Đây là 7 loại thảo mộc điều trị hen suyễn hiệu quả
VOV.VN - Có một liệu pháp điều trị hen suyễn bổ sung là sử dụng các loại thảo mộc. Sau đây là 7 loại thảo mộc dùng cho bệnh hen suyễn. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, khi dùng bất cứ phương pháp nào cũng cần có sự tư vấn.
Mục tiêu sử dụng thảo mộc điều trị hen suyễn
- Cải thiện và tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể
- Giảm mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng
- Thúc đẩy sự thư giãn của cơ trơn phế quản
- Làm thông thoáng đường thở
- Tăng cường sức khỏe màng nhầy
Các loại thảo mộc dùng điều trị hen suyễn
Tỏi
Tỏi là một chất chống viêm quan trọng trong hệ hô hấp. Khi muốn bôi trơn niêm mạc, tỏi là một phương pháp được khuyến khích. Tỏi thường được sử dụng dưới dạng tươi hoặc dưới dạng thạch cao nếu phổi bị tắc nghẽn.
Nghệ
Nghệ có đặc tính chống viêm nên có thể dùng trong việc điều trị hen suyễn và các bệnh mãn tính khác.
Trong một thử nghiệm lâm sàng, đã kiểm tra tác động curcumin từ nghệ với 60 người mắc bệnh hen suyễn nhẹ đến trung bình trong 30 ngày. Một nửa số người tham gia chỉ được điều trị hen suyễn tiêu chuẩn và nửa còn lại nhận được liệu pháp điều trị hen suyễn tiêu chuẩn và chất curcumin.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng dùng 500mg chất bổ sung từ nghệ hàng ngày giúp mở đường thở và cải thiện đáng kể lực thở ra và các thông số huyết học. Nghiên cứu không phát hiện tác dụng phụ.
Sự sưng tấy của đường thở chủ yếu gây ra bệnh hen suyễn - do đó, việc sử dụng các loại thực phẩm được biết đến để giảm viêm là điều hợp lý. Những người thực hiện chế độ ăn gây viêm nhiễm, chẳng hạn như thực phẩm chế biến sẵn, có nhiều khả năng mắc bệnh hen suyễn và béo phì.
Do đó, kết hợp nghệ vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm các triệu chứng hen suyễn. Bạn có thể dùng nghệ là một loại gia vị cho bữa ăn hoặc dùng bột nghệ để pha sữa nóng.
Hạt thì là đen
Một liều hạt thì là đen (Nigella sativa) hàng ngày có thể giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng ở những người mắc bệnh hen suyễn.
Các hợp chất được tìm thấy trong hạt thì là đen rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần. Các đặc tính chống viêm, tăng cường khả năng miễn dịch và làm dịu đường thở là một số lợi ích của thì là đen đối với bệnh nhân hen suyễn. Do đó, bệnh nhân hen suyễn có thể sử dụng nó dưới dạng thuốc hít, dầu xoa bóp hoặc chất bổ sung đường uống để giảm bớt các triệu chứng tắc nghẽn đường thở.
Mật ong
Mật ong đã được chứng minh là giúp tăng cường sản xuất nước bọt. Ngoài ra, mật ong có tác dụng chống viêm, giúp giảm phù nề đường thở do hen suyễn.
Các đặc tính chống viêm của mật ong giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi cảm lạnh và cúm thông thường – đây là nguyên nhân làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn. Ngoài ra, chứng tắc nghẽn ở đường thở cũng được giảm bớt bằng mật ong.
Nếu bạn bị hen suyễn, quế và mật ong là một sự kết hợp hoàn hảo. Do tính chất chống oxy hóa và chống vi khuẩn, hỗn hợp này giúp hệ hô hấp chống lại vi trùng và chất ô nhiễm.
Gừng
Gừng có đặc tính chống viêm, giống như tỏi. Trong gừng có chất gingerol có thể làm giảm phản ứng quá mức của đường thở, đây là một trong những đặc điểm chính của bệnh hen suyễn.
Theo một đánh giá khoa học về lợi ích của gừng đối với sức khỏe con người, việc bổ sung gừng trong chế độ ăn uống hoặc như một chất bổ sung mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có bệnh hen suyễn.
Vì thế trong những tháng lạnh, bạn hãy pha gừng với mật ong, hoặc khi nấu ăn, bạn cũng có thể kết hợp gừng vào một số món ăn để vừa gia tăng hương vị, vừa bảo vệ sức khỏe.
Lưu ý khi sử dụng thảo mộc điều trị hen suyễn
Khi áp dụng các biện pháp điều trị hen suyễn nào, trong đó có việc sử dụng thảo mộc, bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng.
Ngoài ra bạn cũng cần cân nhắc rằng khi sử dụng một số loại thảo mộc sẽ ảnh hưởng đến phương pháp điều trị hen suyễn hiện tại hoặc dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.
Các loại thảo mộc có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người và mỗi người sẽ có một độ nhạy cảm riêng. Do đó bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng và cẩn thận hơn nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Không nên ngưng thuốc điều trị hen suyễn mà không có sự tư vấn của bác sĩ trước.