Vì sao Đông dược gây họa?

VOV.VN -Tình trạng ngộ độc thuốc Đông y đã được ghi nhận tại một số bệnh viện lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh. 

Thời gian gần đây, một số bệnh viện lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh có tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc nặng sau khi sử dụng thuốc Đông y. Vì sao những gói thuốc Đông y có nguồn gốc từ cây cỏ lại có thể gây họa cho người dân đến như vậy?

Một loại Đông dược được bán trên thị trường

Bị mụn nhọt thường xuyên nên chị Bùi Thị Ly ở Quận 9 nghe theo lời mách bảo của bạn bè, tìm một thầy thuốc ở Quận 12 để mua thuốc Đông y. Thời gian đầu, những gói thuốc Bắc này tỏ ra phát huy công dụng khi chị thấy trong người có nhiều thay đổi. Nhưng sau khi kiên trì uống đến 3 tháng thì chị Ly thấy bắt đầu có những dấu hiệu như đau bụng quằn quại, người mệt mỏi và chán ăn. Quyết định dừng uống loại thuốc trên và chị cảm thấy cơ thể trở lại nhưng bình thường. Mang thang thuốc đến một phòng khám Đông y khác thì chị được biết, có thể thang thuốc chị đang sử dụng đã bị nhiễm độc. Điều chị Ly lo sợ nhất là chất độc sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Tình trạng ngộ độc thuốc Đông y đã được ghi nhận tại một số bệnh viện lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận trường hợp một bệnh nhân nữ ở tỉnh Quãng Ngãi bị bệnh lupus ban đỏ nên mỗi ngày tự ý uống 120 viên nén nhỏ và 1 gói thuốc Đông y. Sau hơn 1 tháng thì chị này bị rụng tóc, kém trí nhớ, 2 chân liệt dần không thể đi lại được. Bệnh nhân này được chẩn đoán bị biến chứng lupus nặng kèm theo bị ngộ độc thủy ngân, asen mãn tính. Bệnh viện Nhân dân 115 cũng ghi nhận một bệnh nhân nữ 60 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh sau khi uống thuốc Đông y thì phải nhập viện cấp cứu với các triệu chứng như mạch nhanh, tím tái, khó thở, nôn ói. Bệnh nhân này cho biết, tình cờ gặp một thầy lang và được tặng cho một gói bột thuốc Đông y trị đau thần kinh tọa. Sau khi uống 1 muỗng thuốc bột thì bị ngộ độc.

Vì sao các gói thuốc Đông dược có nguồn gốc chỉ từ cây cỏ hay khoáng chất lại có thể gây tác hại nguy hiểm cho sức khỏe con người đến vậy? Theo một số lương y thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc sau khi dùng thuốc Đông y có thể do các vị thuốc này bị nhiễm độc ngay từ khâu sơ chế, bảo quản. Dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Thuốc Đông y có thể nhiễm kim loại nặng như thủy ngân, chì, kẽm, lưu huỳnh. Đây là những chất bảo quản chống mốc. Thuốc Đông y rất dễ mốc vì có độ ẩm cao. Điều kiện bảo quản bây giờ là không có máy hút chân không, không đảm bảo quy định như độ ẩm 65%, nhiệt độ dưới 25 độ C. Cho nên nếu không sử dụng chất bảo quản thì thuốc Đông y sẽ rất dễ hư.”

Còn theo Bác sĩ Quan Vân Hùng, nguyên Trưởng khoa Nội 2, Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh thì có thể nguồn dược liệu đã bị nhiễm độc chất ngay từ khâu trồng trọt: “Thuốc Đông y từ cây cỏ mà ra. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng sao cho cây mau phát triển nên dùng thuốc cho mau tăng tưởng, rút ngắn thời gian thu hoạch. Do đó, cây sức đề kháng kém, sâu rầy tấn công nên dùng thuốc trừ sâu. Có thể do dùng thuốc trừ sâu rẻ tiền nên gây độc. Vì thế, dược thảo nhiễm độc thuốc trừ sâu là có thật."

