Một số thực phẩm sẽ làm kết quả kiểm tra nồng độ cồn dương tính

VOV.VN - Ngoài những đồ uống có cồn, có rất nhiều thực phẩm, món ăn có thể sẽ khiến kết quả thử nồng độ cồn hiện dương tính.

Một số thực phẩm sẽ làm kết quả kiểm tra nồng độ cồn dương tính bao gồm: trái cây chín, có lượng đường cao (vải, sầu riêng, chôm chôm…), các loại nước sốt cay nóng, ngũ cốc nguyên hạt. Nước uống năng lượng, soda lên men cũng nằm trong danh sách này.

Ngoài ra "thức ăn gây khó tiêu, gây ợ hơi cũng gây ra khí ethanol và chúng ta có kết quả dương tính giả" - PGS.TS Nguyễn Quang Dũng, Phó Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội thông tin.

Món ăn sử dụng rượu bia làm gia vị như thủy, hải sản như cá hấp bia, lẩu bò nhúng giấm, bò sốt vang; món dùng rượu mạnh, rượu vang để chế biến như gà, chân giò hầm rượu vẫn khiến hơi thở có nồng độ cồn, dù không đáng kể.

"Khi dùng rượu bia, vang làm gia vị trong một số món ăn thì có thể tạo ra một phần cồn trong món ăn. Tuy nhiên lượng cồn này thường rất nhỏ và không đủ để gây ra hiện tượng nồng độ cồn dương tính trong các test của cơ quan công an vì lượng cồn thường bị chưng cất hoặc bay hơi trong quá trình nấu nướng".

Những người tiêu thụ thường xuyên thực phẩm giàu carb rất dễ tăng nồng độ cồn trong máu sau khi ăn. Người ta ghi nhận nồng độ ethanol 400mg/dl ở những người này, gọi là ethanol nội sinh – tự nó xuất hiện sau khi chúng ta ăn một chế độ ăn nhiều carbonhydrate. Tình trạng căng thẳng bỏ bữa cũng có thể làm trầm trọng, làm gia tăng thêm nồng độ ethanol.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khái niệm đơn vị cồn. Một đơn vị cồn tương đương với 14gr cồn ethanol tinh khiết, bằng 1 lon bia; 150ml rượu vang; 45ml rượu mạnh Người trưởng thành có sức khỏe bình thường, cứ sau 1 tiếng, gan sẽ đào thải được 1 đơn vị cồn. Đây là con số ở mức trung bình.

"Tốc độ đào thải cồn ra khỏi cơ thể còn tùy vào mỗi người, như người gan yếu, người có cân nặng hơn mức trung bình thì quãng thời gian này có thể tăng lên hay giảm đi. Ngoài ra các yếu tố bệnh lý, tuổi tác, cân nặng hoặc khi dạ dày chứa nhiều thức ăn thì tốc độ hấp thu rượu của dạ dày sẽ chậm và tốc độ thải trừ cồn cũng sẽ chậm theo" -PGS.TS Nguyễn Quang Dũng, Phó Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội phân tích.

Tuy nhiên PGS Dũng cũng nhấn mạnh, việc không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn chỉ xảy ra với tỷ lệ rất nhỏ. Vì vậy, người dân không cần quá lo lắng. Mục đích lớn nhất trong quy định phòng chống tác hại rượu bia là nâng cao nhận thức và ý thức sử dụng rượu bia an toàn của mỗi cá nhân.

Hội chứng nhà máy bia tự động là gì?

Hội chứng nhà máy bia tự động hay hội chứng lên men trong ruột là một tình trạng hiếm gặp. Hội chứng này dẫn đến việc sản xuất ethanol (tức là rượu) thông qua quá trình lên men nội sinh trong hệ thống đường tiêu hóa (GI). Điều này có nghĩa là sau khi một người tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate, họ có thể bị say dù không thực sự uống rượu.

Hội chứng lên men đường ruột được mô tả lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1952 và chỉ được đặt tên chính thức vào năm 1990. Kể từ trường hợp đầu tiên được ghi nhận, sau đó nó chỉ được báo cáo ở một số ít bệnh nhân. Trong nhiều năm, hội chứng này đã từng được sử dụng để bào chữa cho các trường hợp lái xe khi say rượu mặc dù hội chứng sản xuất bia tự động khó có thể dẫn đến việc sản xuất đủ ethanol để đạt đến mức cồn trong máu bất hợp pháp trong cơ thể.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?

VOV.VN - Từ khi Bộ Công an đẩy mạnh chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới, hàng trăm nghìn trường hợp vi phạm đã bị xử lý. Hầu hết người tham gia giao thông đều đồng tình với việc xử lý vi phạm nồng độ cồn từ mức không.

Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?

Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?

VOV.VN - Từ khi Bộ Công an đẩy mạnh chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới, hàng trăm nghìn trường hợp vi phạm đã bị xử lý. Hầu hết người tham gia giao thông đều đồng tình với việc xử lý vi phạm nồng độ cồn từ mức không.

Vì sao Chủ tịch Hà Nội ký xử phạt nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn ở phố Trần Cung?
Vì sao Chủ tịch Hà Nội ký xử phạt nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn ở phố Trần Cung?

Liên quan đến việc nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn "kịch khung" ở phố Trần Cung, nhiều ý kiến thắc mắc, vì sao thẩm quyền ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính vụ việc này là Chủ tịch UBND TP Hà Nội?

Vì sao Chủ tịch Hà Nội ký xử phạt nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn ở phố Trần Cung?

Vì sao Chủ tịch Hà Nội ký xử phạt nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn ở phố Trần Cung?

Liên quan đến việc nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn "kịch khung" ở phố Trần Cung, nhiều ý kiến thắc mắc, vì sao thẩm quyền ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính vụ việc này là Chủ tịch UBND TP Hà Nội?