Bán đảo Crimea sôi sục, thế giới phản ứng

VOV.VN - Quyền Tổng thống Ukraine coi việc Quốc hội Crimea bầu Thủ tướng là vi hiến. Tổng thư ký LHQ chuẩn bị bay sang châu Âu.

Ngày hôm qua (1/3), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức cuộc họp khẩn lần thứ thứ hai về tình hình Ukraine sau khi Hội đồng Liên bang Nga (tức Thượng viện Nga) chấp thuận đề xuất của Tổng thống Vladimir Putin về việc sử dụng các lực lượng vũ trang của Nga trên bán đảo Crimea. 

Biểu tình ở Crimea (ảnh: therealconservative)


Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon chuẩn bị bay sang châu Âu và Phó Tổng thư ký đại diện cho ông trong cuộc họp với Hội đồng Bảo an lần này. Theo Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Martin Nesirky, Tổng thư ký Ban Ki-moon vẫn đang theo dõi chặt chẽ và quan ngại sâu sắc trước những diễn biến nghiêm trọng và nhanh chóng ở Ukraine, bao gồm tình hình bán đảo Crimea.

Ông Ban Ki-moon kêu gọi các bên tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine cũng như việc lập lại trật tự và đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.

 “Chúng tôi đã xem những thông tin mới nhất nhưng chưa có bình luận cụ thể vào lúc này,” ông Ban Ki-moon nói. “Điều mấu chốt hiện nay là phải lập lại trật tự và đối thoại trực tiếp. Điều mà chúng tôi cần ở tất cả các bên là những cái đầu lạnh và thật sự bình tĩnh để giải quyết vấn đề này”.

  >> Đọc thêm: Thượng viện Nga phê chuẩn đưa quân vào Ukraine

Trước đó, thể theo lời kêu gọi của Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện của Quốc hội Nga về biện pháp đối phó với tình hình bất ổn gia tăng tại Ukraine và đặc biệt là tại bán đảo Crimea, nơi đa số dân cư là người nói tiếng Nga, Tổng thống Putin đã đệ trình Hội đồng Liên bang đề nghị được sử dụng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga trên lãnh thổ Ukraine “cho đến khi tình hình chính trị tại nước này trở lại bình thường”.

Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức vì theo Hiến pháp Nga, việc sử dụng lực lượng vũ trang của nước này ở nước ngoài chỉ đòi hỏi có sự phê chuẩn của Hội đồng Liên bang mà không nhất thiết phải có sự nhất trí của Duma quốc gia (Hạ viện).

Cũng trong ngày hôm qua, Hội đồng Duma quốc gia (Hạ viện) Nga đã thông qua 2 văn kiện, gồm tuyên bố của Hội đồng thay mặt các nghị sĩ Duma bày tỏ lo ngại về tình hình chính trị xã hội tại Ukraine và văn kiện thứ 2 kêu gọi Tổng thống Nga áp dụng các biện pháp ổn định tình hình tại Crimea và sử dụng mọi khả năng để bảo vệ người dân Crimea trước bạo lực và hành vi vô luật pháp. Ngoài ra, Duma Nga cũng sẽ đề nghị Ủy ban Venise của Hội đồng châu Âu và Hội đồng liên nghị viện Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) xem xét tính hợp pháp của các quyết định và thủ tục lập pháp tại Ukraine.

Trước tình hình trên bán đảo Crimea đang sôi sục, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso nhấn mạnh rằng xung đột tại đây phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình.

  >> Xem thêm: Nga tập trận sát Ukraine, Mỹ lo ngại “Gruzia” thứ 2

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Putin hôm 28/2 vừa qua, bà nhấn mạnh rằng cần phải tránh mọi động thái khiến căng thẳng leo thang: “Chúng tôi đã bày tỏ mối quan ngại về tình hình ở Crimea. Điều chúng tôi học được từ quá khứ là xung đột phải được giải quyết một cách hòa bình và dân chủ. Chúng tôi phải làm tất cả những gì có thể để những nguyên tắc này được bảo toàn ở Ukraine”.

Pháp và Anh hôm qua cũng bày tỏ sự bàng hoàng trước những diễn biến xấu đi một cách nhanh chóng trên bán đảo Crimea, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tránh để căng thẳng leo thang. Tuy nhiên, chính phủ Nga nêu rõ, bất cứ động thái can thiệp quân sự nào ở Crimea đều phù hợp với những thỏa thuận với Ukraine về việc thuê căn cứ hải quân ở thành phố cảng Sevastopol đến năm 2047. Hơn nữa, Thủ tướng nước cộng hòa tự trị Crimea Sergei Aksenov cũng đã yêu cầu Nga “giúp đảm bảo hòa bình và ổn định tại vùng lãnh thổ Crimea”.

