Cận cảnh các công trình đối phó với “ngày tận thế” hạt nhân của Mỹ
Thứ Ba, 19:50, 26/06/2018
VOV.VN - Mỹ đã xây dựng rất nhiều công trình kiên cố để đối phó với các thảm họa hạt nhân có thể tàn phá nước này như trong “ngày tận thế”.
Tháp Cannonball trên dãy núi Appalachian. Đây là công trình được xây dựng bí mật từ thời Chiến tranh Lạnh để đảm bảo liên lạc giữa Nhà Trắng với các cơ quan Chính phủ trong trường hợp xảy ra thảm họa hạt nhân. |
Hệ thống boongke Vivos xPoint dành cho người dân trú ẩn hạt nhân. Hệ thống gồm 575 boongke có thể chứa tới 5.000 người. |
Trung tâm Các Chiến dịch Khẩn cấp trên núi Weather là một cơ sở bí mật để các thành viên Chính phủ Mỹ ẩn náu trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. |
Khu White Sulphur Springs là nơi ẩn náu bí mật dành cho các nhà lập pháp Mỹ. Khu vực rộng tới 34.000m2 này đủ sức chứa toàn bộ 535 nghị sĩ Mỹ. |
Quang cảnh phòng họp báo tại khu White Sulphur Springs. Toàn bộ các bức tường trong khu vực này đều xây bằng xi măng có độ dày từ 1-2m và có khả năng chống chịu bom hạt nhân. |
Khu phức hợp trên núi Raven Rock bao gồm một boongke hạt nhân cùng một sơ sở phục vụ an ninh quốc gia. Khu phức hợp này được xây dựng dành cho các tướng lĩnh quân đội và Tổng thống Mỹ trong trường hợp xảy ra thảm hoạ hạt nhân. |
Bãi phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Atlas là nơi Mỹ tiến hành các hoạt động thử nghiệm tên lửa nhằm răn đe đối phương. |
Freedman's Bank là lối thoát bí mật khỏi Nhà Trắng ở phía sau Trasury Annex. Tuy nhiên, sau khi xây dựng Trung tâm Các Chiến dịch Khẩn cấp của Tổng thống, lối thoát này đã không được sử dụng nữa. |
Trung tâm Quebec-1 là cơ sở phóng tên lửa Peacekeeper duy nhất hiện nay của Mỹ. Peacekeeper là tên lửa đạn đạo có sức tàn phá mạnh nhất của Mỹ có khả năng mang theo 12 đầu đạn hạt nhân. |
Boongke hạt nhân trên Núi Pony là nơi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cất giấu hàng tỷ USD tiền mặt dùng để chi tiêu nếu nước Mỹ có thể sống sót qua thảm họa hạt nhân. Từ năm 2007, khu vực này chuyển thành nơi lưu trữ băng ghi âm-video của Thư viện Quốc gia. |
Tháp liên lạc và boongke hạt nhân tại Corkscrew được xây dựng bí mật từ thời Chiến tranh Lạnh và giờ được Cục Hàng không Dân dụng Liên bang trưng dụng. |
Căn cứ Không quân trên núi Cheynne là hệ thống hầm ngầm dài tới hơn 3km và cũng là cổng chính dẫn vào Sở Chỉ huy Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ. |
Boongke hạt nhân tại Căn cứ này có thể chống chịu được bom hạt nhân có sức công phá lên đến 30 megaton cũng như các vụ tấn công điện từ, sinh hóa và phóng xạ./. |