Vì sao Bộ Y tế yêu cầu bắt buộc bổ sung 3 vi chất vào thực phẩm

VOV.VN - Việt Nam thuộc top 26 quốc gia thiếu i ốt và tỷ lệ thiếu kẽm, sắt ở dưới mức khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới đưa ra. Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển về não bộ và thể chất đối với trẻ em trong tương lai.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09 năm 2016 quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, gọi tắt là Nghị định 09 sửa đổi gồm 2 Điều.  

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09 năm 2016.

Điều 2: Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vi chất dinh dưỡng; thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng dùng trong nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; không áp dụng đối với thực phẩm xuất khẩu và cá nhân làm nghề sản xuất muối thủ công

Mục đích của việc ban hành Nghị định là để triển khai quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm và nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 19 năm 2018 của Chính phủ; giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn thực hiện của doanh nghiệp.

Dự thảo Nghị định 09 sửa đổi được xây dựng dựa trên quan điểm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất và tính khả thi của hệ thống pháp luật, các quy định có liên quan về an toàn thực phẩm; bảo đảm yêu cầu bảo vệ sức khỏe nhân dân phù hợp với tình hình thực tiễn.

Dự thảo Nghị định sửa đổi một số điểm tại khoản 1, Điều 7. Cụ thể, Dự thảo Nghị định quy định về việc xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi chất dinh dưỡng; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về mức giới hạn an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng theo đề nghị của các bộ quản lý chuyên ngành. Đồng thời, quy định về việc tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất với  đối với quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác

Dự thảo Nghị định 09 sửa đổi khoản 3 Điều 7 theo hướng quy định về việc  Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất bột mỳ, dầu thực vật tăng cường vi chất dinh dưỡng; đối với cơ sở sản xuất muối tăng cường vi chất.

Ngoài ra, Dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều  8 theo hướng tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm đối với các vi chất bổ sung vào thực phẩm, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất các vi chất bổ sung vào thực phẩm, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng theo phân công, phân cấp.”

Dự thảo Nghị định 09 sửa đổi đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Bộ Y tế lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp. Bộ Y tế cũng vừa tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước về Dự thảo Nghị định, sau khi tổng hợp ý kiến góp ý, Ban soạn thảo sẽ trình Bộ Tư Pháp thẩm định và dự kiến trình Quốc hội trong thời gian tới. 

Đề nghị bổ sung 3 vi chất

Vì sao phải yêu cầu bắt buộc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên bên lề hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09/2016 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

PV: Xin Thứ trưởng cho biết về sự cần thiết Việt Nam phải quy định bắt buộc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm?

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên: Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng là hết sức cần thiết. Việt Nam nằm trong top 26 nước thiếu hụt iod và một số vi chất về sắt, kẽm đạt dưới ngưỡng theo những khuyến cáo của tổ chức quốc tế, đặc biệt của WHO và UNICEF.

Chúng tôi đánh giá dựa trên thực tế điều tra của Viện dinh dưỡng và khuyến cáo của các Tổ chức y tế thế giới, trước hết chúng tôi đề nghị và tham mưu Thủ tướng Chính phủ  đề nghị bổ sung 3 vi chất i ốt, sắt và kẽm. 

Vấn đề bổ sung vi chất có nhiều hình thức có thể bằng thức ăn, bằng thực phẩm, khẩu phần ăn trong tự nhiên đã có. Tuy nhiên theo đánh giá chung, những thực phẩm tự nhiên chưa đạt được ngưỡng cho phép. Chính vì vậy cần phải bổ sung bằng các biện pháp khác như bổ sung trực tiếp bằng các chiến dịch uống vitamin A, hoặc các chương trình bổ sung sắt cho bà mẹ có thai.

Nhưng biện pháp căn cơ lâu dài bền vững là bổ sung vi chất vào các khẩu phần ăn, các thực phẩm chế biến, bổ sung i ốt vào muối để người dân tạo thành thói quen dùng muối iod hoặc bổ sung sắt và kẽm trong thực phẩm, chủ yếu bột mì, bổ sung qua các biện pháp sinh lý...

Theo tổng kết đánh giá của Viện dinh dưỡng và chia sẻ của các chuyên gia trong và ngoài nước, kể cả Việt Nam đến một giai đoạn nào đó đạt được ngưỡng theo khuyến cáo của các Tổ chức quốc tế về vi chất, thì vẫn cần phải duy trì để đảm bảo không bị thiếu hụt vi chất ở trong cộng đồng.

PV: Hiện nay vẫn còn một số ý kiến doanh nghiệp băn khoăn về quy định bắt buộc bổ sung vi chất vào thực phẩm phần nào tác động đến gia tăng chi phí sản xuất. Vậy Ban soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến này như thế nào?

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên: Rõ ràng bổ sung vi chất vào thực phẩm như vậy thì các doanh nghiệp có lẽ e ngại về vấn đề tăng chi phí, vệ sinh các khâu sản xuất trong quy trình sản xuất, để chuyển sang sản xuất các sản phẩm không bổ sung vi chất và các lo ngại khác.

