Thận trọng sử dụng thuốc ho cho trẻ

Phải khám tìm nguyên nhân để dùng thuốc chữa bệnh đặc hiệu mà không kéo dài việc dùng thuốc ho.

Có nhiều nguyên nhân làm trẻ ho như cảm lạnh, nhiễm vi khuẩn, virut, dị ứng với các vật lạ... Thuốc ho chỉ làm giảm ho tạm thời mà không thể chữa khỏi ho. Chỉ khi trẻ được dùng thuốc điều trị đúng các nguyên nhân gây ho thì mới hết ho. Vì vậy phải khám tìm nguyên nhân để dùng thuốc chữa bệnh đặc hiệu mà không kéo dài việc dùng thuốc ho.

Thuốc ho có thể dùng cho trẻ em

Dextromethorphan: Thuốc thường pha dưới dạng sirô dùng rất tiện cho trẻ em nhỏ tuổi, cũng có viên hàm lượng thấp dùng cho trẻ lớn hơn. Không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 2 tuổi (vì sợ gây suy giảm hô hấp).

Không dùng thuốc ho kéo dài và phải theo dõi chặt chẽ biểu hiện của trẻ sau khi dùng thuốc.

Thuốc này ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, ít độc nhưng nếu dùng liều cao có thể gây ức chế thần kinh trung ương, gây suy hô hấp hay có hành vi kỳ quặc, có thể gặp hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, da đỏ bừng, nổi mày đay.

Codein: Đây là thuốc có thể dùng nhưng cần phải hạn chế. Dùng khi bị ho khan gây mất ngủ nhẹ hoặc vừa, không có khả năng giảm ho với dạng ho nặng. Về giảm ho, không dùng thuốc này cho trẻ dưới 1 tuổi (vì sợ gây suy hô hấp). Tránh dùng trong trường hợp trẻ bị ho nhưng có nhiều đờm và có biểu hiện khó thở.

Codein có làm suy giảm hô hấp. Biểu hiện suy giảm hô hấp là giảm nhịp thở, có nhịp hô hấp kiểu Cheyne stockes, xanh tím, lơ mơ, dẫn đến tình trạng đờ đẫn hay hôn mê, mềm cơ, da lạnh và ẩm, đôi khi mạch chậm và hạ huyết áp, trường hợp nặng có thể trụy mạch, ngừng tim, ngừng thở dẫn đến tử vong. Khi dùng mà thấy có các biểu hiện này thì ngừng dùng ngay và khẩn trương đưa trẻ đến nơi cấp cứu.

Thuốc cảm OTC: Đây là những thuốc có thể dùng nhưng cần phải cân nhắc. Trên thị trường có loại thuốc phối hợp thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho và các thuốc chống dị ứng với thuốc làm giãn cơ, chống co thắt phế quản, chống sổ mũi, nghẹt mũi... bào chế ra dạng thuốc kép gọi là thuốc cảm OTC (thuốc cảm bán không cần đơn). Khi dùng những thuốc này thì sẽ giảm các triệu chứng trên nên người bệnh ưa thích.

Tuy nhiên, phải cân nhắc thật kỹ khi dùng cho trẻ em vì hai lý do: Thứ nhất, các thuốc kết hợp này gây độc: pseudoephedrin, phenylephrin làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, propylpropanolamin ngoài việc gây độc còn có thể gây xuất huyết não màng não (nhiều nước đã cấm dùng). Thứ hai, ngoài loại dùng cho trẻ em còn có dạng cho người lớn trong đó hàm lượng các chất có tính độc cao, nếu dùng nhầm sẽ rất nguy hiểm .Vì vậy dù là thuốc thuộc diện OTC nhưng khi thật cần thiết mới dùng và nên hỏi kỹ thầy thuốc trước khi dùng.

Thuốc cấm dùng cho trẻ dưới 2 tuổi

Dẫn chất phenothiazin thường chế thành biệt dược đơn (siro phenergan, siro alimimerazin) dùng để chữa ho do dị ứng. Dẫn chất phenothiazin có tác dụng phụ rất nguy hiểm là làm suy hô hấp, ngừng thở, tử vong đột ngột cho trẻ em lúc ngủ nên không được dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ trên 2 tuổi khi cần thiết có thể dùng nhưng chỉ dùng liều thấp nhất có hiệu lực trong thời gian ngắn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cẩn trọng sử dụng thuốc tránh thai khi cho con bú
Cẩn trọng sử dụng thuốc tránh thai khi cho con bú

Người mẹ cho con bú cần có hiểu biết về thuốc tránh thai nào cần thiết cho mình để không bị mang thai ngoài ý muốn.

