm chính gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Đường fructose khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric, chất gây ra bệnh gout và hình thành sỏi thận.

Không dừng lại ở đó, lượng phốt pho quá nhiều trong nước ngọt có ga còn cản trở quá trình hấp thu canxi, làm suy yếu xương khớp, tăng nguy cơ loãng xương và thậm chí là suy thận mãn tính. Việc tiêu thụ thường xuyên loại đồ uống này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe lâu dài.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật như gan, tim, cật... thường chứa hàm lượng purin, cholesterol và chất béo bão hòa rất cao. Khi tiêu thụ quá mức, purin sẽ chuyển hóa thành axit uric, tích tụ trong khớp và gây ra bệnh gout đau đớn. Đồng thời, lượng axit uric dư thừa cũng có thể tạo thành tinh thể, gây sỏi thận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận.

Bên cạnh đó, cholesterol và chất béo bão hòa trong nội tạng sẽ làm tăng lượng mỡ trong máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đau tim và đột quỵ. Điều này không chỉ gây hại cho tim mạch mà còn ảnh hưởng đến chức năng thận do các mảng bám xơ vữa làm hẹp mạch máu nuôi thận."

Thực phẩm giàu oxalat

Nhiều người không biết rằng những thực phẩm quen thuộc như rau bina, cải bó xôi, socola, trà đen lại chứa một lượng oxalat khá cao. Khi ăn quá nhiều những thực phẩm này, lượng oxalat trong cơ thể sẽ tăng lên, dễ dàng kết hợp với canxi tạo thành sỏi thận. Sỏi thận không chỉ gây đau đớn mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Muối

Muối là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, lạm dụng muối chính là con đường ngắn nhất dẫn đến các bệnh lý về thận. Khi ăn quá mặn, thận phải làm việc vất vả hơn để lọc lượng natri dư thừa, lâu dần gây quá tải và suy yếu chức năng thận.

Thừa muối còn làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ sỏi thận và các bệnh lý tim mạch khác. Vì vậy, nên hạn chế lượng muối ăn hàng ngày, không nên ăn quá 5g muối/ngày. Chọn thực phẩm tươi sống thay vì đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn chứa nhiều muối.

Báo động ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh suy thận mạn tính

VOV.VN - Có rất nhiều người trẻ đang điều trị nội trú tại Trung tâm Thận, Tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai. Hầu hết những người trẻ này đều bị viêm cầu thận mạn tính – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối và phải điều trị thay thế. Đây là một vấn đề y tế đáng báo động.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những loại trái cây nào tốt cho người bệnh thận?
Những loại trái cây nào tốt cho người bệnh thận?

VOV.VN - Đối với người bị bệnh thận, những loại trái cây không chứa quá nhiều kali và phốt pho sẽ có lợi khi đưa vào chế độ ăn uống.

Những loại trái cây nào tốt cho người bệnh thận?

Những loại trái cây nào tốt cho người bệnh thận?

VOV.VN - Đối với người bị bệnh thận, những loại trái cây không chứa quá nhiều kali và phốt pho sẽ có lợi khi đưa vào chế độ ăn uống.

Cảnh báo dấu hiệu mắc bệnh thận mãn tính và cách phòng ngừa
Cảnh báo dấu hiệu mắc bệnh thận mãn tính và cách phòng ngừa

VOV.VN - Thận là cơ quan nhỏ, kích thước của nó chỉ bằng một con chuột máy tính nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Cứ sau 30 phút, thận lại thực hiện chức năng lọc toàn bộ máu trong cơ thể, loại bỏ chất thải, độc tố và chất lỏng dư thừa. Ngày nay tỉ lệ người trưởng thành mắc bệnh thận mãn tính (CKD) cao, do đó việc phòng ngừa là rất quan trọng.

Cảnh báo dấu hiệu mắc bệnh thận mãn tính và cách phòng ngừa

Cảnh báo dấu hiệu mắc bệnh thận mãn tính và cách phòng ngừa

VOV.VN - Thận là cơ quan nhỏ, kích thước của nó chỉ bằng một con chuột máy tính nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Cứ sau 30 phút, thận lại thực hiện chức năng lọc toàn bộ máu trong cơ thể, loại bỏ chất thải, độc tố và chất lỏng dư thừa. Ngày nay tỉ lệ người trưởng thành mắc bệnh thận mãn tính (CKD) cao, do đó việc phòng ngừa là rất quan trọng.

6 giai đoạn của bệnh thận mãn tính
6 giai đoạn của bệnh thận mãn tính

VOV.VN - Bệnh thận mãn tính, còn được gọi là CKD. Đây là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thận. Sau đây là 6 giai đoạn tiến triển của bệnh.

6 giai đoạn của bệnh thận mãn tính

6 giai đoạn của bệnh thận mãn tính

VOV.VN - Bệnh thận mãn tính, còn được gọi là CKD. Đây là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thận. Sau đây là 6 giai đoạn tiến triển của bệnh.