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa phần các phòng khám Đông y đều có 2 nguồn thuốc là thuốc Bắc (có nguồn gốc từ Trung Quốc) và thuốc Nam nguồn gốc từ cây cỏ tại nước ta. Đa phần các phòng khám Đông y đều lấy nguồn thuốc Bắc từ Quận 5 và rõ ràng chất lượng cũng như nguồn gốc của các vị thuốc Bắc ở đây đang bị thả nổi. Theo một số lương y, việc mua thuốc Đông y hiện nay dễ như đi chợ mua rau, mua cá. Chính vì vậy, tại phòng khám của Lương y Nguyễn Đức Nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông chỉ dùng nguồn thuốc Nam để trị bệnh. 

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa khuyên người dân không nên sử dụng thuốc theo tin đồn mà phải đến phòng khám Đông y để khám và uống thuốc theo toa: “Sản phẩm Đông dược hiện nay không được ngành y tế quản lý chặt chẽ. Thời gian gần đây, có tình trạng người ta lạm dụng đánh bóng củ tam thất bằng bột chì để tạo độ đen bóng, tẩy cá ngựa để có màu trắng hoặc xông lưu huỳnh… ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Theo chúng tôi, khi nào muốn dùng thuốc Nam hay thuốc Bắc (gọi chung là Đông dược) thì phải có kinh nghiệm sử dụng, hoặc chọn cho mình một thầy thuốc để tham vấn và theo dõi kỹ lưỡng.”

Trong bối cảnh thị trường thuốc Đông dược còn quá nhiều kẽ hở do khâu quản lý như hiện nay thì người dân càng phải cẩn trọng hơn khi sử dụng các loại thuốc Đông y, tuyệt đối không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đình chỉ lưu hành thuốc đông dược vì trộn tân dược
Đình chỉ lưu hành thuốc đông dược vì trộn tân dược

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành thuốc nước y học cổ truyền “Hạnh đức khu phong tê thấp thủy”, vì phát hiện trong đó có chứa tân được betamethason, một corticosteroid tổng hợp.

Đình chỉ lưu hành thuốc đông dược vì trộn tân dược

Đình chỉ lưu hành thuốc đông dược vì trộn tân dược

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành thuốc nước y học cổ truyền “Hạnh đức khu phong tê thấp thủy”, vì phát hiện trong đó có chứa tân được betamethason, một corticosteroid tổng hợp.

Phát hiện hơn 2 tấn đông dược không rõ nguồn gốc
Phát hiện hơn 2 tấn đông dược không rõ nguồn gốc

Cán bộ Quản lý thị trường lật các bao hàng để kiểm tra thì thấy có rất nhiều côn trùng.

Phát hiện hơn 2 tấn đông dược không rõ nguồn gốc

Phát hiện hơn 2 tấn đông dược không rõ nguồn gốc

Cán bộ Quản lý thị trường lật các bao hàng để kiểm tra thì thấy có rất nhiều côn trùng.

Đình chỉ lưu hành 3 lô thuốc đông dược
Đình chỉ lưu hành 3 lô thuốc đông dược
“Lang băm” sản xuất thuốc đông dược trộn tây dược
“Lang băm” sản xuất thuốc đông dược trộn tây dược

"Lang băm” này sản xuất thuốc chữa cảm cúm Giải biểu hoàn có trộn paracetamol (vừa bị Cục Quản lý dược Việt Nam đình chỉ lưu hành)  

“Lang băm” sản xuất thuốc đông dược trộn tây dược

“Lang băm” sản xuất thuốc đông dược trộn tây dược

"Lang băm” này sản xuất thuốc chữa cảm cúm Giải biểu hoàn có trộn paracetamol (vừa bị Cục Quản lý dược Việt Nam đình chỉ lưu hành)