Chiến sự Ukraine leo thang, phương Tây gia tăng trừng phạt Nga

VOV.VN - Đàm phán giữa Nga và Ukraine bắt đầu có những tiến triển, song Mỹ, các nước châu Âu tiếp tục ban bố thêm biện pháp trừng phạt là những thông tin đáng chú ý về tình hình Ukraine trong những giờ qua.

Nga bắt đầu không kích vào khu vực phía Tây Ukraine – vốn an toàn kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu. Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, quân đội nước này đã tiến hành tấn công nhằm vào các cơ sở hạ tầng quân sự ở phía Tây Ukraine bằng vũ khí chính xác tầm xa. Các cuộc tấn công đã phá hủy 2 sân bay gần thành phố Lutsk và Ivano-Frankivsk. Như vậy, tính đến hiện tại, Nga đã tiến hành chiến dịch quân sự ở cả 4 mặt trận: Đông, Tây, Nam, Bắc.

Chiến sự Ukraine dự báo có thể sẽ khốc liệt hơn, nếu cả Nga và Ukraine cho phép các tình nguyện viện nước ngoài tham gia chiến đấu. Theo Bộ Quốc phòng Nga, hiện có 16.000 tình nguyện viên ở Trung Đông sẵn sàng chiến đấu bên cạnh lực lượng ly khai ở Donbas, miền Đông Ukraine. Trong khi, chính phủ Ukraine cho biết, 20.000 người từ 52 quốc gia đã tình nguyện tới giúp đỡ quân đội chính phủ Ukraine.

Bộ Nội vụ Ukraine nhận định, tình hình hiện tại là nguy cấp. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng xác nhận, các lực lượng Nga bắn phá các thành phố trên khắp đất nước và dường như đang tập hợp lại để có một cuộc tấn công vào thủ đô Kiev. 

Ông Zelensky cũng kêu gọi các nước phương Tây mạnh tay với Nga hơn nữa: "Các cuộc tấn công của Nga vẫn diễn ra, phá hủy nhiều khu vực. Nếu mọi thứ tiếp tục, có nghĩa là các biện pháp trừng phạt với Nga là chưa đủ. Tôi mong đợi nhiều biện pháp trừng phạt hơn nhằm vào Nga".

Đáp lại lời kêu gọi đó, hôm qua (11/3), Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Mỹ và các nước nhóm G7 sẽ tiến tới thu hồi quy chế “tối huệ quốc” trong quan hệ thương mại với Nga và tiếp tục cấm thêm một số mặt hàng khác nhập khẩu từ nước này.

“Tối huệ quốc” là nguyên tắc then chốt của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo nguyên tắc này, một thành viên WTO cần phải đảm bảo đối xử công bằng với các nước khác về phương diện thuế quan và quy định pháp lý.

 Dự kiến, Mỹ sẽ áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới với Nga, như cấm nhập khẩu rượu vodka, kim cương, thủy sản. Đồng thời, Mỹ sẽ dừng xuất khẩu các mặt hàng xa xỉ phẩm sang Nga.

Liên minh châu Âu EU hôm nay (12/3) cũng bắt đầu thực hiện gói biện pháp thứ tư nhằm cô lập Nga hơn nữa. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, giống như Mỹ và G7, EU sẽ thu hồi quy chế thương mại “tối huệ quốc” của Nga, mở đường cho Khối này cấm hoặc áp đặt thuế quan trừng phạt đối với hàng hóa của Moscow. Bước đầu tiên, EU sẽ cấm nhập khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực sắt thép. Quan chức các nước phương Tây tuyên bố, vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thêm các biện pháp trừng phạt lên Nga.

Tuy nhiên, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào 2 nước, dù gây khó khăn, song cũng là động lực giúp 2 nước chủ động hơn về năng lực tự sản xuất và phát triển công nghệ.

“Kinh nghiệm trong những năm gần đây cho thấy trong các lĩnh vực bị phương Tây trừng phạt, chúng ta đã đạt được những thành tựu mới, với một trình độ công nghệ mới và đạt hiệu quả. Về vấn đề này, tất nhiên, chúng ta đã trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn đã nói đúng, giờ là cơ hội để chúng ta củng cố chủ quyền công nghệ và kinh tế của chúng ta”, ông Putin nói.

Cũng trong cuộc hội đàm này, Tổng thống Nga xác nhận đã có một số tiến triển trong tiến trình đàm phán Nga – Ukraine hiện nay, song ông không nêu ra một cách chi tiết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga và Belarus tuyên bố xung đột Ukraine có thể “được giải quyết bất cứ lúc nào”
Nga và Belarus tuyên bố xung đột Ukraine có thể “được giải quyết bất cứ lúc nào”

VOV.VN - Trong cuộc gặp tại Moscow ngày 11/3, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về tiến trình đàm phán nhằm giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraine hiện nay.

Nga và Belarus tuyên bố xung đột Ukraine có thể “được giải quyết bất cứ lúc nào”

Nga và Belarus tuyên bố xung đột Ukraine có thể “được giải quyết bất cứ lúc nào”

VOV.VN - Trong cuộc gặp tại Moscow ngày 11/3, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về tiến trình đàm phán nhằm giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraine hiện nay.

Phương Tây vẫn thách thức “lằn ranh đỏ” của Nga, chiến sự Ukraine còn kéo dài
Phương Tây vẫn thách thức “lằn ranh đỏ” của Nga, chiến sự Ukraine còn kéo dài

VOV.VN - Nếu không muốn một cuộc chiến toàn diện giữa Nga và khối NATO do Mỹ dẫn đầu, phương Tây cần phải tự hỏi liệu việc tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine có đủ khả năng chấm dứt xung đột hay không.

Phương Tây vẫn thách thức “lằn ranh đỏ” của Nga, chiến sự Ukraine còn kéo dài

Phương Tây vẫn thách thức “lằn ranh đỏ” của Nga, chiến sự Ukraine còn kéo dài

VOV.VN - Nếu không muốn một cuộc chiến toàn diện giữa Nga và khối NATO do Mỹ dẫn đầu, phương Tây cần phải tự hỏi liệu việc tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine có đủ khả năng chấm dứt xung đột hay không.

Hành trình sơ tán của gần 2 triệu người dân Ukraine sau 16 ngày giao tranh
Hành trình sơ tán của gần 2 triệu người dân Ukraine sau 16 ngày giao tranh

VOV.VN - Khoảng 2 triệu người Ukraine đã rời bỏ nước này đi lánh nạn kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Hành trình sơ tán của gần 2 triệu người dân Ukraine sau 16 ngày giao tranh

Hành trình sơ tán của gần 2 triệu người dân Ukraine sau 16 ngày giao tranh

VOV.VN - Khoảng 2 triệu người Ukraine đã rời bỏ nước này đi lánh nạn kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Mỹ cảnh báo Nga hậu quả quốc hữu hóa các công ty nước ngoài
Mỹ cảnh báo Nga hậu quả quốc hữu hóa các công ty nước ngoài

VOV.VN - Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho rằng một biện pháp như vậy sẽ là một bước lùi so với năm 1917 và Nga sẽ phải đối mặt với sự thiếu tin tưởng từ các nhà đầu tư trong nhiều thập kỷ.

Mỹ cảnh báo Nga hậu quả quốc hữu hóa các công ty nước ngoài

Mỹ cảnh báo Nga hậu quả quốc hữu hóa các công ty nước ngoài

VOV.VN - Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho rằng một biện pháp như vậy sẽ là một bước lùi so với năm 1917 và Nga sẽ phải đối mặt với sự thiếu tin tưởng từ các nhà đầu tư trong nhiều thập kỷ.