Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc luôn cho rằng tất cả thuộc về họ

VOV.VN - Theo ông Marvin Ott, động thái gần đây của Trung Quốc là nhằm đạt được yêu sách đường 9 đoạn phi lý ở Biển Đông.

Vừa đấm vừa xoa

“Vừa đấm vừa xoa”, “gặm nhấm từng phần” là kế sách mà Trung Quốc đang áp dụng để thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Đó là phân tích của Giáo sư Marvin C. Ott, một trong những nhà nghiên cứu Đông Á hàng đầu thế giới, trong cuộc trao đổi với phóng viên VOV tại Mỹ về hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc.

Giáo sư Marvin Ott đang giảng dạy tại một loạt các trường đại học danh tiếng của Mỹ, trong đó có Đại học John Hopkin, Đại học Chiến tranh Quốc gia. Ông từng là Chuyên gia phân tích cao cấp về Đông Á của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Phó giám đốc nhân sự của Uỷ ban giám sát các hoạt động tình báo thuộc Thượng viện Mỹ.

Giáo sư Marvin C. Ott, một trong những nhà nghiên cứu Đông Á hàng đầu thế giới

PV: Vừa qua, Trung Quốc đã đưa giàn khoan nước sâu vào hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ông nhìn nhận như thế nào về ý đồ này của Trung Quốc?

Điều đầu tiên tôi muốn nói là những gì vừa xảy ra là hoàn toàn có thể đoán trước được. Quyết tâm của Trung Quốc nhằm kiểm soát các vùng đất và nước tại Biển Đông, theo cách nhìn của tôi, là rất rõ ràng trong suốt một thời gian dài. Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã nhanh chóng tăng cường năng lực hải quân và không quân nhằm mở rộng quyền lực và kiểm soát tại Biển Đông. Trong một loạt các vụ việc vừa qua thì gần đây và đáng kể nhất là tranh chấp với Philippines tại bãi cạn Scarborough. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhìn có vẻ khác, nhưng thực ra là cùng một kiểu vụ việc đã xảy ra với Philippines. Những vụ việc tiếp theo mà Trung Quốc có thể gây ra sẽ liên quan đến hàng loạt nước khác, nhưng có lẽ nhiều khả năng vẫn là với Việt Nam và Philippines. 

PV: Không chỉ hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam, các tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc còn dùng vòi rồng tấn công và đâm vào tàu Việt Nam. Vậy ông có bình luận gì về những hành động này?

Phải nói đây vẫn là những thủ thuật thường thấy, và có vẻ rất hiệu quả của phía Trung Quốc. Họ dường như muốn tránh sử dụng sử dụng vũ khí quân sự khi tìm cách mở rộng kiểm soát trên Biển Đông. Có lẽ là Trung Quốc đã tính toán rằng nếu dùng sức mạnh quân sự thì toàn bộ tình thế chiến lược sẽ bị thay đổi, nên họ thường áp dụng dụng các biện pháp phi quân sự nhưng vẫn có tính cưỡng ép, kích động như đâm tàu, phun vòi rồng, triển khai số lượng tàu lớn uy hiếp đối phương… để mở rộng tầm kiểm soát. Tôi nghĩ rằng tại Đông Nam Á, Việt Nam là nước hiểu Trung Quốc nhất. Vì thế Việt Nam không dễ bị mắc mưu. 

PV: Trung Quốc thì cho rằng giàn khoan và tàu của họ đang hoạt động trong vùng biển của Trung Quốc. Trong khi nhiều chuyên gia luật pháp quốc tế lại cho rằng, Trung Quốc không có quyền và cũng chẳng có lý do gì để đưa giàn khoan cùng tàu hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ông nghĩ thế nào về vấn đề này?

Trung Quốc thì luôn có lý do. Họ luôn cho rằng tất cả đều thuộc về họ. Theo đánh giá của các chuyên gia luật pháp, đường lưỡi bò 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra không hề có giá trị gì trong luật pháp quốc tế. Nên nếu bạn hỏi bất cứ chuyên gia luật pháp độc lập nào là liệu Trung Quốc có quyền đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hay không, tất cả sẽ nói là không. Nhưng nếu bạn hỏi phía Trung Quốc, họ sẽ nói là có vì theo họ thì “tất cả đều là của chúng tôi”.

