Phương pháp chẩn đoán về cơn đau đầu mãn tính
VOV.VN - Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Neuroscience, cơn đau đầu có liên quan đến dao động điện trong vỏ não quỹ đạo - một khu vực liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc, tự đánh giá và ra quyết định. Điều này đã gợi mở về hướng chẩn đoán, điều trị cho hàng triệu người bị đau đầu mãn tính do hệ thần kinh bị tổn thương.
Khoảng 20% người Mỹ trưởng thành đang đối mặt với các cơn đau đầu mãn tính, có thể đau dai dẳng hoặc tái phát kéo dài hơn 3 tháng. Các nhà khoa học đã sử dụng một thiết bị giống như máy tạo nhịp tim đặt bên trong não của 4 bệnh nhân có triệu chứng đau dây thần kinh liên tục trong hơn một năm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơn đau đầu có liên quan đến dao động điện trong vỏ não quỹ đạo - một khu vực liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc, tự đánh giá và ra quyết định. Kết quả này đã gợi mở về hướng chẩn đoán, điều trị cho hàng triệu người bị đau đầu mãn tính do hệ thần kinh bị tổn thương.
Tiến sĩ Ajay Wasan - chuyên gia về thuốc giảm đau tại Đại học Y khoa Pittsburgh - cho biết: “Nghiên cứu này thực sự đã chỉ ra rằng chức năng của não rất quan trọng đối với việc xử lý và nhận thức cơn đau”.
Các bác sĩ thường dựa vào lời kể của bệnh nhân để đánh giá mức độ đau, sử dụng thang đo số hoặc thang đo trực quan dựa trên cảm xúc. Các biện pháp giảm đau được cho là mang tính chủ quan và có thể thay đổi trong ngày. Một số bệnh nhân như trẻ em hoặc người khuyết tật có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp hoặc đánh giá chính xác cơn đau của họ.
Ông Kenneth Weber, chuyên gia nghiên cứu thần kinh (ĐH Stanford) phân tích: “Kết quả nghiên cứu đó có thể được sử dụng cùng với các bản tự báo cáo. Ngoài việc nâng cao hiểu biết của chúng ta về cơ chế thần kinh gây ra cơn đau, những dấu hiệu như vậy có thể giúp chẩn đoán cơn đau một số bệnh nhân trải qua mà trước đây bác sĩ của họ không đánh giá đầy đủ hoặc thậm chí hoàn toàn phớt lờ”.
Các nghiên cứu trước đây thường quét não của bệnh nhân đau đầu mãn tính để quan sát những thay đổi trong lưu lượng máu ở các vùng khác nhau - một phép đo gián tiếp hoạt động của não. Tuy nhiên, nghiên cứu như vậy chỉ giới hạn trong môi trường phòng thí nghiệm và yêu cầu bệnh nhân phải có mặt nhiều lần.
Trong nghiên cứu mới, Tiến sĩ Prasad Shirvalkar, nhà thần kinh học tại (ĐH California) cho hay, với thiết bị được cấy ghép vào não, ít nhất ba lần một ngày, bệnh nhân sẽ đánh giá cơn đau của mình và sau đó nhấn nút kích hoạt bộ phận cấy ghép để ghi lại tín hiệu não trong 30 giây. Bằng cách theo dõi bệnh nhân hàng ngày, ở nhà và tại nơi làm việc, đây là lần đầu tiên cơn đau mãn tính được đo lường trong thế giới thực.
Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy vỏ não trước rất quan trọng để nhận biết cả cơn đau cấp tính và mãn tính. Các tín hiệu truyền lại có thể giúp dự đoán mức độ đau đầu mãn tính chỉ cần dựa trên tín hiệu tần số từ não.
Nhà thần kinh học Tor Wager (ĐH Dartmouth) đã đề nghị “thận trọng khi gọi các tín hiệu vỏ não quỹ đạo là dấu ấn sinh học”: “Chúng tôi chắc chắn muốn chứng thực điều này bằng các nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác một cách có hệ thống”.
Các tác giả của nghiên cứu cũng lưu ý rằng, các vùng não khác cũng có thể liên quan đến cơn đau đầu mãn tính. Theo Tiến sĩ Edward Chang, bác sĩ giải phẫu thần kinh tại ĐH California, đây mới chỉ là “chương một” của sự phát triển trong việc chẩn đoán./.