F0 điều trị tại nhà: Ăn uống thế nào để nhanh khỏi bệnh?

VOV.VN - Tài liệu hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà của Bộ Y tế đưa ra các khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm bệnh.

Theo Bộ Y tế, để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch người bệnh cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Trường hợp người bệnh mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà, việc thực hiện, tuân thủ chế độ dinh dưỡng thật sự cần thiết. Dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện "hàng rào" bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày làm tăng sức đề kháng.

Khi bị nhiễm, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống. Vì thế họ cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng. Ngoài ra, việc cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh nhiễm Covid-19 nhẹ và không triệu chứng tại nhà là rất cần thiết, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng.

F0 nhẹ và không triệu chứng

Đối với F0 nhẹ, không triệu chứng, Bộ Y tế khuyến cáo ăn đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng, thể chất bình thường; Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi...

Nhóm người bệnh này cần tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc.., đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn teo cơ, tăng sức đề kháng và ăn thêm trái cây tươi hay nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) kết hợp uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.

F0 điều trị tại nhà đảm bảo đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng, xanh thẫm.

Bộ Y tế khuyến cáo, người bệnh không bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính, tăng cường các bữa phụ; Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <10% tổng năng lượng ăn vào); Không kiêng thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ

Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.

Ngoài ra, F0 cũng không ăn đồ ăn nhiều muối, rượu, bia. Quá trình sử dụng thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh, không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng, luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.

Dinh dưỡng cho trẻ em

Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng quy định chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần tuân thủ theo nguyên tắc định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào.

Theo đó, chế độ ăn của trẻ cân đối hàng ngày với 4 yếu tố chính là lipid (lipid động vật và lipid thực vật), vitamin và khoáng chất, thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate), protein (protein động vật và thực vật). Trẻ phải ít nhất có 1 bữa ăn trong ngày cân đối khẩu phần.

Hàng ngày cho trẻ ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng, xanh thẫm).

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <5% tổng năng lượng ăn vào) hoặc ăn mặn. Cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi, tránh uống nước ngọt công nghiệp.

Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ >2 tuổi 500 ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất).

Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.

Bộ Y tế lưu ý, phụ huynh cần thay thế thức ăn gây nôn và buồn nôn bằng những khẩu vị trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.

F0 không khai báo y tế có nguy cơ bị phạt nặng?

VOV.VN - Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các Quyết định: 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020; 07/2020/QĐ- TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A...

Cha mẹ, người chăm sóc cần theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ định kỳ để xác định xem trẻ có khả năng sẽ bị suy dinh dưỡng cấp nặng không.

Cân nặng định kỳ cho trẻ, nếu có thể được thì cân 3-5 ngày/lần. Nếu trẻ sụt cân từ 1-2%/1 tuần cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp.

Phụ huynh cũng cần đánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hàng ngày như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng bởi những biểu hiện này sẽ làm suy giảm lượng thức ăn và giảm hấp thụ.

Cuối cùng, cha mẹ nên theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào/ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào <70% nhu cầu bình thường so với lứa tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách giúp F0 chăm sóc sức khỏe tinh thần khi điều trị COVID-19 tại nhà
Cách giúp F0 chăm sóc sức khỏe tinh thần khi điều trị COVID-19 tại nhà

VOV.VN - Dưới đây là một số cách chăm sóc sức khỏe tinh thần mà bạn có thể tham khảo khi đang cách ly tại nhà.

Cách giúp F0 chăm sóc sức khỏe tinh thần khi điều trị COVID-19 tại nhà

Cách giúp F0 chăm sóc sức khỏe tinh thần khi điều trị COVID-19 tại nhà

VOV.VN - Dưới đây là một số cách chăm sóc sức khỏe tinh thần mà bạn có thể tham khảo khi đang cách ly tại nhà.

TP.HCM tăng cấp độ dịch địa bàn không chăm sóc tốt F0 tại nhà 
TP.HCM tăng cấp độ dịch địa bàn không chăm sóc tốt F0 tại nhà 

VOV.VN - Ngày 23/12, Sở Y tế TP.HCM ban hành công văn khẩn về quy trình đánh giá cấp độ dịch tại các địa phương trên địa bàn thành phố.

TP.HCM tăng cấp độ dịch địa bàn không chăm sóc tốt F0 tại nhà 

TP.HCM tăng cấp độ dịch địa bàn không chăm sóc tốt F0 tại nhà 

VOV.VN - Ngày 23/12, Sở Y tế TP.HCM ban hành công văn khẩn về quy trình đánh giá cấp độ dịch tại các địa phương trên địa bàn thành phố.

