Trong Tết thừa chất - Sau Tết có nên nhịn ăn?

VOV.VN - Phần lớn chúng ta đều có chung suy nghĩ, đầu năm ăn uống thoải mái một chút không sao, thế nhưng, đằng sau sự “thoải mái” đó, lại là nỗi lo dư thừa chất ảnh hưởng sức khỏe.

Trải qua những ngày đầu năm mới với cỗ bàn, tiệc tùng liên miên, cơ thể của chúng ta dường như đang trở nên quá tải.

Trong mâm cơm ngày tết có quá nhiều chất đạm và chất béo từ các món: Thịt, cá, giò, chả, nem, thức ăn nhanh (thịt hun khói, xúc xích, lạp xưởng), thịt kho tàu, thịt nấu đông…

Nhóm chất bột đường cũng quá nhiều từ bánh chưng, bánh tét, bánh, mứt kẹo, nước ngọt, các loại quả sấy khô…

Trong khi đó, rau xanh, trái cây - những thực phẩm tốt cho sức khỏe nên ăn nhiều trong mỗi bữa ăn thì lại rất thiếu trong các bữa ăn ngày tết. Đây là nhóm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ - một nhóm chất quan trọng đối với sức khỏe.

Chính vì thế, việc cân bằng dinh dưỡng sau Tết có lẽ là những thông tin được tìm kiếm nhiều nhất. Để giải tỏa nỗi lo thừa chất, ảnh hưởng tới vóc dáng và sức khỏe, đặc biệt là với những người mắc bệnh mạn tính. TS-BS Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhằm giúp các bạn hạn chế tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng sau Tết.

Một chế độ ăn tăng cường rau xanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích đưa vào thực đơn sau Tết. Trong rau củ có rất nhiều chất có tác dụng cân bằng tiêu hóa như chất caroten có trong rau màu vàng, đỏ hay da cam; chất Genistei và Ivoflavon có trong đậu tương, đậu phộng; chất lycopene có trong cà chua, dưa hấu, mơ, bưởi; vitamin E có trong dầu thực vật, giá... Đặc biệt, Vitamin C thiên nhiên trong trái cây rất quý đối với cơ thể, như cam quýt, bưởi là những loại quả ngon, bổ và có tác dụng bối bổ tốt cơ thể.

Tuy nhiên, TS-BS Nguyễn Trọng Hưng lưu ý, nếu trước đây chúng ta chưa ăn nhiều thì sau Tết ăn nhiều rau là hợp lý. Còn nếu đã ăn nhiều rau mà sau Tết lại ăn nhiều hơn thì chưa chắc đã phù hợp.

“Các khuyến nghị về rau xanh đối với người trưởng thành là khoảng 300g/ngày. Mỗi bữa nên ăn khoảng hơn một nửa hoặc một bát rau là đủ so với nhu cầu khuyến nghị. Với người mắc bệnh mạn tính hoặc thừa cân, béo phì thì chỉ có cách ăn rau khác hơn một chút. Có nghĩa là trước các bữa ăn thì chúng ta nên ăn rau. Lúc thì luộc, lúc thì xào, khi lại ăn món trộn để tận dụng được đầy đủ chất dinh dưỡng từ rau. Với người trẻ nhu động ruột vẫn tốt nhưng với những người cao tuổi hay người có bệnh lý chưa được phát hiện thì việc ăn rau quá nhiều có thể gây ra tình trạng tắc ruột do bã thức ăn đặc biệt với măng hay quả hồng…Nên đa dạng các loại màu sắc của rau (rau có màu hoặc rau không màu), đa dạng cả cách chế biến để việc ăn rau và ngon và đủ chất”- BS Hưng nói.

Các loại rau gia vị như rau mùi, rau thơm, hành, kinh giới... rất nhiều vitamin, chất khoáng và kháng sinh thực vật là hương liệu kích thích ăn ngon miệng. Trong rau và trái cây luôn có sẵn các chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại những phần tử gốc tự do làm cơ thể dễ mắc bệnh khi ăn uống thay đổi.

Nhiều người sau Tết lại gặp phải tình trạng tăng cân, nên để kiểm soát cân nặng, thậm chí với mong muốn giảm cân, lại thực hiện chế độ nhịn ăn. Tuy nhiên, cưỡng ép giảm cân vừa phản khoa học vừa nguy hại sức khỏe, dễ tăng cân trở lại.