Theo tôi, cách mà Philippines thách thức tuyên bố đường lưỡi bò của Trung Quốc tại toà án quốc tế là hành động rất khôn khéo và có ý nghĩa. Hầu như tất cả các luật sư quốc tế đều tin là Philippines sẽ thắng. Vụ kiện sẽ mất vài năm, nhưng chắc chắn Philippines sẽ thắng và điều này sẽ tạo ra cơ sở pháp lý quốc tế khẳng định  đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc là bất hợp pháp.

Việc Philippines kiện Trung Quốc có khả năng tạo ra lợi ích chung rất lớn cho các nước trong khu vực. Trung Quốc biết điều đó và tỏ thái độ rất thù địch trước hành động này của Philppines. Họ tìm mọi cách, từ đe doạ, cấm vận thương mại, và cả dụ dỗ Philippines ngừng vụ kiện bằng đề nghị rằng Trung Quốc sẽ rút lực lượng khỏi bãi cạn Scarborough. Trung Quốc cũng luôn nói là họ không quan tâm đến việc vụ kiện nhưng thực ra là họ rất quan tâm vì biết rằng, phán quyết pháp lý theo luật pháp quốc tế sẽ bóc trần sự thật là yêu sách về đường lưỡi bò của Bắc Kinh chẳng có cơ sở pháp lý gì cả.

Gặm nhấm từng phần

PV: Sau một loạt các hành động đơn phương và kích động, Trung Quốc lại bất thình lình tỏ ra xuống giọng, đề nghị Việt Nam đàm phán để giải quyết vụ việc một cách hoà bình, nhưng rồi lại tiếp tục gây căng thẳng. Vậy đó có phải là chiến thuật của Trung Quốc?

Về mặt chiến thuật, một lần nữa phải nói đây là động thái rất “tinh quái” của phía Trung Quốc. Năm 2011, Trung Quốc và Việt Nam đã ký một thoả thuận kêu gọi giải quyết một cách hoà bình các tranh chấp trên biển. Lúc đó truyền thông Trung Quốc, như tờ Thời báo Hoàn Cầu, đã bình luận rằng đây là một bước đột phá và từ nay Trung Quốc và Việt Nam sẽ có thể giải quyết các tranh chấp một cách hoà bình. Ngay lúc đó đã có nhiều ý kiến hoài nghi Trung Quốc sẽ thực hiện thoả thuận với Việt Nam một cách nghiêm túc. Và sự hoài nghi đó giờ đã trở thành hiện thực.

Việc Trung Quốc nói đàm phán hoà bình hay những điều tương tự như vậy chỉ là xảo thuật của họ. Ý đồ chiến lược của Trung Quốc, theo đánh giá của tôi, là hiện thực hoá đường lưỡi bò 9 đoạn chiếm gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, gặm sâu cả vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và nhiều nước khác trong khu vực. Họ muốn biến đường lưỡi bò này thành biên giới lãnh thổ được công nhận trong dài hạn. Như thế, tất cả các khu vực nằm trong đường lưỡi bò đó sẽ trở thành một phần của Trung Quốc, do Trung Quốc kiểm soát.

Nhằm đạt được mục tiêu chiến lược này, Trung Quốc đang thực hiện chiến thuật “gặm nhấm”, từng bước từng bước mở rộng sự kiểm soát thực tế. Nhưng để tránh vấp phải sự phản ứng rộng lớn và mạnh mẽ, mỗi lần tiến hành mở rộng kiểm soát, như ở bãi cạn Scarborough hay đưa giàn khoan vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thì Trung Quốc lại tỏ ra mềm mỏng trong một gia đoạn nào đó. Mỗi khi tình hình trở nên căng thẳng và (các) bên liên quan sẵn sàng phản ứng, thì Trung Quốc lại tìm cách xoa dịu trước khi bắt đầu một hành động gây căng thẳng mới. Đó chính là chiến thuật “vừa đấm vừa xoa”, gặm nhấm từng phần mà Trung Quốc đang thực hiện.

