EU lần đầu bàn về quan hệ với Anh sau Brexit

VOV.VN - 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm nay (8/11) có cuộc thảo luận tại Brussels (Bỉ) về mối quan hệ tương lai với Anh hậu Brexit.

Đây được xem là vòng thảo luận đầu tiên của các đại diện thường trực EU về cách thức tiếp cận giữa giai đoạn chuyển tiếp và tương lai quan hệ thương mại với Anh.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk. (Ảnh: EPA)

Trong cuộc gặp ngày 8/11, 27 nước EU sẽ xác định những vấn đề chính mà các cuộc đàm phán sắp tới sẽ gặp phải và bước đầu định hình cho giai đoạn chuyển tiếp và quan hệ tương lai. Tại cuộc họp có thể xuất hiện một vài bất đồng giữa các nước mong muốn khởi động sớm thảo luận về tương lai quan hệ thương mại và những nước ủng hộ việc tôn trọng nghiêm chỉnh tiến trình đàm phán.

Trong một phiên họp của Nghị viện châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk từng nói rằng, việc có đạt được một thỏa thuận tốt hay không trong các cuộc đàm phán Brexit là tùy thuộc vào nước Anh, nhưng dù kịch bản cuối cùng là như thế nào, thì 27 thành viên còn lại cũng cần phải tiếp tục đoàn kết.

“Chúng tôi đang cố gắng xây dựng và duy trì sự đoàn kết giữa 27 thành viên còn lại”, ông Tusk cho biết, “nhưng trước mắt chúng ta vẫn còn bài toán căng thẳng và khó khăn nhất. Nếu không vượt qua được, các cuộc đàm phán sẽ kết thúc thất bại. EU có thể đối phó với mọi kịch bản nếu chúng ta không bị chia rẽ. Và dù kịch bản cuối cùng là như thế nào, các nước còn lại trong EU cũng phải bảo vệ các lợi ích chung bằng cách đoàn kết với nhau”.

Các nhà lãnh đạo EU lâu nay vẫn khẳng định cần phải đạt đủ tiến bộ về 3 vấn đề - bao gồm "hóa đơn ly hôn" mà Anh phải thanh toán, quyền của các công dân EU tại Anh sau Brexit, và vấn đề Bắc Ireland - thì mới có thể mở các cuộc đàm phán về các mối quan hệ tương lai, trong đó có quan hệ thương mại.

Tuy nhiên, trong bối cảnh các cuộc đàm phán Brexit hầu như không có tiến triển đột phá để chuyển sang giai đoạn hai, phía Anh đã có những nhượng bộ nhất định trong vấn đề quyền của công dân EU cũng như tuyên bố sẵn sàng thanh toán hóa đơn ly dị, để thúc đẩy tiến trình đàm phán.

Những nhượng bộ từ phía Anh cũng là một trong những lý do tại Hội nghị thượng đỉnh EU hồi tháng trước, 27 nước còn lại trong liên minh đã chấp nhận khởi động công việc chuẩn bị nội bộ cho cuộc thảo luận trong tương lai về một hiệp định thương mại với Anh. Động thái này được Thủ tướng Anh Theresa May hoàn toàn hoan nghênh.

“Nhóm đàm phán EU của chúng ta đang chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo và tôi đặc biệt hoan nghênh việc bắt đầu các cuộc thảo luận nội bộ giữa 27 nước thành viên EU về quan điểm của họ đối với mối quan hệ tương lai giữa Anh và EU cũng như việc thực hiện giai đoạn chuyển tiếp. Khi những tiến bộ cần thiết được nhất trí, chúng tôi muốn chuyển càng nhanh càng tốt sang cả 2 vấn đề này” - Thủ tướng Anh Theresa May một lần nữa khẳng định tại hội nghị thường niên của Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI) ở thủ đô London ngày 6/11.

Việc các đại diện thường trực 27 nước thành viên EU bắt đầu thảo luận về mối quan hệ tương lai với Anh sau khi nước này rời khỏi EU diễn ra trong bối cảnh vòng đàm phán tiếp theo về Brexit sẽ được nối lại vào ngày mai 9/11. Mục tiêu của cuộc thảo luận nội bộ là để có thể sẵn sàng tiến hành mọi việc một cách nhanh chóng ngay khi bắt đầu giai đoạn hai của cuộc đàm phán.

