Campuchia ủng hộ thúc đẩy khu vực Thái Bình Dương không còn bom mìn

VOV.VN - Chính phủ Campuchia vừa tiếp tục khẳng định quan điểm thúc đẩy mở rộng sự tham gia của các nước trong khu vực vào Công ước cấm bom mìn, hướng tới tầm nhìn về một khu vực Thái Bình Dương không còn bom mìn.

Trong buổi làm việc với ông Henry Savarimuthu, Tổng lãnh sự nước cộng hòa Vanuatu tại Malaysia kiêm nhiệm Campuchia vào đầu tuần này ở thủ đô Phnom Penh, ông Ly Thuch Phó Chủ tịch thứ nhất Cơ quan Hành động Bom mìn và Hỗ trợ Nạn nhân Bom mìn Campuchia chia sẻ, nước này đang đạt nhiều tiến bộ hướng tới mục tiêu gỡ sạch bom mìn vào năm 2025.

Tổng lãnh sự của Vanuatu chúc mừng Campuchia được chọn làm chủ tịch và nước chủ nhà của “Hội nghị thượng đỉnh Siem Reap-Angkor về một thế giới không có bom mìn”, tức Hội nghị rà soát Công ước cấm mìn sát thương (Công ước Ottawa) lần thứ 5 vào tháng 11 tới. Với tư cách là quốc gia ký kết Công ước Ottawa, Vanuatu khẳng định sự ủng hộ đối với vai trò chủ tịch của Campuchia và chúc hội nghị thượng đỉnh sẽ thành công tốt đẹp.

Ông Ly Thuch nhấn mạnh quan điểm của Campuchia là ủng hộ toàn bộ khu vực Thái Bình Dương trở thành khu vực không còn bom mìn. Campuchia đang vận động 3 quốc gia Thái Bình Dương là Tonga, quần đảo Marshall và Micronesia tham gia ký kết Công ước Ottawa.

Campuchia là một trong những quốc gia có số trường hợp thương vong do bom mìn cao nhất thế giới. Trong giai đoạn từ 1979 đến tháng 8/2023, các vụ nổ bom mìn đã cướp đi sinh mạng của 19.822 người và khiến hơn 45.000 người khác bị thương.

Hiện tại, khoảng 1 triệu người Campuchia vẫn sống ở những khu vực nghi ngờ bị ô nhiễm bom mìn. Gần đây nhất, cuối tuần qua, một bé trai 9 tuổi đã thiệt mạng, trong khi 2 người em gái 4 tuổi và 5 tuổi của cậu bé này bị thương nặng, sau khi một quả mìn cũ phát nổ tại rẫy của gia đình ở tỉnh Oddar Meanchey, Tây Bắc Campuchia.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lào đẩy mạnh khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh
Lào đẩy mạnh khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh

VOV.VN - Theo số liệu thống kê của Ủy ban Quản lý Quốc gia Lào về khắc phục hậu bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, kể từ năm 1975 đến nay, nước này ghi nhận 19.250 trường hợp bị thương vong do bom mìn, vật liệu nổ, làm chết 9.797 người, trong đó có cả trẻ em. 

Lào đẩy mạnh khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh

Lào đẩy mạnh khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh

VOV.VN - Theo số liệu thống kê của Ủy ban Quản lý Quốc gia Lào về khắc phục hậu bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, kể từ năm 1975 đến nay, nước này ghi nhận 19.250 trường hợp bị thương vong do bom mìn, vật liệu nổ, làm chết 9.797 người, trong đó có cả trẻ em. 

Lào nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh
Lào nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh

VOV.VN - Mỗi năm, Lào ghi nhận hàng chục trường hợp bị thương vong do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Vì vậy, nước này đang nỗ lực tăng cường hợp tác quốc tế nhằm sớm khắc phục hậu quả đối với cuộc sống của người dân.

Lào nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh

Lào nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh

VOV.VN - Mỗi năm, Lào ghi nhận hàng chục trường hợp bị thương vong do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Vì vậy, nước này đang nỗ lực tăng cường hợp tác quốc tế nhằm sớm khắc phục hậu quả đối với cuộc sống của người dân.

Bom, mìn do chiến tranh để lại vẫn tiếp tục gây thiệt hại cho người dân Lào
Bom, mìn do chiến tranh để lại vẫn tiếp tục gây thiệt hại cho người dân Lào

VOV.VN - Chính phủ Lào coi bom, mìn do chiến tranh để lại là hiểm họa hàng ngày đối với người dân, gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống, cản trở sự phát triển bình thường của kinh tế-xã hội.

Bom, mìn do chiến tranh để lại vẫn tiếp tục gây thiệt hại cho người dân Lào

Bom, mìn do chiến tranh để lại vẫn tiếp tục gây thiệt hại cho người dân Lào

VOV.VN - Chính phủ Lào coi bom, mìn do chiến tranh để lại là hiểm họa hàng ngày đối với người dân, gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống, cản trở sự phát triển bình thường của kinh tế-xã hội.