Trong trường hợp cụ thể hiện nay, về cơ bản, việc Trung Quốc tuyên bố muốn giải quyết qua đàm phán hoà bình có thể còn là do họ muốn “câu giờ” để có thời gian cố định dàn khoan. Nếu bạn hỏi giới lãnh đạo của Trung Quốc là liệu Trung Quốc có muốn giải quyết vấn đề một cách hoà bình, thì họ sẽ nói: “À có, chúng tôi muốn có một thoả thuận ngoại giao. Nhưng tất các các nước quanh Biển Đông phải đồng ý với những yêu sách chủ quyền của chúng tôi mà không được phản kháng gì”. Theo tôi, quan điểm của Trung Quốc là chỉ khi tất cả các nước chấp nhận điều đó, thì mới có một khu vực hoà bình. Thực tế là thế đấy!

Mất uy tín, mất lòng tin

PV: Nếu Trung Quốc cứ tiếp tục những hàng động khiêu khích như vậy thì họ phải đối mặt với những hệ lụy gì? Phải chăng Trung Quốc đang đánh đổi uy tín của mình để hiện thực hóa yêu sách lãnh thổ?  

Rõ ràng là Trung Quốc đã làm mất lòng tin khi hành động như thế này. Từ góc nhìn của các nhà quan sát quốc tế, khi Trung Quốc chiếm đóng, xây dựng các công trình tại đảo Vành Khăn (Mischief Reef) vào giữa những năm 1990 thì các nước ASEAN đã có phản ứng mạnh mẽ bằng các tuyên bố ngoại giao và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước hành động của Trung Quốc.

Trung Quốc phản ứng lại bằng cách không rút khỏi Đảo Vành Khăn, vẫn tiếp tục việc xây dựng, đồng thời trấn an các nước là đừng lo ngại gì cả. Họ đẩy mạnh phương thức được gọi là “tấn công ru ngủ” (charm offensive) với cả Đông Nam Á. Trong suốt khoảng 15 năm kể từ đó, các nhà ngoại giao, lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đi đến đâu cũng nói về phát triển kinh tế, trỗi dậy hoà bình, hợp tác phát triển… Trung Quốc cũng đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á, nối khu vực này với vùng Trung Nam Trung Quốc như kiểu tạo thành một khối kinh tế thống nhất.

Những năm 2007, 2008, nếu những quan chức chính phủ như tôi hồi đó mà tới các nước Đông Nam Á và đề cập tới tham vọng chiến lược của Trung Quốc, thì sẽ có không ít ý kiến cho rằng không nên lo lắng, rằng Trung Quốc đang cư xử rất ổn, rằng Trung Quốc nói muốn quan hệ hoà bình cùng có lợi với Đông Nam Á, muốn phát triển kinh tế, và rằng mọi việc đang rất tốt.

 Nhưng tất cả sau đó đã thay đổi. Trung Quốc tiếp tục phát triển sức mạnh quân sự. Rồi xảy ra một loạt vụ việc như Trung Quốc quấy rối tàu cá, cắt cáp thăm dò của của Việt Nam, gây sự với Philippines… Năm 2010, Việt Nam đăng cai Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Hà nội và lần đầu tiên đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự. Đây cũng là lần đầu tiên ngoại trưởng Mỹ tham dự một diễn đàn này. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton khi đó đã phát biểu về vấn đề Biển Đông nhận được sự ủng hộ của bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN.

Lúc đó, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã phản ứng rất tức giận. Cũng từ thời điểm này, mọi việc đã thay đổi. Phương thức “tấn công ru ngủ” của Trung Quốc không còn nữa và tham vọng thực sự của họ đã lộ chân tướng.

Nếu ở địa vị một nhà chiến lược của Trung Quốc, tôi sẽ nghiêm túc đặt ra câu hỏi về cách hành xử hiện nay của quốc gia mình. Những năm 2007, 2008, về cơ bản, Trung Quốc có bạn trên khắp  Đông Nam Á, nhưng giờ thì mọi việc đã thay đổi. Các nước trong khu vực đều đang rất lo ngại Trung Quốc. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, những mối quan hệ và hình ảnh mà Trung Quốc tạo dựng tại khu vực đã bị thay đổi theo hướng tiêu cực. Đó là hậu quả do chính Trung Quốc gây ra, chẳng ai làm gì cả. Trung Quốc chính là nhân tố tạo ra sự thay đổi này. Tất cả phải đối phó với Trung Quốc. Chẳng quốc gia nào có hành động nhằm làm thay đổi bối cảnh chiến lược, chỉ có Trung Quốc mà thôi.