Tuy nhiên, trong 1 diễn biến liên quan, quyền Tổng thống Ukraine Aleksander Turchinov hôm qua tuyên bố việc cơ quan lập pháp Crimea bầu ông Aksenov làm người đứng đầu chính quyền Crimea là vi phạm hiến pháp Ukraine vì chức vụ này phải do Tổng thống đề xuất. Ông đề nghị cơ quan lập pháp Crimea hủy bỏ quyết định này.

Ông Turchinov cũng đặt quân đội Ukraine trong tình trạng báo động, đồng thời cảnh báo bất cứ sự can thiệp quân sự nào từ bên ngoài vào lúc này cũng có thể dẫn đến chiến tranh. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Arseny Yatsenyuk kêu gọi Nga rút quân về căn cứ và cũng cảnh báo, hành động can thiệp quân sự này có thể hủy hoại quan hệ giữa 2 nước.

  >> Đọc thêm: Liệu bán đảo Crimea có tách khỏi Ukraine?

Trong khi đó, Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc đến Ukraine Robert Serry đã không thể đến thị sát tình hình bán đảo Crimea theo yêu cầu của Tổng thư ký Ban Ki-moon vì những xung đột tại khu vực này. Ông Serry được lệnh đến Crimea nhằm nỗ lực giảm căng thẳng leo thang tại khu vực này sau cuộc họp khẩn đầu tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tình hình Ukraine hôm 28/2 vừa qua. Hôm nay, Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Ukraine sẽ có mặt ở Geneva để báo cáo và tham vấn cho Tổng thư ký Ban Ki-moon về các bước đi tiếp theo trong việc ứng phó với tình hình tại Ukraine./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liệu bán đảo Crimea có tách khỏi Ukraine?
Liệu bán đảo Crimea có tách khỏi Ukraine?

VOV.VN - Khu vực này có quan hệ gần gũi với nước Nga, nên người ta có thể xem đây là điểm chia tách tiềm tàng hàng đầu của Ukraine.

Liệu bán đảo Crimea có tách khỏi Ukraine?

Liệu bán đảo Crimea có tách khỏi Ukraine?

VOV.VN - Khu vực này có quan hệ gần gũi với nước Nga, nên người ta có thể xem đây là điểm chia tách tiềm tàng hàng đầu của Ukraine.

Crimea - trận chiến giữa Nga với phương Tây vì Ukraine
Crimea - trận chiến giữa Nga với phương Tây vì Ukraine

VOV.VN - Cộng hoà tự trị Crimea đã rơi vào vòng xoáy tranh cãi sau khi một nhóm phiến quân ủng hộ Nga chiếm giữ 2 sân bay tại đây.

Crimea - trận chiến giữa Nga với phương Tây vì Ukraine

Crimea - trận chiến giữa Nga với phương Tây vì Ukraine

VOV.VN - Cộng hoà tự trị Crimea đã rơi vào vòng xoáy tranh cãi sau khi một nhóm phiến quân ủng hộ Nga chiếm giữ 2 sân bay tại đây.

Ông Putin đề nghị Thượng viện cho đưa quân vào Ukraine
Ông Putin đề nghị Thượng viện cho đưa quân vào Ukraine

VOV.VN - Động thái này được đưa ra sau khi có những lo ngại về mối nguy hiểm cho công dân Nga cũng như hạm đội biển Đen.

Ông Putin đề nghị Thượng viện cho đưa quân vào Ukraine

Ông Putin đề nghị Thượng viện cho đưa quân vào Ukraine

VOV.VN - Động thái này được đưa ra sau khi có những lo ngại về mối nguy hiểm cho công dân Nga cũng như hạm đội biển Đen.

Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?
Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?

VOV.VN - Cây bút của New York Times bình phẩm về khả năng can thiệp của Nga và mối quan hệ giữa ông Putin và ông Yanukovych.

Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?

Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?

VOV.VN - Cây bút của New York Times bình phẩm về khả năng can thiệp của Nga và mối quan hệ giữa ông Putin và ông Yanukovych.

Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine
Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine

VOV.VN - Biểu tình kéo dài trong vài tháng đã tạo ra đột biến khi phe biểu tình kiểm soát được thủ đô, Quốc hội và văn phòng Tổng thống.

Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine

Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine

VOV.VN - Biểu tình kéo dài trong vài tháng đã tạo ra đột biến khi phe biểu tình kiểm soát được thủ đô, Quốc hội và văn phòng Tổng thống.

Thượng viện Nga chấp thuận việc đưa quân vào Ukraine
Thượng viện Nga chấp thuận việc đưa quân vào Ukraine

VOV.VN - Tất cả 90 thượng nghị sĩ có mặt (trong số 116 thành viên Hội đồng Liên bang) đã bỏ phiếu ủng hộ việc triển khai quân tại Ukraine.

Thượng viện Nga chấp thuận việc đưa quân vào Ukraine

Thượng viện Nga chấp thuận việc đưa quân vào Ukraine

VOV.VN - Tất cả 90 thượng nghị sĩ có mặt (trong số 116 thành viên Hội đồng Liên bang) đã bỏ phiếu ủng hộ việc triển khai quân tại Ukraine.

Nền kinh tế Ukraine  trên bờ vực phá sản
Nền kinh tế Ukraine trên bờ vực phá sản

VOV.VN - Hiện mọi chỉ số kinh tế vĩ mô tại quốc gia Đông Âu này đều trong tình trạng báo động đỏ.

Nền kinh tế Ukraine  trên bờ vực phá sản

Nền kinh tế Ukraine trên bờ vực phá sản

VOV.VN - Hiện mọi chỉ số kinh tế vĩ mô tại quốc gia Đông Âu này đều trong tình trạng báo động đỏ.

Ukraine tố binh sĩ Nga tại Crimea “xâm lược” nước này
Ukraine tố binh sĩ Nga tại Crimea “xâm lược” nước này

VOV.VN - Bộ trưởng Nội vụ Ukraine coi việc phong tỏa sân bay ở Sevastopol là một cuộc “xâm lược vũ trang”.

Ukraine tố binh sĩ Nga tại Crimea “xâm lược” nước này

Ukraine tố binh sĩ Nga tại Crimea “xâm lược” nước này

VOV.VN - Bộ trưởng Nội vụ Ukraine coi việc phong tỏa sân bay ở Sevastopol là một cuộc “xâm lược vũ trang”.

Nga tập trận sát Ukraine, Mỹ lo ngại nhớ về bài học Gruzia
Nga tập trận sát Ukraine, Mỹ lo ngại nhớ về bài học Gruzia

VOV.VN - Phía Mỹ đang theo dõi sát sao tình hình gần biên giới Ukraine, đồng thời nghiên cứu lại vụ Nga can thiệp vào Gruzia năm 2008.

Nga tập trận sát Ukraine, Mỹ lo ngại nhớ về bài học Gruzia

Nga tập trận sát Ukraine, Mỹ lo ngại nhớ về bài học Gruzia

VOV.VN - Phía Mỹ đang theo dõi sát sao tình hình gần biên giới Ukraine, đồng thời nghiên cứu lại vụ Nga can thiệp vào Gruzia năm 2008.

Tổng thống Nga Putin lên tiếng về tình hình Ukraine
Tổng thống Nga Putin lên tiếng về tình hình Ukraine

VOV.VN - Tuyên bố được Tổng thống Nga đưa ra đêm 28/2 có giọng điệu nhẹ nhàng  hơn nhiều so với động thái trước đó của ông.

Tổng thống Nga Putin lên tiếng về tình hình Ukraine

Tổng thống Nga Putin lên tiếng về tình hình Ukraine

VOV.VN - Tuyên bố được Tổng thống Nga đưa ra đêm 28/2 có giọng điệu nhẹ nhàng  hơn nhiều so với động thái trước đó của ông.

Ukraine ngày càng nóng sau đề xuất đưa quân Nga vào Crimea
Ukraine ngày càng nóng sau đề xuất đưa quân Nga vào Crimea

VOV.VN - Sau khi Thượng viện Nga thông qua đề xuất đưa quân vào Crimea, dư luận lên tiếng và bày tỏ lo ngại về "một kịch bản Gruzia 2008".

Ukraine ngày càng nóng sau đề xuất đưa quân Nga vào Crimea

Ukraine ngày càng nóng sau đề xuất đưa quân Nga vào Crimea

VOV.VN - Sau khi Thượng viện Nga thông qua đề xuất đưa quân vào Crimea, dư luận lên tiếng và bày tỏ lo ngại về "một kịch bản Gruzia 2008".