Bệnh nhân mắc sởi tăng: Vì sao Bộ Y tế chưa công bố dịch?

VOV.VN - Các tỉnh đã đánh giá cơ bản khống chế được tình hình bệnh sởi, số trường hợp mắc đã bắt đầu giảm...

Hiện nay, bệnh sởi diễn biến đang lan rộng khiến các gia đình không kịp trở tay. Các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện Nhi Trung ương đang trong tình trạng quá tải.

Để hiểu rõ hơn về tình hình bệnh sởi ở Việt Nam hiện nay, phóng viên VOV đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng về diễn biến tình hình dịch sởi và các nội dung cần biết liên quan đến việc công bố dịch sởi năm 2013 – 2014…

PV: Xin ông cho biết tình hình dịch hiện nay đang diễn biến như thế nào?

PGS. TS Trần Đắc Phu: Từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 6.611 trường hợp sốt phát ban dạng sởi, trong đó ghi nhận 2.492 trường hợp được xác định mắc bệnh sởi (bao gồm các trường hợp xét nghiệm dương tính và xác định dịch tễ học) tại 59 tỉnh/thành phố, các cơ sở y tế đã lấy 4.335 mẫu xét nghiệm, có 2.303 mẫu dương tính với sởi (53%).

Tích lũy từ tháng 11/2013 đến 31/3/2014 ghi nhận 3.380 trường hợp mắc sởi, trong đó có 25 trường hợp tử vong; số mắc thấp hơn vụ dịch năm 2009-2010 (8.233 trường hợp mắc).

Các trường hợp mắc bệnh rải rác tại nhiều tỉnh. Tuy nhiên, tại một số tỉnh ghi nhận ổ dịch sởi tập trung với quy mô nhỏ và vừa như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang. Tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh không xuất hiện ổ dịch sởi tập trung lớn nhưng số mắc rải rác xảy ra trên diện rộng.

PV: Có ý kiến cho rằng dịch sởi năm nay đang có những diễn biến bất thường. Vậy ông xin nói rõ hơn về vấn đề này?

PGS. TS Trần Đắc Phu: Theo tôi, để xem xét vụ dịch có những diễn biến bất thường hay không, dựa vào các yếu tố chính: thứ nhất là xem các tác nhân gây bệnh có những sự biến đổi về chủng gây bệnh như biến đổi về gen, thay đổi về độc lực cũng như xem xét về sự lan truyền và bùng phát, mức độ nặng, nhẹ của dịch bệnh xảy ra tại cộng đồng như thế nào.

Theo các chuyên gia virus học, các chủng virus sởi ở Việt Nam chưa có những biến đổi gen khác biệt so với sự lưu hành của các chủng virus trong khu vực và không có sự gia tăng về độc lực.

Việc xuất hiện, sự gia tăng bệnh sởi và một số ổ dịch thời gian qua với quy mô nhỏ, tập trung hoặc rải rác. Theo nhận định, dịch bệnh xuất hiện năm nay là do tính chất chu kỳ dịch xuất hiện sau 4-5 năm kể từ vụ dịch 2009-2010.

Nguyên nhân là do quá trình tích luỹ những trường hợp trẻ em không được tiêm chủng hoặc có được tiêm chủng nhưng không tạo được miễn dịch qua các năm và mắc bệnh.

Điều này phù hợp với diễn biến dịch sởi trên thế giới và khu vực của các nước triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng vaccine sởi cho trẻ em. Qua thống kê báo cáo, chúng tôi thấy các trường hợp mắc sởi năm nay vẫn thấp hơn so với số người mắc sởi năm 2009-2010.

PV: Liệu đây có phải là lý do Bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch thưa ông?

PGS. TS Trần Đắc Phu: Ngay từ tháng 2/2014, các ca bệnh sởi đã ghi nhận tại một số địa phương của các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ Y tế đã thông báo và chỉ đạo các địa phương này triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch.

Nhận định tình hình bệnh sởi có khả năng lan rộng đối với những trẻ chưa được tiêm phòng sởi, Bộ Y tế cũng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tới 63/63 tỉnh, thành phố để thông báo tình hình dịch và triển khai kế hoạch tiêm vaccine sởi.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng trả lời phỏng vấn VOV


Hội nghị có sự tham gia và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Bộ Y tế cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vét vaccine sởi cho toàn bộ trẻ em từ 9 đến 24 tháng tuổi (riêng thành phố Hồ Chí Minh đối với trẻ từ 9 tháng - 3 tuổi) và Kế hoạch này cũng đã được thông báo tới toàn bộ các bà mẹ có con từ 1 đến 2 tuổi.