Điều tương tự cũng diễn ra ở phía Bắc, tại vùng Biển Hoa Đông. Chỉnh Trung Quốc đã tìm cách thay đổi hiện trạng… Về mặt ngoại giao, đây là cách làm rất bất lợi. Nếu nói đó là sự thù địch thì có thể hơi quá nhưng họ đã tạo ra những mối lo ngại thực sự. Rõ ràng là Trung Quốc đang từng bước mở rộng kiểm soát trên thực tế và mỗi lần mở rộng như thế, họ lại tạo thêm những phản ứng tiêu cực. Vì thế, nếu là một nhà chiến lược của Trung Quốc, tôi sẽ cân bằng điều này như thế nào? Liệu việc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có đáng để đánh đổi lấy sự căng thẳng nghiêm trọng với Hà Nội hay không? Chúng ta đều có thể tự đưa ra câu trả lời!

Việt Nam đang làm đúng

PV: Vậy ông đánh giá như thế nào về cách xử lý của Việt Nam trước hành động gây hấn của Trung Quốc và Việt Nam nên làm gì nếu Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng ?

Giữa Việt Nam và Trung Quốc có sự chênh lệch lớn về sức mạnh quân sự. Nếu Việt Nam phản ứng bằng cách đưa tàu hải quân ra để ép tàu Trung Quốc phải rút lui, và nếu lại còn có xung đột nổ súng, thì hậu quả sẽ là rất xấu cho Việt Nam. Về mặt chiến thuật, làm như thế chắc chắn là không ngoan chút nào. Và Việt Nam đã không hành động như vậy. 

Việt Nam đã làm những gì có thể, đã làm nổi bật vụ việc, thu hút sự quan tâm của thế giới, đưa vấn đề ra các kênh ngoại giao nhằm tạo ra sự chú ý tối đa có thể của cộng đồng quốc tế đối với những gì đang diễn ra. Trong khi đó, Trung Quốc luôn muốn giảm tối đa phản ứng trong những vụ việc như thế này, để cứ thể từ từ mở rộng vùng chiếm đóng.

Rõ ràng cách phản ứng cần thiết của Việt Nam là tạo ra càng nhiều sự quan tâm, chú ý của dư luận càng tốt. Một bước đi cần thiết nữa cho Việt Nam là tham vấn các quốc gia Đông Nam Á khác cũng đang đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, cụ thể là Philippines, Malaysia, và có thể là Brunei nữa, để đạt được một thoả thuận cùng nhau tìm hướng giải quyết những tranh chấp và vùng chồng lấn giữa các nước này, từ đó tạo ra một mặt trận chung trong việc đối phó với Trung Quốc.

Một phần trong chiến thuật của Trung Quốc là “chia để trị”. Họ muốn xử lý tranh chấp với Việt Nam riêng, với Philippines riêng, rồi có thể với Malaysia sau đây một thời gian… Trung Quốc không hề muốn các quốc gia Đông Nam Á là một tập thể thống nhất, có cùng một quan điểm, một tiếng nói để đối phó với Bắc Kinh.

Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn của VOV./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dư luận Trung Quốc: Vạch đường 9 đoạn trước cổng nhà người khác, thật quá đáng!
Dư luận Trung Quốc: Vạch đường 9 đoạn trước cổng nhà người khác, thật quá đáng!

VOV.VN - Một bạn trẻ viết trên weibo.com, "Chúng ta vạch ra đường 9 đoạn đến trước cổng nhà người khác, xem ra cũng thật quá đáng".

Dư luận Trung Quốc: Vạch đường 9 đoạn trước cổng nhà người khác, thật quá đáng!

Dư luận Trung Quốc: Vạch đường 9 đoạn trước cổng nhà người khác, thật quá đáng!

VOV.VN - Một bạn trẻ viết trên weibo.com, "Chúng ta vạch ra đường 9 đoạn đến trước cổng nhà người khác, xem ra cũng thật quá đáng".

