Bắc Âu thắt chặt kiểm soát biên giới

VOV.VN - Các nước Bắc Âu như Thụy Điển và Đan Mạch đã thắt chặt kiểm tra giấy tờ tùy thân của hành khách để kiểm soát chặt biên giới trước làn sóng di cư.

Nhằm đối phó với làn sóng người di cư, Thụy Điển ngày 4/1 bắt đầu áp dụng biện pháp kiểm tra giấy tờ tùy thân đối với các hành khách tại cửa khẩu biên giới giữa nước này với Đan Mạch. Đây là lần đầu tiên sau gần 50 năm qua, Thụy Điển áp đặt trở lại biện pháp này.

Theo hãng tin Reuters, biện pháp kiểm soát giấy tờ tùy thân của các hành khách đã khiến nhiều chuyến tàu và xe bus băng qua khu vực cầu Oresund bị trì hoãn hơn 50 phút mới có thể tiếp tục các cuộc hành trình. 

Theo thông báo của Ủy ban Di cư Thụy Điển, trong năm 2015, Thụy Điển đã tiếp nhận hơn 160.000 người di cư, tăng gấp đôi so với con số của năm 2014. Điều này đặt ra một gánh nặng không nhỏ đối với các dịch vụ xã hội của nước này. Thực tế này buộc Chính phủ Thụy Điển phải thắt chặt các biện pháp kiểm soát biên giới, đặc biệt đối với những người đi qua khu vực cầu Oresund bằng tàu hỏa và xe bus.

Sau động thái của Thụy Điển, Đan Mạch cũng quyết định áp đặt kiểm soát giấy tờ tùy thân tạm thời tại khu vực biên giới giữa nước này với Đức. Theo chân Thụy Điển và Đan Mạch, Nauy cũng công bố 40 đề xuất nhằm thắt chặt các quy định xin tị nạn ở nước này.

Quy định đi lại không cần giấy tờ tùy thân tại khu vực Bắc Âu, cùng với mức sống cao và phúc lợi xã hội tốt từ lâu đã khiến khu vực này trở thành một thỏi nam châm thu hút người di cư tìm đến đây.
Ước tính có hơn 1 triệu người di cư khỏi các cuộc xung đột và nghèo đói ở Trung Đông và nhiều khu vực khác trên thế giới đã đổ dồn về châu Âu xin tị nạn trong năm 2015. Đây chưa phải là con số cuối cùng, số người di cư sẽ còn tiếp tục tăng trong năm 2016./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Đã đến lúc Mỹ cần hợp tác thực chất với Nga trong vấn đề Syria
Đã đến lúc Mỹ cần hợp tác thực chất với Nga trong vấn đề Syria

VOV.VN - Căn bệnh “Nhà nước Hồi giáo IS” cộng với làn sóng di cư chưa từng có sang châu Âu đòi hỏi Mỹ cần hợp tác tích cực hơn với Nga trong vấn đề Syria.

Đã đến lúc Mỹ cần hợp tác thực chất với Nga trong vấn đề Syria

Đã đến lúc Mỹ cần hợp tác thực chất với Nga trong vấn đề Syria

VOV.VN - Căn bệnh “Nhà nước Hồi giáo IS” cộng với làn sóng di cư chưa từng có sang châu Âu đòi hỏi Mỹ cần hợp tác tích cực hơn với Nga trong vấn đề Syria.

Thụy Điển đóng cửa cầu Oresund với người nhập cư trái phép
Thụy Điển đóng cửa cầu Oresund với người nhập cư trái phép

VOV.VN - Theo quy định mới, tất cả các hành khách đi qua cây cầu và đường hầm dưới eo biển Oresund đều phải xuất trình thẻ căn cước.

Thụy Điển đóng cửa cầu Oresund với người nhập cư trái phép

Thụy Điển đóng cửa cầu Oresund với người nhập cư trái phép

VOV.VN - Theo quy định mới, tất cả các hành khách đi qua cây cầu và đường hầm dưới eo biển Oresund đều phải xuất trình thẻ căn cước.

Nguyên nhân các vụ bạo loạn khiến Thụy Điển rung chuyển?
Nguyên nhân các vụ bạo loạn khiến Thụy Điển rung chuyển?

(VOV) - Một đất nước vốn yên bình, thịnh vượng và giữ vị trí trung lập trong các cuộc chiến tranh bỗng chốc bị cuốn vào cơn lốc bạo động.

Nguyên nhân các vụ bạo loạn khiến Thụy Điển rung chuyển?

Nguyên nhân các vụ bạo loạn khiến Thụy Điển rung chuyển?

(VOV) - Một đất nước vốn yên bình, thịnh vượng và giữ vị trí trung lập trong các cuộc chiến tranh bỗng chốc bị cuốn vào cơn lốc bạo động.