Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương nhìn từ Australia:

Bài 2: Biển Đông có trong Chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương?

VOV.VN - Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương hứa hẹn tạo ra sự cân bằng tại Châu Á song chưa thể biết Biển Đông có nằm trong chiến lược này hay không?

Bài 1: Cần kỳ vọng thực tế với chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương

Phóng viên VOV phỏng vấn Tiến sỹ Euan Graham, Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế, Viện nghiên cứu Lowy, Australia.

Vành đai ảnh hưởng của chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ảnh: AP

PV: Ông nghĩ như thế nào về vai trò của các nước Đông Nam Á trong đó có ASEAN và các nước thành viên trong chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”?

Tiến sỹ Euan Graham: “Australia vừa đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia tại Sydney. Điều này thể hiện rằng, Đông Nam Á là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền Australia. Thực tế này cũng phản ánh nội dung của Sách Trắng đối ngoại Australia trong đó nói rằng Đông Nam Á là khu vực rất quan trọng đối với Australia.

Nếu nhìn vào bản đồ, nếu Ấn Độ Dương ở phía Tây, Thái Bình Dương ở phía Đông thì Australia là trung tâm của khu vực này. Đông Nam Á bao phủ con đường đến Australia từ phía Bắc vì thế mà bất kỳ vấn đề an ninh hay chính sách đối ngoại nào về khu vực này đều quan trọng đối với Australia.

Chúng tôi không thể chỉ tập trung vào Mỹ, Châu Âu, Ấn độ hay Nhật Bản bởi vì Đông Nam Á có vị trí địa chiến lược quan trọng đối với Australia. Và nếu khu vực này bị chia cắt và có xung đột như là Trung Đông chẳng hạn thì sẽ rất khó cho Australia.

Australia có thể tạo ra sự khác biệt trong khu vực bằng cách xây dựng quan hệ song phương với các nước có nhiều vai trò trong khu vực Đông Nam Á như là Singapore, Malaysia, Indonesia và gần đây chúng tôi vừa nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược với Việt Nam.

Chúng ta cũng cần nhớ rằng, Đông Nam Á không phải là ASEAN, nhưng ASEAN là một công cụ quan trọng, nếu không có ASEAN, Đông Nam Á sẽ nghèo hơn. Tuy nhiên, khả năng của ASEAN trong việc thay đổi để cân bằng giữa các nước lớn là rất hạn chế.

ASEAN còn có một hạn chế nữa đó là nguyên tắc đồng thuận khiến nó làm ASEAN chậm hơn. Để khắc phục điều này, một số nước đã chọn cách hợp tác với một số thành viên ASEAN có suy nghĩ giống nhau, có sự chuẩn bị tốt hơn và phát triển mạnh hơn”.

PV: Biển Đông là vùng biển nằm giữa và kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Vậy “Tứ giác kim cương” đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của Biển Đông trong chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”?

Tiến sỹ Euan Graham: Về mặt địa chiến lược, Biển Đông không chỉ là một vùng biển quan trọng, nói kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và là con đường ngắn nhất vì vậy khía cạnh thương mại là vấn đề đáng quan tâm ở Biển Đông.

Nếu nhìn vào các nước tiếp giáp Biển Đông thì Biển Đông đã mang lại cho họ sự giàu có, , là nguồn cung cấp nhiên liệu và thực phẩm dồi dào. Tuy nhiên tôi cho rằng, giá trị địa chiến lược mới là vấn đề mấu chốt. Vai trò của Biển Đông rất là quan trọng bởi vì đây là vấn đề mà Trung Quốc và các nước Đông Nam Á không thống nhất.

Nếu Trung Quốc ép buộc các nước Đông Nam Á phải công nhận rằng Trung Quốc có yêu sách ở vùng biển này thì sẽ rất khó khăn cho các nước sau này trong việc duy trì khu vực “tự do và rộng mở” hay việc duy trì trật tự của luật pháp.

Vì vậy Biển Đông không chỉ quan trọng đối với các nước tiếp giáp vùng biển này mà đây là nơi mà có thể kiểm chứng cách hành xử của Trung Quốc sẽ được khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mở rộng đánh giá, được chấp nhận hay không chấp nhận.

Các quốc gia khác như Australia cũng có mối quan tâm trên khía cạnh kinh tế đối với vùng biển này, đặc biệt là cách hành xử của Trung Quốc trong vấn đề này. Liệu Trung Quốc có điều chỉnh yêu sách của mình theo hướng ôn hòa hơn và tuân thủ theo pháp luật quốc tế hay nước này sẽ hành xử theo kiểu sẵn sàng đối đầu.

Chúng ta hiện nay đang tồn tại trong một hệ thống mà ở đó các nước đều phụ thuộc vào việc mọi thứ phải được diễn ra theo đúng khuôn khổ pháp luật. Nếu điều này có dấu hiệu không được tuân thủ và một phần của thế giới không thực thi điều này thì ngay lập tức sẽ tạo ra hiệu ứng không tốt ở những nơi khác.”

