COP29 đến gần, các nước vẫn chia rẽ trong vấn đề tài chính khí hậu

VOV.VN - Liên Hợp Quốc ngày 31/8 đã công bố bản dự thảo về tài chính khí hậu dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29), diễn ra vào tháng 11. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những vấn đề gai góc và gây chia rẽ nhất trong các cuộc đàm phán về khí hậu.

Tài liệu mang tên Mục tiêu định lượng tập thể mới, muốn thay thế các cam kết của các nước phát triển về mức đóng góp 100 tỷ USD/năm nhằm giúp các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự thảo nêu 7 đề xuất sơ bộ, trong đó phản ánh lập trường đối lập giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Một trong 7 đề xuất được đưa ra bao gồm đặt mục tiêu cho các nước phát triển từ năm 2025 - 2029 phải tài trợ 441 tỉ USD/năm, kết hợp mục tiêu huy động 1,1 tỉ USD/năm, nếu tính tài trợ từ mọi nguồn lực, bao gồm nguồn tài chính tư nhân. Đây là lập trường được các nước Arab ủng hộ. Theo khối các nước Arab, các nước phát triển nên cam kết ít nhất 441 tỷ USD mỗi năm dưới dạng tài trợ trong giai đoạn 2025-2029 để huy động các khoản vay và tài chính tư nhân, qua đó nâng tổng số tiền hỗ trợ hàng năm lên 1.100 tỷ USD. Các nước đang phát triển và dễ chịu tổn thương từ thời tiết cực đoan, trong đó có khu vực châu Phi cũng mong muốn con số tài trợ lớn hơn 100 tỉ USD.

Tuy nhiên, các nước tài trợ gồm Mỹ, Liên minh châu Âu, Anh, Nhật Bản, Canada, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy, Iceland, New Zealand và Australia cho rằng những con số trên là không thực tế. Theo quan điểm của các nước tài trợ hiện tại, họ chỉ gây ra gần 30% lượng khí thải trong lịch sử, và muốn đưa thêm Trung Quốc và các nước vùng Vịnh vào danh sách các nhà tài trợ. Phản ứng gay gắt nhất, Liên minh châu Âu thậm chí đã yêu cầu Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, phải đóng góp vào mục tiêu mới được đưa ra về tài chính khí hậu. Song Trung Quốc – hiện đã được Liên Hợp Quốc phân vào nhóm quốc gia đang phát triển- đã bác bỏ ý tưởng này.

Trước thực tế trên, Azerbaijan và nhiều quan chức Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các nước, đặc biệt là các nước giàu đẩy nhanh quá trình tham gia vào ưu tiên đàm phán hàng đầu này để đạt được sự đồng thuận trong bối cảnh chỉ còn 73 ngày trước khi COP29 bắt đầu.

Phát biểu trước báo giới trước thềm COP29, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh: “G20 – những nước phát thải lớn nhất, có năng lực và trách nhiệm lãnh đạo lớn nhất – phải đi đầu. Và thế giới phải tăng mạnh tài chính và hỗ trợ cho các quốc gia dễ bị tổn thương. Chúng ta cần tăng cường tài chính để ứng phó với tình trạng mực nước biển dâng cao. Tại COP29, các quốc gia phải nhất trí được về việc tăng cường tài chính sáng tạo và một mục tiêu tài chính mới mạnh mẽ hơn”.

Chia sẻ quan điểm với Tổng thư ký, với tư cách nước chủ nhà Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29), Azerbaijan đã kêu gọi các chính phủ thỏa hiệp nhằm phá vỡ bế tắc trong nỗ lực giúp các nước nghèo hơn ứng phó tình trạng nóng lên toàn cầu.

Trả lời phỏng vấn báo giới mới đây, ông Elnur Soltanov, Tổng giám đốc điều hành của cuộc họp quốc tế thường niên của Azerbaijan – nước chủ nhà của COP 29 nêu rõ: “Tài chính khí hậu đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy tất cả các lĩnh vực của Thỏa thuận Paris. Với vai trò nước chủ nhà, Azerbaijan sẽ thúc đẩy các định hướng chính trị để giải quyết các khác biệt và đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh thông qua các cuộc họp giữa các bên, đặc biệt là các cuộc thảo luận cấp cao”.

Từ năm 2009, các nước công nghiệp đã cam kết hỗ trợ 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước nghèo. Cam kết này đã được xác nhận trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, kéo dài đến năm 2025. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mục tiêu này có thể đã hoàn thành vào năm 2022 song đã chậm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Châu Á – Thái Bình Dương đối mặt nhiều nguy cơ tiềm ẩn do biến đổi khí hậu
Châu Á – Thái Bình Dương đối mặt nhiều nguy cơ tiềm ẩn do biến đổi khí hậu

VOV.VN - Một số vùng lãnh thổ tại châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với nguy cơ mang tính hủy diệt của biến đổi khí hậu. Đây là nhận định của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương đang phải trải qua những đợt mưa lũ nghiêm trọng, với nhiều thiệt hại về người và vật chất.

Châu Á – Thái Bình Dương đối mặt nhiều nguy cơ tiềm ẩn do biến đổi khí hậu

Châu Á – Thái Bình Dương đối mặt nhiều nguy cơ tiềm ẩn do biến đổi khí hậu

VOV.VN - Một số vùng lãnh thổ tại châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với nguy cơ mang tính hủy diệt của biến đổi khí hậu. Đây là nhận định của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương đang phải trải qua những đợt mưa lũ nghiêm trọng, với nhiều thiệt hại về người và vật chất.

Indonesia sẽ thành lập cơ quan kiểm soát biến đổi khí hậu
Indonesia sẽ thành lập cơ quan kiểm soát biến đổi khí hậu

VOV.VN - Nhằm tiếp tục thúc đẩy các mục tiêu của Indonesia về ứng phó biến đổi khí hậu, chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto sẽ thành lập Cơ quan kiểm soát biến đổi khí hậu và quản lý thương mại carbon (BP3I-TNK).

Indonesia sẽ thành lập cơ quan kiểm soát biến đổi khí hậu

Indonesia sẽ thành lập cơ quan kiểm soát biến đổi khí hậu

VOV.VN - Nhằm tiếp tục thúc đẩy các mục tiêu của Indonesia về ứng phó biến đổi khí hậu, chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto sẽ thành lập Cơ quan kiểm soát biến đổi khí hậu và quản lý thương mại carbon (BP3I-TNK).

Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng các cơn bão hủy diệt
Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng các cơn bão hủy diệt

VOV.VN - “Cơn ác mộng” mang tên biến đổi khí hậu đang tiếp tục phủ bóng đen tại 2 khu vực trên thế giới là Caribe và châu Âu, với những hệ quả nghiêm trọng của mưa lũ. Tổ chức Khí tượng Thế giới hôm qua cảnh báo, biến đổi khí hậu sẽ còn làm tăng các cơn bão hủy diệt trong thời gian tới.

Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng các cơn bão hủy diệt

Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng các cơn bão hủy diệt

VOV.VN - “Cơn ác mộng” mang tên biến đổi khí hậu đang tiếp tục phủ bóng đen tại 2 khu vực trên thế giới là Caribe và châu Âu, với những hệ quả nghiêm trọng của mưa lũ. Tổ chức Khí tượng Thế giới hôm qua cảnh báo, biến đổi khí hậu sẽ còn làm tăng các cơn bão hủy diệt trong thời gian tới.