Đức công bố phát hiện mới trong băng vĩnh cửu ở Bắc Cực

VOV.VN - Nhóm nhà khoa học Đức mới đây công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, đợt nắng nóng năm 2020 đã khiến các lớp đá vôi trong băng vĩnh cửu ở Bắc Cực tăng nhiệt, thải một lượng lớn khí metan vào khí quyển.

Phát hiện mới của giới chuyên gia Đức làm dấy lên lo ngại về hiện tượng “bom metan” - sự giải phóng khí metan có khả năng gây thảm họa từ các vùng đất ngập nước tan băng trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.

Theo ông Nikolaus Froitzheim, trưởng nhóm nghiên cứu, nhiệt độ bề mặt của khu vực này trong đợt nắng nóng năm 2020 đã tăng vọt lên mức -11,7 độ C, làm đá nóng lên, xuất hiện các vết nứt và giải phóng khí metan. Ông cho biết hiện nồng độ khí metan đã tăng lên khoảng 5%. Do đó, chuyên gia Đức khẳng định cần tiếp tục theo dõi khí metan trong những năm tới để xác định chính xác lượng khí metan từ địa chất đang được thải vào khí quyển.

Phát hiện trên được công bố sau khi Nhóm chuyên gia tại Viện Khoa học Địa chất tại Đại học Bonn, Đức, đã sử dụng bản đồ vệ tinh để đo khí mêtan nồng độ cao trên các sọc đá vôi rộng nằm ở bán đảo Taymyr và khu vực xung quanh phía bắc Siberia của Nga.

Hiện nay, các nguồn khí mêtan lớn nhất trên thế giới đến từ ngành nông nghiệp. Một nghiên cứu do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ thực hiện gần đây cho thấy, khí metan gây hại cho môi trường nhiều gấp 33 lần so với khí CO2 trong hơn 100 năm qua và là tác nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng ấm lên toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Cơn ác mộng tồi tệ” và mức độ hiện diện quân sự chưa từng có của Nga ở Bắc Cực
“Cơn ác mộng tồi tệ” và mức độ hiện diện quân sự chưa từng có của Nga ở Bắc Cực

VOV.VN - Bắc Cực, vùng đất trước đây hầu như không có người sinh sống, nay vì biến đổi khí hậu mà có thể trở thành mặt trận mới trong cuộc xung đột giữa các nước lớn, trong đó có Nga và Mỹ.

“Cơn ác mộng tồi tệ” và mức độ hiện diện quân sự chưa từng có của Nga ở Bắc Cực

“Cơn ác mộng tồi tệ” và mức độ hiện diện quân sự chưa từng có của Nga ở Bắc Cực

VOV.VN - Bắc Cực, vùng đất trước đây hầu như không có người sinh sống, nay vì biến đổi khí hậu mà có thể trở thành mặt trận mới trong cuộc xung đột giữa các nước lớn, trong đó có Nga và Mỹ.

Tổng thống Biden: Mỹ phải bảo vệ các tuyến đường huyết mạch ở Bắc Cực và Biển Đông
Tổng thống Biden: Mỹ phải bảo vệ các tuyến đường huyết mạch ở Bắc Cực và Biển Đông

VOV.VN - Tổng thống Joe Biden nhận định hôm 19/5 rằng Mỹ phải bảo vệ các vùng biển mở và an toàn tại Bắc Cực và Biển Đông giữa bối cảnh các quốc gia như Nga và Trung Quốc tìm cách mở rộng sự kiểm soát với các khu vực hàng hải này.

Tổng thống Biden: Mỹ phải bảo vệ các tuyến đường huyết mạch ở Bắc Cực và Biển Đông

Tổng thống Biden: Mỹ phải bảo vệ các tuyến đường huyết mạch ở Bắc Cực và Biển Đông

VOV.VN - Tổng thống Joe Biden nhận định hôm 19/5 rằng Mỹ phải bảo vệ các vùng biển mở và an toàn tại Bắc Cực và Biển Đông giữa bối cảnh các quốc gia như Nga và Trung Quốc tìm cách mở rộng sự kiểm soát với các khu vực hàng hải này.

Nga phóng thành công vệ tinh đầu tiên giám sát khí hậu Bắc Cực
Nga phóng thành công vệ tinh đầu tiên giám sát khí hậu Bắc Cực

VOV.VN - Truyền thông Nga ngày 28/2 đưa tin, vệ tinh đầu tiên của Nga mang tên Arktika-M đã được phóng thành công vào không gian để theo dõi tình hình khí hậu và môi trường ở khu vực Bắc Cực.

Nga phóng thành công vệ tinh đầu tiên giám sát khí hậu Bắc Cực

Nga phóng thành công vệ tinh đầu tiên giám sát khí hậu Bắc Cực

VOV.VN - Truyền thông Nga ngày 28/2 đưa tin, vệ tinh đầu tiên của Nga mang tên Arktika-M đã được phóng thành công vào không gian để theo dõi tình hình khí hậu và môi trường ở khu vực Bắc Cực.