Tuy vậy, việc khi nào công bố dịch sởi cần phải căn cứ vào tình hình dịch bệnh và thực hiện theo Quyết định 64/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2010.

Căn cứ vào nội dung trên của Quyết định, nên nhiều địa phương sau khi triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch nhất là việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi, các tỉnh đã đánh giá cơ bản khống chế được tình hình bệnh sởi, số trường hợp mắc đã bắt đầu giảm, đồng thời Bộ Y tế sau khi họp các chuyên gia cũng không thấy có sự biến đổi của virus sởi nên UBND các tỉnh không công bố dịch.

Nói như vậy, việc không công bố dịch sởi không có nghĩa là không cung cấp tình hình bệnh sởi đến người dân để áp dụng các biện pháp phòng chống. Thực tế Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố cũng đã thường xuyên thông báo tình hình bệnh sởi trên các website và trên các đài báo, đồng thời đã triển khai rất nhiều hành động nhằm kiểm soát tốt bệnh sởi trong thời gian sớm nhất trên phạm vi toàn quốc.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh để cung cấp thông tin cho người dân và triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

PV: Như ông nói, tiêm vaccine sởi là hiệu quả nhất trong phòng bệnh sởi, trong khi đó cũng có một số trẻ dưới 9 tháng tuổi bị mắc bệnh, như vậy có cần phải thay đổi lịch tiêm sớm hơn để phòng bệnh sởi không?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Lịch tiêm vaccine theo độ tuổi của mỗi loại vaccine có khác nhau. Ví dụ đối với Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván phải tiêm cho trẻ vào lúc 2 tháng tuổi và cho trẻ uống vaccine bại liệt cũng vào thời điểm này. Vaccine sởi phải tiêm vào lúc trẻ 9 tháng tuổi, vì lúc đó miễn dịch của mẹ truyền cho con sẽ hết và tiêm vaccine vào lúc này có giá trị đạt hiệu quả cao.

Tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh sởi. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trong giai đoạn 2000-2012, nhờ có vaccine đã cứu sống cho 13,8 triệu trẻ em trên thế giới.

Phân tích các trường hợp mắc sởi tại nước ta thời gian vừa qua cho thấy, đa số bệnh nhân mắc sởi đều không được tiêm chủng hoặc không rõ về tình trạng tiêm chủng (87,6%), chỉ có rất ít trẻ đã tiêm vaccine đủ mũi bị mắc bệnh (4,2%). Đồng thời, tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao, số ca mắc xảy ra rải rác. Điều này cho thấy, việc tiêm vaccine phòng bệnh sởi đã đạt được hiệu quả tốt tạo được nền miễn dịch cao trong cộng đồng.

Phân tích theo nhóm tuổi thấy chủ yếu số trẻ mắc dưới 10 tuổi, trong đó trẻ dưới 9 tháng tuổi chiếm tỷ lệ thấp do miễn dịch của mẹ truyền cho con có thể bảo vệ trẻ trong vòng 9 tháng sau khi chào đời.

Qua trao đổi với các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy việc tiêm vaccine cho trẻ ở độ tuổi thấp hơn, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi hiệu lực bảo vệ thấp và không chắc chắn về tính an toàn của vaccine đối với trẻ.

Như vậy, việc tiêm phòng vaccine sởi bắt đầu từ tháng thứ 9 là tốt nhất để bổ sung cho trẻ có miễn dịch tốt hơn sau khi miễn dịch bảo vệ của mẹ truyền cho con hết vào tháng thứ 9 sau khi ra đời. Thực tế hầu hết các nước trên thế giới áp dụng tiêm mũi vaccine sởi đầu tiên trong khoảng 9 - 12 tháng tuổi.

PV: Xin cảm ơn ông!.