“Chúng ta không nên nhịn ăn vì rất nguy hiểm vì nếu nhịn ăn có nghĩa là chúng ta không có đủ năng lượng để cho một ngày học tập và làm việc. Mọi người hay có thói quen bỏ bữa sáng nên đi làm sẽ thiếu năng lượng. Khi nhịn ăn, cơ thể chúng ta sẽ phải huy động nặng lượng từ các chất dự trữ của cơ thể như chất đạm, chất béo sẽ gây rối loạn chuyển hóa. Để giảm cân chúng ta không nên bỏ 3 bữa chính, chỉ cần kiểm soát lại lượng thức ăn trong mỗi bữa. Chúng ta có thể bỏ bữa phụ. Tránh việc nhịn ăn nhưng lại bù bằng trái cây hay cốc sinh tố hoa quả, trà sữa … chứa nhiều đường đơn. Cân đối các chất sinh năng lượng”- BS Hưng chia sẻ.

Một chế độ ăn cân bằng luôn là chìa khóa mang lại sức khỏe. Vậy chế độ cân bằng nên thực hiện như thế nào?

“Sáng có thể ăn một bát cơm nhỏ với 50g thịt và bát rau hoặc một bát phở hoặc bún, bánh mỳ ăn kèm với trứng, dưa leo, xôi giò. Bữa trưa có thể ăn 1,5 bát cơm, thịt, cá, tôm khoảng 100g. Bữa tối cũng tương tự nhưng thay đổi món. Trái cây khoảng 100g/lần. 2 lần/ngày sẽ đủ các nhu cầu khuyến nghị”- BS Hưng tư vấn.

Các chuyên gia cũng khuyến khích người dân tăng cường hoạt động thể lực từ 30-60 phút/ lần với các loại hình vận động phù hợp với từng người như bơi, đi bộ, đi xe đạp, đánh cầu lông…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dưới 50 tuổi mắc đột quỵ tăng đột biến trong và sau Tết Nguyên đán
Người dưới 50 tuổi mắc đột quỵ tăng đột biến trong và sau Tết Nguyên đán

VOV.VN - Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, số lượng người bệnh trẻ tuổi, từ dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao, chiếm đến 45%.

Người dưới 50 tuổi mắc đột quỵ tăng đột biến trong và sau Tết Nguyên đán

Người dưới 50 tuổi mắc đột quỵ tăng đột biến trong và sau Tết Nguyên đán

VOV.VN - Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, số lượng người bệnh trẻ tuổi, từ dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao, chiếm đến 45%.

Cảnh báo về nguy cơ tăng các bệnh lý viêm vùng mũi họng dịp sau Tết
Cảnh báo về nguy cơ tăng các bệnh lý viêm vùng mũi họng dịp sau Tết

VOV.VN - Sau Tết, nhiều người gặp phải các vấn đề về viêm mũi họng do chế độ ăn uống không khoa học và thói quen sinh hoạt chưa hợp lý.

Cảnh báo về nguy cơ tăng các bệnh lý viêm vùng mũi họng dịp sau Tết

Cảnh báo về nguy cơ tăng các bệnh lý viêm vùng mũi họng dịp sau Tết

VOV.VN - Sau Tết, nhiều người gặp phải các vấn đề về viêm mũi họng do chế độ ăn uống không khoa học và thói quen sinh hoạt chưa hợp lý.

Người bị bệnh tim mạch cần chú ý gì trong dịp tết
Người bị bệnh tim mạch cần chú ý gì trong dịp tết

VOV.VN - Tết đến, mọi người có tâm lý vui chơi, ăn uống thoải mái nên thường bỏ qua những lời khuyên của bác sĩ về việc kiêng cữ thực phẩm. Sau đây là những gì người mắc bệnh tim cần chú ý.

Người bị bệnh tim mạch cần chú ý gì trong dịp tết

Người bị bệnh tim mạch cần chú ý gì trong dịp tết

VOV.VN - Tết đến, mọi người có tâm lý vui chơi, ăn uống thoải mái nên thường bỏ qua những lời khuyên của bác sĩ về việc kiêng cữ thực phẩm. Sau đây là những gì người mắc bệnh tim cần chú ý.