Biện pháp chăm sóc tốt nhất cho trẻ tự kỷ tại nhà

VOV.VN - Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ là điều vô cùng quan trọng bên cạnh các phương pháp can thiệp, trị liệu.

Bổ sung magiê: Một chế độ ăn uống cân bằng, đủ dinh dưỡng là điều cần thiết cho tất cả trẻ em. Đặc biệt là trẻ tự kỷ cần chú ý bổ sung magiê. Thiếu magiê có thể dẫn đến một số hành vi thường thấy ở trẻ tự kỷ như lắc lư, nghiến răng, lo lắng, tập trung kém và khả năng chú ý thấp. Bằng cách bổ sung magiê, những triệu chứng này có thể giảm, cho phép điều trị hành vi hiệu quả hơn.
Dầu cá: Axít béo Omega-3, cùng với một số loại axit béo khác thực sự có lợi và cần thiết cho sự phát triển bình thường, khỏe mạnh của cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ omega-3 cao có thể làm tăng khả năng giao tiếp xã hội ở những người bị chứng tự kỷ và cũng có thể làm dịu các hành vi hiếu động và gây rối.
Melatonin: Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của chứng tự kỷ là giấc ngủ kém. Sự gián đoạn trong chu kỳ ngủ bình thường có thể gây khó chịu, thiếu tập trung, lo âu và căng thẳng mãn tính. Melatonin là một chất làm dịu, an thần có thể đảm bảo giấc ngủ ngon lành, qua đó giúp trẻ tự kỷ duy trì một giấc ngủ thoải mái hơn.
Probiotic: Nhiều nhà nghiên cứu đã lập luận rằng một trong những nguyên nhân rõ ràng nhất của chứng tự kỷ là chế độ ăn uống. Nói cách khác, sức khỏe của ruột và lượng chất dinh dưỡng là hai thủ phạm chính đằng sau mức độ nghiêm trọng của chứng tự kỷ. Probiotics kích thích sự tăng trưởng và phát triển các vi khuẩn có lợi trong ruột giúp chúng ta hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả và bảo vệ ruột khỏi mọi bệnh nhiễm trùng. Với hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh hơn, một số triệu chứng của chứng tự kỷ có thể giảm đi.
Kháng khuẩn và chống ký sinh trùng: Có các quan điểm cho rằng chứng tự kỷ phát triển do ruột của trẻ tiếp xúc với vi khuẩn Candida và các chất ký sinh khác để lại chất độc trong ruột. Sự phơi nhiễm vi khuẩn này có thể gây ra nhiều triệu chứng của chứng tự kỷ. Do đó, việc bảo vệ trẻ em khỏi vi khuẩn và ký sinh trùng nguy hiểm là điều cần thiết để bảo vệ chúng hoàn toàn khỏi khả năng mắc chứng tự kỷ.
Vitamin D: Vitamin D là rất quan trọng cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Hàm lượng vitamin D thấp ở phụ nữ mang thai có liên quan đến mức độ tự kỷ của trẻ sơ sinh. Thiếu vitamin D ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, một yếu tố quan trọng của sự phát triển tự kỷ. Cuối cùng, vitamin D ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền thần kinh, thường bị ảnh hưởng tiêu cực ở những người bị chứng tự kỷ.
Vitamin C: Những người mắc bệnh tự kỷ, cơ thể của họ không xử lý hoặc hấp thu đủ tốt chất dinh dưỡng để làm giảm các triệu chứng. Giữ lượng vitamin C cao trong cơ thể giúp chống oxy hóa, tăng chức năng nhận thức, tái tạo tế bào và sức khỏe nói chung. Đồng thời có thể cải thiện các triệu chứng của một số bệnh nhân tự kỷ.
Nghệ: Là một trong những thảo dược được sử dụng phổ biến, nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và các triệu chứng khác của cho cơ thể. Điều này có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của ruột và đảm bảo lượng dinh dưỡng thích hợp và các triệu chứng tự kỷ có thể được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tại sao người bệnh tiểu đường nên tập thể dục hàng ngày?
Tại sao người bệnh tiểu đường nên tập thể dục hàng ngày?

VOV.VN - Tập thể dục thường xuyên cũng như chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để đánh bại hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Tại sao người bệnh tiểu đường nên tập thể dục hàng ngày?

Tại sao người bệnh tiểu đường nên tập thể dục hàng ngày?

VOV.VN - Tập thể dục thường xuyên cũng như chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để đánh bại hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương ở nam giới
Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương ở nam giới

VOV.VN - Đàn ông dễ bị loãng xương vì lối sống và thói quen của họ. Bên cạnh đó, loãng xương là một căn bệnh thầm lặng khó phát hiện.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương ở nam giới

Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương ở nam giới

VOV.VN - Đàn ông dễ bị loãng xương vì lối sống và thói quen của họ. Bên cạnh đó, loãng xương là một căn bệnh thầm lặng khó phát hiện.