Theo Quyết định, việc công bố bệnh truyền nhiễm trong đó có Sởi chỉ được thực hiện khi có đủ hai điều kiện sau:

1. Có số người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá số người mắc sự tính bình thường của cơ quan y tế tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

2. Có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ sau:

a) Quy mô, tính chất của bệnh dịch vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan ý tế tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Bệnh dịch được Bộ trưởng Bộ Y tế xác định có sự biến đổi tác nhân gây bệnh, có nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả.

c) Bệnh dịch có tỷ lệ tử vong cao mà chưa rõ tác nhân gây bệnh và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả.

d) Bệnh dịch xảy ra khi có thiên tai, thảm hoạ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh sởi sẽ được kiểm soát trong một vài tháng tới
Bệnh sởi sẽ được kiểm soát trong một vài tháng tới

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, đến cuối tháng 3/2014, có 25 trường hợp tử vong do sởi, biến chứng của sởi

Bệnh sởi sẽ được kiểm soát trong một vài tháng tới

Bệnh sởi sẽ được kiểm soát trong một vài tháng tới

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, đến cuối tháng 3/2014, có 25 trường hợp tử vong do sởi, biến chứng của sởi

Cách phân biệt bệnh sởi và cúm
Cách phân biệt bệnh sởi và cúm

VOV.VN - Theo BS Nguyễn Tiến Lâm, bệnh sởi và cúm đều có biểu hiện giống nhau, tuy nhiên bệnh sởi có điểm khác là đau mắt…

Cách phân biệt bệnh sởi và cúm

Cách phân biệt bệnh sởi và cúm

VOV.VN - Theo BS Nguyễn Tiến Lâm, bệnh sởi và cúm đều có biểu hiện giống nhau, tuy nhiên bệnh sởi có điểm khác là đau mắt…

Những biến chứng của bệnh sởi
Những biến chứng của bệnh sởi

Những biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt... đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng.

Những biến chứng của bệnh sởi

Những biến chứng của bệnh sởi

Những biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt... đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng.

Dịch sởi diễn biến nặng nhất trong 40 năm qua
Dịch sởi diễn biến nặng nhất trong 40 năm qua

Theo các chuyên gia y tế, dịch sởi thực sự diễn biến rất phức tạp

Dịch sởi diễn biến nặng nhất trong 40 năm qua

Dịch sởi diễn biến nặng nhất trong 40 năm qua

Theo các chuyên gia y tế, dịch sởi thực sự diễn biến rất phức tạp

Lo ngại bệnh viện thành ổ dịch sởi
Lo ngại bệnh viện thành ổ dịch sởi

Đến bệnh viện bị lây nhiễm sởi khiến bệnh trở nặng, thậm chí tử vong là mối lo ngại của nhiều gia đình bệnh nhân.

Lo ngại bệnh viện thành ổ dịch sởi

Lo ngại bệnh viện thành ổ dịch sởi

Đến bệnh viện bị lây nhiễm sởi khiến bệnh trở nặng, thậm chí tử vong là mối lo ngại của nhiều gia đình bệnh nhân.

Dịch sởi diễn biến bất ngờ, cha mẹ trở tay không kịp
Dịch sởi diễn biến bất ngờ, cha mẹ trở tay không kịp

VOV.VN -Dịch sởi với những diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại nhiều địa phương đang khiến nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng.

Dịch sởi diễn biến bất ngờ, cha mẹ trở tay không kịp

Dịch sởi diễn biến bất ngờ, cha mẹ trở tay không kịp

VOV.VN -Dịch sởi với những diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại nhiều địa phương đang khiến nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng.

Dịch sởi ở trẻ: Chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng
Dịch sởi ở trẻ: Chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng

VOV.VN -Nguyên nhân dẫn đến dịch sởi đang bùng phát hiện nay là do chu kỳ của bệnh và những trường hợp bị bệnh đều chưa được tiêm phòng!.

Dịch sởi ở trẻ: Chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng

Dịch sởi ở trẻ: Chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng

VOV.VN -Nguyên nhân dẫn đến dịch sởi đang bùng phát hiện nay là do chu kỳ của bệnh và những trường hợp bị bệnh đều chưa được tiêm phòng!.

Ít nhất 25 trẻ tử vong do bệnh sởi
Ít nhất 25 trẻ tử vong do bệnh sởi

VOV.VN - Hiện nay, cả nước phát hiện 6.611 trường hợp sốt phát ban dạng sởi chủ yếu tại miền Bắc và Nam.

Ít nhất 25 trẻ tử vong do bệnh sởi

Ít nhất 25 trẻ tử vong do bệnh sởi

VOV.VN - Hiện nay, cả nước phát hiện 6.611 trường hợp sốt phát ban dạng sởi chủ yếu tại miền Bắc và Nam.