F0 tăng cao, Tây Ninh chuẩn bị kỹ việc chăm sóc, điều trị tại nhà
F0 tăng cao, Tây Ninh chuẩn bị kỹ việc chăm sóc, điều trị tại nhà

VOV.VN - Theo thường trực Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Tây Ninh, số ca mắc và tử vong do COVID-19 tại địa phương này trong ngày 11/12 tiếp tục tăng cao.

F0 tăng cao, Tây Ninh chuẩn bị kỹ việc chăm sóc, điều trị tại nhà

F0 tăng cao, Tây Ninh chuẩn bị kỹ việc chăm sóc, điều trị tại nhà

VOV.VN - Theo thường trực Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Tây Ninh, số ca mắc và tử vong do COVID-19 tại địa phương này trong ngày 11/12 tiếp tục tăng cao.

F0 điều trị tại nhà: Chất thải được xử lý thế nào để tránh lây nhiễm?
F0 điều trị tại nhà: Chất thải được xử lý thế nào để tránh lây nhiễm?

VOV.VN - Chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của F0 quản lý tại nhà (gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ) và khẩu trang, trang phục phòng hộ của người chăm sóc F0 thải bỏ được coi là chất thải lây nhiễm

F0 điều trị tại nhà: Chất thải được xử lý thế nào để tránh lây nhiễm?

F0 điều trị tại nhà: Chất thải được xử lý thế nào để tránh lây nhiễm?

VOV.VN - Chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của F0 quản lý tại nhà (gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ) và khẩu trang, trang phục phòng hộ của người chăm sóc F0 thải bỏ được coi là chất thải lây nhiễm

"Bỏ túi" dấu hiệu này khi trong nhà có F0
"Bỏ túi" dấu hiệu này khi trong nhà có F0

VOV.VN - Trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới nhất, Bộ Y tế phân thành 5 mức độ bệnh, thay vì trước đó là 4, gồm: không triệu chứng, nhẹ, trung bình, nặng và nguy kịch

"Bỏ túi" dấu hiệu này khi trong nhà có F0

"Bỏ túi" dấu hiệu này khi trong nhà có F0

VOV.VN - Trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới nhất, Bộ Y tế phân thành 5 mức độ bệnh, thay vì trước đó là 4, gồm: không triệu chứng, nhẹ, trung bình, nặng và nguy kịch

Dấu hiệu trẻ mắc Covid-19 chuyển nặng bố mẹ nên biết để đưa con đi cấp cứu kịp thời
Dấu hiệu trẻ mắc Covid-19 chuyển nặng bố mẹ nên biết để đưa con đi cấp cứu kịp thời

VOV.VN - Bộ Y tế vừa yêu cầu phải khai báo y tế hàng ngày, báo nhân viên y tế khi trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng bất thường và các dấu hiệu cần phải cấp cứu ngay

Dấu hiệu trẻ mắc Covid-19 chuyển nặng bố mẹ nên biết để đưa con đi cấp cứu kịp thời

Dấu hiệu trẻ mắc Covid-19 chuyển nặng bố mẹ nên biết để đưa con đi cấp cứu kịp thời

VOV.VN - Bộ Y tế vừa yêu cầu phải khai báo y tế hàng ngày, báo nhân viên y tế khi trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng bất thường và các dấu hiệu cần phải cấp cứu ngay

F0 không khai báo y tế có nguy cơ bị phạt nặng?
F0 không khai báo y tế có nguy cơ bị phạt nặng?

VOV.VN - Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các Quyết định: 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020; 07/2020/QĐ- TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A...

F0 không khai báo y tế có nguy cơ bị phạt nặng?

F0 không khai báo y tế có nguy cơ bị phạt nặng?

VOV.VN - Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các Quyết định: 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020; 07/2020/QĐ- TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A...

F0 hoặc người nghi ngờ là F0 cần khai báo y tế như thế nào?
F0 hoặc người nghi ngờ là F0 cần khai báo y tế như thế nào?

VOV.VN - Dịch ở Hà Nội và nhiều địa phương đang diễn biến phức tạp, số lượng F0 tăng đột biến. Khai báo y tế quy định là bắt buộc đối với các F0, vì thế, F0 được điều trị tại nhà cần thực hiện khai báo y tế để được hướng dẫn cách ly, điều trị.

F0 hoặc người nghi ngờ là F0 cần khai báo y tế như thế nào?

F0 hoặc người nghi ngờ là F0 cần khai báo y tế như thế nào?

VOV.VN - Dịch ở Hà Nội và nhiều địa phương đang diễn biến phức tạp, số lượng F0 tăng đột biến. Khai báo y tế quy định là bắt buộc đối với các F0, vì thế, F0 được điều trị tại nhà cần thực hiện khai báo y tế để được hướng dẫn cách ly, điều trị.