Mỗi ngày có gần 400 trẻ em tử vong vì bệnh lao

VOV.VN - PGS TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Chương trình Chống lao Quốc gia cho biết: Trên thế giới, mỗi ngày có gần 400 trẻ em tử vong vì căn bệnh lao.

Ngày 24/2, tại Hà Nội, tổ chức NGOs PATH và công ty Johnson & Johnson đã khởi động Dự án “Hơi thở Cuộc sống” nhằm đẩy mạnh công cuộc phòng, chống lao ở Việt Nam.

Dự án nằm trong khuôn khổ hợp tác với Chương trình Chống lao Quốc gia (CTCLQG), được thí điểm tại Nghệ An trong vòng 2 năm, địa phương có tỷ lệ bệnh lao và HIV cao.

Mục tiêu của dự án nhằm liên kết và thúc đẩy quan hệ đối tác mới giữa các cơ quan y tế của Việt Nam và các đối tác nhằm tăng cường phát hiện và điều trị, quản lý bệnh lao ở trẻ em; tăng cường sàng lọc điều trị dự phòng cho trẻ em tiếp xúc với lao phổi; cải thiện hệ thống ghi chép và báo cáo bệnh lao ở trẻ em.

Ông Ross Underwood (trưởng Bộ phận Thương mại và thâm nhập thị trường Toàn cầu Bộ phận Y Tế Cộng đồng Toàn cầu tập đoàn Johnson & Johnson) cho biết khi dự án đi vào thực hiện sẽ áp dụng các biện pháp điều trị mới và đơn giản hóa phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

Khởi động dự án “Hơi thở Cuộc sống”.

PGS TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc CTCLQG phát biểu trong lễ khởi động dự án rằng: Lao là nguyên nhân mắc bệnh và tử vong quan trọng ở trẻ em tại nhiều quốc gia lưu hành bệnh lao, với gần 400 trẻ em tử vong mỗi ngày vì căn bệnh này. Không ai đáng chết vì bệnh lao, đặc biệt là trẻ em. Chúng ta cần hợp tác để cùng kết thúc bệnh dịch này”.

Dự án cũng sẽ tập trung giải quyết các thách thức trong quản lý lao trẻ em ở Việt Nam, bao gồm đảm bảo các cán bộ y tế ở các tuyến được tập huấn thích hợp và thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Chương trình Chống Lao với các cơ sở y tế công và tư.

Ưu tiên hàng đầu của dự án là đảm bảo các cán bộ y tế có kỹ năng và năng lực phát hiện, điều trị và quản lý lao trẻ em và tăng cường kết nối và thiết lập hệ thống chuyển gửi giữa các cơ sở y tế công và tư”, Tiến sĩ Kimberly Green, Giám đốc Dự án từ PATH chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì Việt Nam không còn bệnh Lao
Vì Việt Nam không còn bệnh Lao

Ngày 24/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành đặc biệt bộ tem "Vì Việt Nam không còn bệnh Lao" gồm 1 mẫu, giá mặt 2.000 đ.

Vì Việt Nam không còn bệnh Lao

Vì Việt Nam không còn bệnh Lao

Ngày 24/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành đặc biệt bộ tem "Vì Việt Nam không còn bệnh Lao" gồm 1 mẫu, giá mặt 2.000 đ.

Mỹ phê chuẩn loại thuốc điều trị bệnh lao kháng thuốc mới
Mỹ phê chuẩn loại thuốc điều trị bệnh lao kháng thuốc mới

(VOV) -Đây là lần đầu tiên trong hơn 40 năm qua, Mỹ phê duyệt loại thuốc chống lao mới.

Mỹ phê chuẩn loại thuốc điều trị bệnh lao kháng thuốc mới

Mỹ phê chuẩn loại thuốc điều trị bệnh lao kháng thuốc mới

(VOV) -Đây là lần đầu tiên trong hơn 40 năm qua, Mỹ phê duyệt loại thuốc chống lao mới.

Anh tìm ra phương pháp mới để chẩn đoán bệnh lao
Anh tìm ra phương pháp mới để chẩn đoán bệnh lao

Phương pháp mới phát hiện bệnh bằng cách xác định các protein thoát ra khi phổi mắc bệnh không hoạt động được.

Anh tìm ra phương pháp mới để chẩn đoán bệnh lao

Anh tìm ra phương pháp mới để chẩn đoán bệnh lao

Phương pháp mới phát hiện bệnh bằng cách xác định các protein thoát ra khi phổi mắc bệnh không hoạt động được.

Cứ 20 phút có một người Việt Nam chết vì bệnh lao
Cứ 20 phút có một người Việt Nam chết vì bệnh lao

Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam đứng thứ 12/22 nước có số lượng bệnh nhân lao cao.

Cứ 20 phút có một người Việt Nam chết vì bệnh lao

Cứ 20 phút có một người Việt Nam chết vì bệnh lao

Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam đứng thứ 12/22 nước có số lượng bệnh nhân lao cao.

Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên điều trị dứt điểm bệnh lao
Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên điều trị dứt điểm bệnh lao

(VOV) -BS Đào Thị Hà: Lao kháng thuốc là một thể bệnh nguy hiểm, nguyên nhân chính do bệnh nhân không tuân thủ quy trình điều trị.

Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên điều trị dứt điểm bệnh lao

Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên điều trị dứt điểm bệnh lao

(VOV) -BS Đào Thị Hà: Lao kháng thuốc là một thể bệnh nguy hiểm, nguyên nhân chính do bệnh nhân không tuân thủ quy trình điều trị.