Một vài lãnh đạo châu Âu đã tính đến khả năng trong cuộc họp thượng đỉnh EU vào giữa tháng 12 tới, một thỏa thuận sẽ đạt được trên 3 vấn đề ưu tiên là bảo đảm quyền của các công dân bị ảnh hưởng trực tiếp do Brexit, “hóa đơn ly dị” và vấn đề biên giới Ireland./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Brexit: Cuộc chia tay khó khăn giữa Anh và EU
Brexit: Cuộc chia tay khó khăn giữa Anh và EU

VOV.VN - Anh ngày 17/10 tuyên bố không có ý định rút khỏi các cuộc đàm phán với EU về việc Anh rời khỏi khối này.

Brexit: Cuộc chia tay khó khăn giữa Anh và EU

Brexit: Cuộc chia tay khó khăn giữa Anh và EU

VOV.VN - Anh ngày 17/10 tuyên bố không có ý định rút khỏi các cuộc đàm phán với EU về việc Anh rời khỏi khối này.

Anh nêu điều kiện về giai đoạn chuyển tiếp sau Brexit với EU
Anh nêu điều kiện về giai đoạn chuyển tiếp sau Brexit với EU

VOV.VN - Mọi thỏa thuận về giai đoạn chuyển tiếp sau Brexit, phải được đàm phán trong khuôn khổ một thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU.

Anh nêu điều kiện về giai đoạn chuyển tiếp sau Brexit với EU

Anh nêu điều kiện về giai đoạn chuyển tiếp sau Brexit với EU

VOV.VN - Mọi thỏa thuận về giai đoạn chuyển tiếp sau Brexit, phải được đàm phán trong khuôn khổ một thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU.

Mốc hoàn tất đàm phán Brexit giữa Anh và EU là bất khả thi?
Mốc hoàn tất đàm phán Brexit giữa Anh và EU là bất khả thi?

VOV.VN - Vương Quốc Anh còn chưa đầy 18 tháng nữa để hoàn tất cuộc đàm phán Brexit đầy cam go với Liên minh châu Âu, dự định kết thúc vào tháng 3/2019.

Mốc hoàn tất đàm phán Brexit giữa Anh và EU là bất khả thi?

Mốc hoàn tất đàm phán Brexit giữa Anh và EU là bất khả thi?

VOV.VN - Vương Quốc Anh còn chưa đầy 18 tháng nữa để hoàn tất cuộc đàm phán Brexit đầy cam go với Liên minh châu Âu, dự định kết thúc vào tháng 3/2019.

Hơn một nửa người Anh nghi ngờ đạt việc được một thỏa thuận Brexit tốt
Hơn một nửa người Anh nghi ngờ đạt việc được một thỏa thuận Brexit tốt

VOV.VN - Theo một cuộc thăm dò mới đây, có tới 60% người Anh nghi ngờ Thủ tướng Theresa May có thể đạt một thỏa thuận Brexit (Anh rời EU) tốt.

Hơn một nửa người Anh nghi ngờ đạt việc được một thỏa thuận Brexit tốt

Hơn một nửa người Anh nghi ngờ đạt việc được một thỏa thuận Brexit tốt

VOV.VN - Theo một cuộc thăm dò mới đây, có tới 60% người Anh nghi ngờ Thủ tướng Theresa May có thể đạt một thỏa thuận Brexit (Anh rời EU) tốt.

Anh sẽ công khai những tác động của Brexit đối với nền kinh tế
Anh sẽ công khai những tác động của Brexit đối với nền kinh tế

VOV.VN - Trong vòng 3 tuần tới, Chính phủ Anh sẽ trình Quốc hội bản đánh giá những tác động kinh tế của việc Anh rời Liên minh châu Âu.

Anh sẽ công khai những tác động của Brexit đối với nền kinh tế

Anh sẽ công khai những tác động của Brexit đối với nền kinh tế

VOV.VN - Trong vòng 3 tuần tới, Chính phủ Anh sẽ trình Quốc hội bản đánh giá những tác động kinh tế của việc Anh rời Liên minh châu Âu.