PV: Gần đây khu vực chứng kiến sự ra đời của một số dự án lớn. Vậy sự ra đời của “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh này?

Tiến sỹ Euan Graham: “Gần đây, trong bài phát biểu của Alex Wong, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương đã giải thích rõ hơn về “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Tôi nghĩ từ bài phát biểu này có một số vấn đề đặt ra.

Khi mà ông Alex Wong miêu tả “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” sẽ trở thành một lực hút kinh tế cho sự phát triển trong tương lai của thế giới, Australia sẽ có thuận lợi cũng như nhưng bất lợi từ đó nếu tiền được đầu tư vào tăng cường năng lực quốc phòng khi có tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp lịch sử hoặc nếu chủ nghĩa dân tộc không được kiềm chế.

Chiến lược này cũng cho thấy, Mỹ dường như công nhận tầm quan trọng của Ấn Độ như là một nhân tố trực tiếp liên quan đến việc đảm bảo an ninh ở khu vực Tây Thái Bình Dương rộng mở. Tôi cho rằng, Australia cũng có quan điểm tương tự.

“Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” như là một cách thức để lôi kéo Ấn Độ trở thành một tác chủ động hơn ở Đông Nam Á. Tôi cho rằng Mỹ và Australia có chung quan điểm và có thể Nhật Bản cũng ủng hộ quan điểm này.

Tuy nhiên, đến giờ thì tôi chưa biết là Ấn Độ có mong muốn đảm nhận vai trò này hay không. Tôi biết rằng Việt Nam có mối quan hệ truyền thống lâu đời với Ấn Độ trong hàng chục năm qua.

Quan hệ giữa Ấn Độ với Singapore cũng rất tốt nhưng tôi vẫn không chắc chắn rằng liệu Ấn Độ có năng lực và quyết tâm chính trị để tập trung nguồn lực cũng như chấp nhận rủi ro theo hướng sẵn sàng đối đầu chính sách với Trung Quốc hay không.

Trung Quốc đang ngày càng gia tăng sự hiện diện tại Ấn Độ Dương. Không chỉ là vấn đề an ninh hàng hải, biên giới trên bộ giữa Ấn Độ với Trung Quốc cũng chưa được giải quyết.

Bởi vì tất cả những lý do này mà tôi cho rằng, Ấn Độ sẽ trở thành một đối tác tích cực trong khuôn khổ “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Tuy nhiên, tất cả những điều này phụ thuộc vào cách hành xử của Trung Quốc”.

*Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ-Thái Bình Dương định hình chiến lược khu vực của ông Trump?
Ấn Độ-Thái Bình Dương định hình chiến lược khu vực của ông Trump?

VOV.VN - Chiến lược của Tổng thống Donald Trump với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có thể bắt đầu lộ diện trước thềm chuyến thăm châu Á lần này.

Ấn Độ-Thái Bình Dương định hình chiến lược khu vực của ông Trump?

Ấn Độ-Thái Bình Dương định hình chiến lược khu vực của ông Trump?

VOV.VN - Chiến lược của Tổng thống Donald Trump với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có thể bắt đầu lộ diện trước thềm chuyến thăm châu Á lần này.

Hàn Quốc: “bức tranh Ấn Độ - Thái Bình Dương” là của riêng ông Trump
Hàn Quốc: “bức tranh Ấn Độ - Thái Bình Dương” là của riêng ông Trump

VOV.VN - Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, nước này sẽ không tham gia vào hợp tác an ninh đa phương do Mỹ dẫn đầu liên kết khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Hàn Quốc: “bức tranh Ấn Độ - Thái Bình Dương” là của riêng ông Trump

Hàn Quốc: “bức tranh Ấn Độ - Thái Bình Dương” là của riêng ông Trump

VOV.VN - Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, nước này sẽ không tham gia vào hợp tác an ninh đa phương do Mỹ dẫn đầu liên kết khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

 Tổng thống Mỹ D.Trump và tầm nhìn “Ấn Độ-Thái Bình Dương”
Tổng thống Mỹ D.Trump và tầm nhìn “Ấn Độ-Thái Bình Dương”

VOV.VN - Hiện có nhiều suy đoán về việc Mỹ muốn làm sống dậy quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Australia và Ấn Độ để đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc.

 Tổng thống Mỹ D.Trump và tầm nhìn “Ấn Độ-Thái Bình Dương”

Tổng thống Mỹ D.Trump và tầm nhìn “Ấn Độ-Thái Bình Dương”

VOV.VN - Hiện có nhiều suy đoán về việc Mỹ muốn làm sống dậy quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Australia và Ấn Độ để đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Tham vọng Ấn Độ-Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tham vọng Ấn Độ-Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Donald Trump

VOV.VN - Tầm nhìn mới “Ấn Độ-Thái Bình Dương” của ông Trump được cho là đối trọng với “Giấc mộng Trung Hoa” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tham vọng Ấn Độ-Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tham vọng Ấn Độ-Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Donald Trump

VOV.VN - Tầm nhìn mới “Ấn Độ-Thái Bình Dương” của ông Trump được cho là đối trọng với “Giấc mộng Trung Hoa” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.