Tuy nhiên, qua báo cáo  của các chuyên gia, giá thành đều được tính vào sản phẩm, còn về vấn đề các lô hàng không bổ sung vi chất và chuyển sang lô hàng có bổ sung vi chất thì ngay cả bình thường khi sản xuất một lô hàng không bổ sung vi chất, chúng ta vẫn phải có giai đoạn vệ sinh máy móc … Tôi nghĩ cái này không phải phát sinh.

Một số doanh nghiệp lo ngại là Việt Nam đã đạt được vi chất cộng đồng. tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế và chuyên gia trong nước, Việt Nam chưa đạt được tỷ lệ đó. Cho nên chúng ta cần phải có giải pháp bổ sung cho phù hợp

Thủ tướng Chính phủ rất thận trọng, giao cho Bộ y tế đánh giá việc thực hiện Nghị định 09 và tổ chức Hội thảo lấy ý kiến tất cả các tổ chức cá nhân có liên quan và tham khảo ý kiến của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Chính vì thế cần phải nghiên cứu đánh giá một cách thực tế và đưa ra những luận chứng khoa học để mà khi tiếp thu, giải trình ý kiến của một số tổ chức cá nhân, để đảm bảo khách quan, trung thực và khi ban hành Nghị định 09 sửa đổi sẽ khả thi, thực tế và đi vào cuộc sống. Khi mà hội thảo rồi sẽ cho thông tin những chỉ số về dinh dưỡng của Việt Nam đạt hay không đạt. Nếu đạt rồi thì chúng ta cần những giải pháp để duy trì vi chất dinh dưỡng cộng đồng. Nếu mà chưa đạt thì chúng ta cần phải bổ sung và sửa đổi bổ sung Nghị đinh 09 theo hướng bắt buộc đưa vi chất này vào.

PV: Vâng. Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Có vị chua chát đặc trưng, loại quả này lại là vị thuốc quý cực tốt cho sức khỏe
Có vị chua chát đặc trưng, loại quả này lại là vị thuốc quý cực tốt cho sức khỏe

VOV.VN - Quả cóc là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc ở Việt Nam. Không chỉ là món ăn vặt được ưa thích, quả cóc còn là vị thuốc quý trong y học dân dân và chứa đựng nhiều dưỡng chất quý giá, mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe.

Có vị chua chát đặc trưng, loại quả này lại là vị thuốc quý cực tốt cho sức khỏe

Có vị chua chát đặc trưng, loại quả này lại là vị thuốc quý cực tốt cho sức khỏe

VOV.VN - Quả cóc là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc ở Việt Nam. Không chỉ là món ăn vặt được ưa thích, quả cóc còn là vị thuốc quý trong y học dân dân và chứa đựng nhiều dưỡng chất quý giá, mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe.

Vì sao ăn nhiều đường, muối và chất béo ảnh hưởng đến tim mạch?
Vì sao ăn nhiều đường, muối và chất béo ảnh hưởng đến tim mạch?

VOV.VN - Sử dụng quá nhiều đường, muối và chất béo không lành mạnh đã gây ra sự gia tăng đáng lo ngại về các bệnh tim mạch. Do đó chúng ta cần phải chú ý đặc biệt đến lối ăn uống vô tội vạ này.

Vì sao ăn nhiều đường, muối và chất béo ảnh hưởng đến tim mạch?

Vì sao ăn nhiều đường, muối và chất béo ảnh hưởng đến tim mạch?

VOV.VN - Sử dụng quá nhiều đường, muối và chất béo không lành mạnh đã gây ra sự gia tăng đáng lo ngại về các bệnh tim mạch. Do đó chúng ta cần phải chú ý đặc biệt đến lối ăn uống vô tội vạ này.

Bữa ăn hằng ngày của trẻ thiếu đến 50% nhu cầu vi chất
Bữa ăn hằng ngày của trẻ thiếu đến 50% nhu cầu vi chất

VOV.VN - Hội thảo với chủ đề “Sản phẩm dinh dưỡng công thức từ sữa tươi – Dinh dưỡng vàng cho lứa tuổi vàng, giúp trẻ phát triển toàn diện” đã diễn ra ngày 8/6 tại Hà Nội. Tại đây, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Bữa ăn hằng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu vi chất.

Bữa ăn hằng ngày của trẻ thiếu đến 50% nhu cầu vi chất

Bữa ăn hằng ngày của trẻ thiếu đến 50% nhu cầu vi chất

VOV.VN - Hội thảo với chủ đề “Sản phẩm dinh dưỡng công thức từ sữa tươi – Dinh dưỡng vàng cho lứa tuổi vàng, giúp trẻ phát triển toàn diện” đã diễn ra ngày 8/6 tại Hà Nội. Tại đây, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Bữa ăn hằng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu vi chất.