Trung Quốc đang ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế
Trung Quốc đang ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế

VOV.VN - Hành động đơn phương của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

Trung Quốc đang ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế

Trung Quốc đang ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế

VOV.VN - Hành động đơn phương của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

Báo chí Ai Cập: Việt Nam phẫn nộ việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền
Báo chí Ai Cập: Việt Nam phẫn nộ việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền

VOV.VN - Theo báo Ai Cập, Mỹ đã mô tả việc hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc là hành động khiêu khích, không có lợi cho an ninh khu vực.

Báo chí Ai Cập: Việt Nam phẫn nộ việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền

Báo chí Ai Cập: Việt Nam phẫn nộ việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền

VOV.VN - Theo báo Ai Cập, Mỹ đã mô tả việc hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc là hành động khiêu khích, không có lợi cho an ninh khu vực.

Làn sóng phản đối Trung Quốc tiếp tục dâng cao toàn thế giới
Làn sóng phản đối Trung Quốc tiếp tục dâng cao toàn thế giới

VOV.VN - Học giả Ấn Độ, Nhật Bản tỏ ra đặc biệt bất bình với các hành vi sai trái của Trung Quốc.

Làn sóng phản đối Trung Quốc tiếp tục dâng cao toàn thế giới

Làn sóng phản đối Trung Quốc tiếp tục dâng cao toàn thế giới

VOV.VN - Học giả Ấn Độ, Nhật Bản tỏ ra đặc biệt bất bình với các hành vi sai trái của Trung Quốc.

Mỹ gọi hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là “khiêu khích”
Mỹ gọi hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là “khiêu khích”

VOV.VN - Ông Kerry cho rằng, tranh chấp phải được giải quyết thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Mỹ gọi hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là “khiêu khích”

Mỹ gọi hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là “khiêu khích”

VOV.VN - Ông Kerry cho rằng, tranh chấp phải được giải quyết thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Trung Quốc đang đánh mất uy tín của chính mình
Trung Quốc đang đánh mất uy tín của chính mình

VOV.VN - Trung Quốc cần xem xét lại bước đi của mình để không làm tổn hại quan hệ hai nước.

Trung Quốc đang đánh mất uy tín của chính mình

Trung Quốc đang đánh mất uy tín của chính mình

VOV.VN - Trung Quốc cần xem xét lại bước đi của mình để không làm tổn hại quan hệ hai nước.

Ngoại trưởng Mỹ quan ngại về hành động của Trung Quốc tại Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ quan ngại về hành động của Trung Quốc tại Biển Đông

VOV.VN - Ông Kerry bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ quan ngại về hành động của Trung Quốc tại Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ quan ngại về hành động của Trung Quốc tại Biển Đông

VOV.VN - Ông Kerry bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông.

Báo Trung Quốc cố ý  lờ  điểm nóng Biển Đông, xoay sang chỉ trích Mỹ, Philippines
Báo Trung Quốc cố ý lờ điểm nóng Biển Đông, xoay sang chỉ trích Mỹ, Philippines

VOV.VN - Truyền thông Trung Hoa đại lục đã lờ đi nhiều sự kiện đồng thời quay ra chỉ trích Mỹ và Philippines.

Báo Trung Quốc cố ý  lờ  điểm nóng Biển Đông, xoay sang chỉ trích Mỹ, Philippines

Báo Trung Quốc cố ý lờ điểm nóng Biển Đông, xoay sang chỉ trích Mỹ, Philippines

VOV.VN - Truyền thông Trung Hoa đại lục đã lờ đi nhiều sự kiện đồng thời quay ra chỉ trích Mỹ và Philippines.

Itar - Tass: Máy bay quân sự Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Itar - Tass: Máy bay quân sự Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam

VOV.VN - Trong hai ngày 10-11/5, máy bay quân sự của Trung Quốc đã liên tục bay phía trên các tàu của Việt Nam ở độ cao từ 800-1.000m.

Itar - Tass: Máy bay quân sự Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Itar - Tass: Máy bay quân sự Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam

VOV.VN - Trong hai ngày 10-11/5, máy bay quân sự của Trung Quốc đã liên tục bay phía trên các tàu của Việt Nam ở độ cao từ 800-1.000m.