Châu Á – Thái Bình Dương đối mặt nhiều nguy cơ tiềm ẩn do biến đổi khí hậu

VOV.VN - Một số vùng lãnh thổ tại châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với nguy cơ mang tính hủy diệt của biến đổi khí hậu. Đây là nhận định của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương đang phải trải qua những đợt mưa lũ nghiêm trọng, với nhiều thiệt hại về người và vật chất.

Phát biểu trong chuyến thăm Samoa, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nêu rõ dù khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chỉ tạo ra 0,02% lượng khí thải carbon toàn cầu, nhưng các quốc đảo trong khu vực đang “ở tuyến đầu” của cuộc khủng hoảng khí hậu, phải ứng phó với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, từ các cơn bão nhiệt đới mạnh đến các đợt nắng nóng kỷ lục ở đại dương. Bên cạnh đó, mực nước biển tại Thái Bình Dương đang dâng cao, thậm chí nhanh hơn mức trung bình trên toàn cầu, đe dọa tới hàng triệu người dân tại các quốc đảo nơi đây.

Ông Guterres nhấn mạnh tình trạng này khiến người dân, các nền kinh tế chịu tác động nghiêm trọng, toàn bộ các vùng lãnh thổ đối mặt với nguy cơ “hủy diệt”.

“Cuộc khủng hoảng khí hậu là mối đe dọa nghiêm trọng nhất mà thế giới và khu vực đang phải đối mặt. Dù chỉ đóng góp 0,02 phần trăm lượng khí thải toàn cầu song khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu, phải đối mặt với các sự kiện thời tiết khắc nghiệt từ các cơn bão nhiệt đới dữ dội đến các đợt nắng nóng kỷ lục trên đại dương. Mực nước biển đang dâng cao thậm chí còn nhanh hơn mức trung bình toàn cầu, gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với hàng triệu người dân ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Mọi người đang phải chịu đựng. Các nền kinh tế đang bị tàn phá. Và toàn bộ các vùng lãnh thổ phải đối mặt với sự hủy diệt”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói.

Trước tình hình này, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc hối thúc các nước thu nhập cao thực hiện cam kết về hỗ trợ giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay giải quyết các thách thức từ biến đổi khí hậu, tình trạng đánh bắt cá quá mức và ô nhiễm rác thải nhựa trên Thái Bình Dương.

Theo Tổng thư ký, “số phận” của các đảo trên Thái Bình Dương phụ thuộc vào việc giới hạn ngưỡng tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Có gần 200 quốc gia đã cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu này trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Tuy nhiên, theo ước tính của Liên Hợp Quốc, thế giới đang không đi đúng hướng để đạt mục tiêu này. 

Liên Hợp Quốc sẽ sát cánh cùng khu vực châu Á -Thái Bình Dương trong việc kêu gọi công lý và thay đổi. Hành động toàn cầu để hỗ trợ Lục địa Xanh và tương lai của người dân nơi đây. Và đặc biệt xem tăng mạnh nguồn tài trợ cho việc thích ứng của các quốc gia đang phải gánh chịu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Nhận định của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc diễn ra trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương như Ấn Độ, Bangladesh, Pakisran, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Afghanistan… chỉ trong những ngày đầu tháng 8 này đã và đang trải qua những hậu quả nặng nề của mưa lũ.

Riêng tại Ấn Độ và Bangladesh, mưa bão đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người kể từ tháng 6 vừa qua.  Mùa mưa ở Ấn Độ và Bangladesh thường bắt đầu vào tháng 6 hằng năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đang làm thay đổi các hình thái thời tiết và làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan ở 2 quốc gia Nam Á này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ quan phát triển Pháp (AFD): Việt Nam là một hình mẫu trong ứng phó biến đổi khí hậu
Cơ quan phát triển Pháp (AFD): Việt Nam là một hình mẫu trong ứng phó biến đổi khí hậu

VOV.VN - Việt Nam là một hình mẫu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế Xanh.

Cơ quan phát triển Pháp (AFD): Việt Nam là một hình mẫu trong ứng phó biến đổi khí hậu

Cơ quan phát triển Pháp (AFD): Việt Nam là một hình mẫu trong ứng phó biến đổi khí hậu

VOV.VN - Việt Nam là một hình mẫu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế Xanh.

Indonesia sẽ thành lập cơ quan kiểm soát biến đổi khí hậu
Indonesia sẽ thành lập cơ quan kiểm soát biến đổi khí hậu

VOV.VN - Nhằm tiếp tục thúc đẩy các mục tiêu của Indonesia về ứng phó biến đổi khí hậu, chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto sẽ thành lập Cơ quan kiểm soát biến đổi khí hậu và quản lý thương mại carbon (BP3I-TNK).

Indonesia sẽ thành lập cơ quan kiểm soát biến đổi khí hậu

Indonesia sẽ thành lập cơ quan kiểm soát biến đổi khí hậu

VOV.VN - Nhằm tiếp tục thúc đẩy các mục tiêu của Indonesia về ứng phó biến đổi khí hậu, chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto sẽ thành lập Cơ quan kiểm soát biến đổi khí hậu và quản lý thương mại carbon (BP3I-TNK).

Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng các cơn bão hủy diệt
Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng các cơn bão hủy diệt

VOV.VN - “Cơn ác mộng” mang tên biến đổi khí hậu đang tiếp tục phủ bóng đen tại 2 khu vực trên thế giới là Caribe và châu Âu, với những hệ quả nghiêm trọng của mưa lũ. Tổ chức Khí tượng Thế giới hôm qua cảnh báo, biến đổi khí hậu sẽ còn làm tăng các cơn bão hủy diệt trong thời gian tới.

Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng các cơn bão hủy diệt

Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng các cơn bão hủy diệt

VOV.VN - “Cơn ác mộng” mang tên biến đổi khí hậu đang tiếp tục phủ bóng đen tại 2 khu vực trên thế giới là Caribe và châu Âu, với những hệ quả nghiêm trọng của mưa lũ. Tổ chức Khí tượng Thế giới hôm qua cảnh báo, biến đổi khí hậu sẽ còn làm tăng các cơn bão hủy diệt trong thời gian tới.