Chính quyền ông Biden đề xuất quy định mới nhằm hạn chế phát thải khí metan

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đề xuất các quy định mới từ một số cơ quan liên bang với mục tiêu giảm lượng khí metan làm nóng toàn cầu.

Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) dự kiến sẽ yêu cầu các công ty dầu khí phát hiện, giám sát và sửa chữa việc rò rỉ khí metan từ các giếng, đường ống và các thiết bị khác.

EPA ước tính sẽ cắt giảm 41 triệu tấn khí thải metan từ năm 2023 đến năm 2035. Lượng khí thải metan này nhiều hơn tổng lượng khí CO2 thải ra từ tất cả các ô tô chở khách và máy bay thương mại của Mỹ vào năm 2019.

Metan là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp khoảng 80 lần so với CO2 trong thời gian ngắn. Các chuyên gia cho rằng giảm rò rỉ khí metan là một trong những cách đơn giản nhất để làm chậm sự nóng lên toàn cầu. Metan là thành phần chính của khí đốt tự nhiên, chiếm gần 40% trong ngành điện của Mỹ. Metan có thể xâm nhập vào khí quyển thông qua rò rỉ từ các giếng dầu, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên và từ chính các thiết bị xử lý.

Đề xuất của EPA được đưa ra khi Tổng thống Biden đang tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Scotland.

“Với hành động lịch sử này, EPA đang giải quyết các nguồn hiện có từ ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt tự nhiên trên toàn quốc, ngoài việc cập nhật các quy tắc cho các nguồn mới, để đảm bảo cắt giảm ô nhiễm mạnh mẽ và lâu dài trên toàn quốc”, Michael Regan, lãnh đạo của EPA, cho biết trong một tuyên bố.

Quy định mới của EPA dưới thời Tổng thống Biden sẽ rộng hơn quy định dưới thời cựu Tổng thống Obama, vốn chỉ bao gồm hạn chế khí metan từ các giếng mới và được sửa đổi gần đây. EPA cho biết, quy định mới được thực hiện sẽ dẫn đến việc giám sát định kỳ mới tại 300.000 địa điểm giếng khoan trên khắp đất nước.

Chính quyền ông Biden đang tìm cách đạt được mục tiêu cắt giảm một nửa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ cho đến năm 2030. Bên cạnh đó, chính quyền ông Biden đang đặt trọng tâm vào việc cắt giảm lượng khí thải metan cả trong và ngoài nước, với hy vọng sẽ giúp hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở 1,5 độ C, mức độ các nhà khoa học cho rằng giúp tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

COP26: Bài toán khó của Biden khi muốn Mỹ dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
COP26: Bài toán khó của Biden khi muốn Mỹ dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Tham vọng của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc dẫn đầu thế giới chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ được thể hiện trong tuần này khi ông đến Scotland tham dự các cuộc đàm phán quan trọng về khí hậu.

COP26: Bài toán khó của Biden khi muốn Mỹ dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

COP26: Bài toán khó của Biden khi muốn Mỹ dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Tham vọng của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc dẫn đầu thế giới chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ được thể hiện trong tuần này khi ông đến Scotland tham dự các cuộc đàm phán quan trọng về khí hậu.

COP26: Hơn 100 nước cam kết chấm dứt chặt phá rừng vào năm 2030
COP26: Hơn 100 nước cam kết chấm dứt chặt phá rừng vào năm 2030

VOV.VN - Ngày 1/11, tại các cuộc trao đổi về khí hậu, các nhà lãnh đạo của hơn 100 quốc gia, trong đó có Brazil, Trung Quốc và Mỹ đã cam kết chấm dứt chặt phá rừng vào năm 2030.

COP26: Hơn 100 nước cam kết chấm dứt chặt phá rừng vào năm 2030

COP26: Hơn 100 nước cam kết chấm dứt chặt phá rừng vào năm 2030

VOV.VN - Ngày 1/11, tại các cuộc trao đổi về khí hậu, các nhà lãnh đạo của hơn 100 quốc gia, trong đó có Brazil, Trung Quốc và Mỹ đã cam kết chấm dứt chặt phá rừng vào năm 2030.

COP26: Lãnh đạo thế giới kêu gọi hành động khẩn cấp để cứu trái đất trước khi quá muộn
COP26: Lãnh đạo thế giới kêu gọi hành động khẩn cấp để cứu trái đất trước khi quá muộn

VOV.VN - Ngay trong phần mở đầu bài phát biểu tại COP26, Thủ tướng nước chủ nhà Anh Boris Johnson đã dùng những lời lẽ vô cùng nặng nề để nói về thách thức biến đổi khí hậu mà nhân loại đang phải đối mặt.

COP26: Lãnh đạo thế giới kêu gọi hành động khẩn cấp để cứu trái đất trước khi quá muộn

COP26: Lãnh đạo thế giới kêu gọi hành động khẩn cấp để cứu trái đất trước khi quá muộn

VOV.VN - Ngay trong phần mở đầu bài phát biểu tại COP26, Thủ tướng nước chủ nhà Anh Boris Johnson đã dùng những lời lẽ vô cùng nặng nề để nói về thách thức biến đổi khí hậu mà nhân loại đang phải đối mặt.