Làm gì khi trẻ mọc răng?

Cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ tốt trong giai đoạn trẻ mọc răng sữa để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6, nhưng cũng có thể sớm hơn (tháng thứ 5) hoặc muộn hơn (tháng 7 - 8). Khi mọc răng, phần lớn trẻ thường có biểu hiện: Chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, đôi khi có thể sốt nhẹ, tiêu chảy,... Do đó cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ tốt trong giai đoạn này để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Trước khi răng nhú lên, bạn sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, có thể kèm theo sốt nhẹ. Mọc răng thường làm bé bị đau và rất khó chịu, do đó bé hay quấy khóc và lười ăn, thậm chí có thể sút cân. Vì vậy bạn nên vỗ về bé, dành thời gian chăm sóc dinh dưỡng và chú ý các biểu hiện ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ để xử lý kịp thời.

- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn mọc răng cần bảo đảm đầy đủ, hợp lý, có thể điều chỉnh chế độ ăn bằng của trẻ bằng thức ăn lỏng, dễ tiêu như: bột, sữa hoặc cháo loãng. Người mẹ nên duy trì các cữ bú của trẻ và bổ sung thêm canxi cho bé bằng những loại thực phẩm như: sữa, phô mai, sữa chua, lòng đỏ trứng, tôm, cua, cá, rau dền cơm, rau ngót,… và các loại trái cây tươi.

Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu


- Nếu bé có sốt, cha mẹ cần cặp nhiệt độ theo dõi thân nhiệt trẻ, nếu trẻ sốt trên 38,5 độ, có thể cho bé uống thuốc hạ sốt tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống và cho trẻ uống theo đúng chỉ dẫn.

- Bé cũng có thể đi ngoài phân nhão, sền sệt 3 - 4 lần/ngày, trong vài ngày. Nếu lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi ngoài nhiều lần hơn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám.

- Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm hoặc chải răng cho bé bằng bàn chải nhỏ mềm.

- Trẻ có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm ngón tay, cắn các vật rắn. Nếu trẻ cắn vật cứng, rất dễ gây tổn thương nướu rất nguy hiểm nếu trẻ nuốt vào. Để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên nên cho bé cắn núm vú giả bằng cao su, chọn cho trẻ loại đồ chơi an toàn, bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh rất nguy hiểm vì dễ làm tổn thương lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ. Tốt nhất bạn hãy thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng bánh quy nhỏ hay miếng lê, táo, cà rốt,… Tuy nhiên cần chú ý không để trẻ nhằn hay nuốt phải miếng thức ăn to phòng tránh bị sặc.

Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, quấy khóc, không chịu ăn uống,… cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám vì có thể đó là biểu hiện trẻ mắc bệnh khác cần điều trị kịp thời./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dịch sởi ở trẻ: Chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng
Dịch sởi ở trẻ: Chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng

VOV.VN -Nguyên nhân dẫn đến dịch sởi đang bùng phát hiện nay là do chu kỳ của bệnh và những trường hợp bị bệnh đều chưa được tiêm phòng!.

Dịch sởi ở trẻ: Chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng

Dịch sởi ở trẻ: Chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng

VOV.VN -Nguyên nhân dẫn đến dịch sởi đang bùng phát hiện nay là do chu kỳ của bệnh và những trường hợp bị bệnh đều chưa được tiêm phòng!.

Xem TV nhiều khiến trẻ chậm phát triển
Xem TV nhiều khiến trẻ chậm phát triển

VOV.VN - Xem TV hơn 3 giờ một ngày có thể khiến trẻ chậm phát triển kỹ năng xã hội cũng như học tập.

Xem TV nhiều khiến trẻ chậm phát triển

Xem TV nhiều khiến trẻ chậm phát triển

VOV.VN - Xem TV hơn 3 giờ một ngày có thể khiến trẻ chậm phát triển kỹ năng xã hội cũng như học tập.

8 sai lầm bố mẹ trẻ nào cũng mắc khi nuôi con
8 sai lầm bố mẹ trẻ nào cũng mắc khi nuôi con

Nghe người khác quá nhiều, bị quá tải thông tin, “quên” mất vợ (chồng) mình… là những lỗi phổ biến của các bố, mẹ trẻ.

8 sai lầm bố mẹ trẻ nào cũng mắc khi nuôi con

8 sai lầm bố mẹ trẻ nào cũng mắc khi nuôi con

Nghe người khác quá nhiều, bị quá tải thông tin, “quên” mất vợ (chồng) mình… là những lỗi phổ biến của các bố, mẹ trẻ.

Phòng ngừa nhiễm giun đường ruột ở trẻ em
Phòng ngừa nhiễm giun đường ruột ở trẻ em

Nước ta có tới 70-80% trẻ em bị nhiễm giun đường ruột do khí hậu nóng ẩm, ăn uống thiếu vệ sinh,... 

Phòng ngừa nhiễm giun đường ruột ở trẻ em

Phòng ngừa nhiễm giun đường ruột ở trẻ em

Nước ta có tới 70-80% trẻ em bị nhiễm giun đường ruột do khí hậu nóng ẩm, ăn uống thiếu vệ sinh,...