Cẩn trọng sử dụng thuốc tránh thai khi cho con bú

Cẩn trọng sử dụng thuốc tránh thai khi cho con bú

Người mẹ cho con bú cần có hiểu biết về thuốc tránh thai nào cần thiết cho mình để không bị mang thai ngoài ý muốn.

Sử dụng thuốc “thịt người” – rước họa vào thân
Sử dụng thuốc “thịt người” – rước họa vào thân

Tử hà xa chủ yếu được nhập lậu, không rõ nguồn gốc nên nguy cơ chứa các mầm bệnh như viêm gan B, C, HIV cùng nhiều bệnh khác là rất lớn.

Sử dụng thuốc “thịt người” – rước họa vào thân

Sử dụng thuốc “thịt người” – rước họa vào thân

Tử hà xa chủ yếu được nhập lậu, không rõ nguồn gốc nên nguy cơ chứa các mầm bệnh như viêm gan B, C, HIV cùng nhiều bệnh khác là rất lớn.

Trẻ dưới 4 tuổi không nên sử dụng thuốc ho, thuốc cảm
Trẻ dưới 4 tuổi không nên sử dụng thuốc ho, thuốc cảm

Các nhà sản xuất dược phẩm Mỹ khuyến cáo trẻ em dưới 4 tuổi không nên sử dụng thuốc ho và thuốc cảm bày bán trên thị trường bởi việc dùng sai liều lượng hoặc để trẻ vô tình nuốt thuốc vào bụng có thể gây nguy hiểm.

Trẻ dưới 4 tuổi không nên sử dụng thuốc ho, thuốc cảm

Trẻ dưới 4 tuổi không nên sử dụng thuốc ho, thuốc cảm

Các nhà sản xuất dược phẩm Mỹ khuyến cáo trẻ em dưới 4 tuổi không nên sử dụng thuốc ho và thuốc cảm bày bán trên thị trường bởi việc dùng sai liều lượng hoặc để trẻ vô tình nuốt thuốc vào bụng có thể gây nguy hiểm.

Cục Quản lý dược nghiêm cấm sử dụng thuốc My Pikin
Cục Quản lý dược nghiêm cấm sử dụng thuốc My Pikin

Nguyên nhân là thuốc si-rô giảm đau My Pikin nhiễm diethylene glycol và đã từng làm 84 trẻ em tử vong.

Cục Quản lý dược nghiêm cấm sử dụng thuốc My Pikin

Cục Quản lý dược nghiêm cấm sử dụng thuốc My Pikin

Nguyên nhân là thuốc si-rô giảm đau My Pikin nhiễm diethylene glycol và đã từng làm 84 trẻ em tử vong.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trầm cảm
Những lưu ý khi sử dụng thuốc trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm là một loại thuốc cần thiết dùng lâu dài trên bệnh nhân trầm cảm và phải được sự chỉ định của bác sĩ.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trầm cảm

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm là một loại thuốc cần thiết dùng lâu dài trên bệnh nhân trầm cảm và phải được sự chỉ định của bác sĩ.

Không nên tự mua và sử dụng thuốc chữa cúm A/H1N1
Không nên tự mua và sử dụng thuốc chữa cúm A/H1N1

Đến 14/9, Việt Nam ghi nhận 4.902 trường hợp dương tính, trong đó có 6 ca tử vong. Trong khi đó, nhiều ổ cúm A/H1N1 được phát hiện tại các trường học 

Không nên tự mua và sử dụng thuốc chữa cúm A/H1N1

Không nên tự mua và sử dụng thuốc chữa cúm A/H1N1

Đến 14/9, Việt Nam ghi nhận 4.902 trường hợp dương tính, trong đó có 6 ca tử vong. Trong khi đó, nhiều ổ cúm A/H1N1 được phát hiện tại các trường học 

Bệnh nhân đã sử dụng thuốc Mediator cần đến khám bác sĩ
Bệnh nhân đã sử dụng thuốc Mediator cần đến khám bác sĩ

Ngày 19/11, Cục Quản lí dược – Bộ Y tế cho biết, Cục đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện thông báo về việc tác dụng không mong muốn của thuốc Mediator (hoạt chất Benfluorex trị bệnh tiểu đường).

Bệnh nhân đã sử dụng thuốc Mediator cần đến khám bác sĩ

Bệnh nhân đã sử dụng thuốc Mediator cần đến khám bác sĩ

Ngày 19/11, Cục Quản lí dược – Bộ Y tế cho biết, Cục đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện thông báo về việc tác dụng không mong muốn của thuốc Mediator (hoạt chất Benfluorex trị bệnh tiểu đường).