Kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường
VOV.VN - Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khoảng 422 triệu người trên toàn thế giới. Do đó để có thể kiểm soát bệnh tiểu đường, bạn cần một chế độ ăn uống lành mạnh cùng kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao. Sau đây là những cách khắc phục bệnh tiểu đường mà bạn dễ dàng áp dụng.
Chế độ ăn uống cân bằng dành cho bệnh nhân tiểu đường
Lựa chọn một chế độ ăn uống cân bằng giúp mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Điều quan trọng là duy trì lượng đường trong máu ổn định.
Do đó, bạn cần tập trung vào thực phẩm giàu chất xơ như ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường, ngăn chặn sự tăng đột biến của đường.
Tăng cường protein: Các loại thịt nạc như thịt gà, cá, đậu là nguồn cung cấp protein cho bạn. Protein giúp bạn cảm thấy no lâu và giữ cho cơ bắp khỏe mạnh.
Chất béo lành mạnh: Bơ, các loại hạt và dầu ô liu là những gì bạn cần. Chúng chứa chất béo lành mạnh sẽ không làm tăng lượng đường trong máu.
Kiểm soát khẩu phần ăn: Vấn đề không chỉ là bạn ăn gì mà còn ăn bao nhiêu cũng quan trọng. Các bữa ăn thường xuyên nhưng nhỏ hơn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Nói không với đường: Đồ uống có đường và đồ ăn nhẹ là kẻ thù tồi tệ nhất của bạn.
Tập thể dục tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Theo chuyên gia, chế độ ăn kiêng thôi là không đủ để chống lại bệnh tiểu đường; nửa còn lại và phần quan trọng không kém của phương trình là tập thể dục. Vận động cơ thể không chỉ là giảm bớt số kg thừa, mà nó là yếu tố cần thiết trong quản lý bệnh tiểu đường.
Tập luyện tim mạch: Các hoạt động như đi bộ nhanh, chạy bộ hoặc đạp xe giúp tim bạn bơm máu và cải thiện độ nhạy insulin.
Rèn luyện sức mạnh: Xây dựng cơ bắp không chỉ đốt cháy calo mà còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Hãy bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng và thân thiện.
Các bài tập yoga: Những bài tập này có thể làm giảm căng thẳng, kiểm soát được lượng đường trong máu.
Tuân thủ kế hoạch ăn uống và tập luyện
Hãy tuân thủ kế hoạch ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục, đồng thời theo dõi mức đường huyết thường xuyên để kiểm tra xem bạn có đang đi đúng hướng hay không. Và giúp điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện khi cần thiết.
Để có kết quả tốt nhất, bạn cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tạo ra một kế hoạch phù hợp với nhu cầu và lối sống của bạn.