EU sẽ tăng thêm 70 tỷ euro cho quốc phòng vào năm 2025 

VOV.VN - Ngân sách quốc phòng của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng thêm tổng cộng 70 tỷ euro vào năm 2025.

Đây là tuyên bố của người đứng đầu Cơ quan An ninh và Đối ngoại châu Âu, ông Josep Borrell hôm qua (15/11) trong nỗ lực cải thiện năng lực chiến đấu của khối.

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước EU tại Brussels (Bỉ), Người đứng đầu cơ quan an ninh và đối ngoại châu Âu ông Josep Borrell cho biết cuộc xung đột tại Ukraina đang đặt ra các thách thức an ninh và quốc phòng cho châu Âu.

Một số quốc gia thành viên sau khi cung cấp vũ khí cho Ukraine đã bị suy giảm năng lực quốc phòng, để lộ những điểm yếu và nhu cầu, đặc biệt là về đạn dược, pháo hay tên lửa. Vì vậy, 27 nước thành viên EU đã nhất trí từ nay đến năm 2025 sẽ tăng thêm 70 tỷ euro để lấp đầy các khoảng trống quốc phòng hiện nay.

Người đứng đầu Cơ quan An ninh và Đối ngoại châu Âu Josep Borrell cũng cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) đang thúc đẩy việc mua chung vũ khí, tương tự như mô hình được sử dụng để mua vaccine trong đại dịch Covid-19.

“Điều quan trọng là cùng nhau hành động, tránh phân chia thị trường, tránh cạnh tranh. Chúng ta phải tránh những gì đã từng xảy ra với việc mua vaccine. Phối hợp cùng nhau, chúng ta sẽ có được giá tốt hơn, chất lượng tốt hơn và thời hạn tốt hơn".        

EU trong những năm gần đây đã tỏ rõ quyết tâm hướng đến một nền quốc phòng chung nhưng đến nay vẫn chưa có một khuôn khổ chính thức cho việc mua chung vũ khí. 

Các chuyên gia địa bàn nhận định EU và NATO đã từng có kế hoạch mua chung máy bay chiến đấu, tàu chiến hay xe tăng nhưng đều đã không thành công. Vậy nên, sẽ mất rất nhiều năm để tất cả các nước thành viên EU có thể thống nhất về những hợp đồng mua chung vũ khí có giá trị lớn do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính trị, kỹ thuật hay lợi ích đối với nền công nghiệp quốc phòng của mỗi quốc gia.

Cũng trong cuộc họp ngày hôm qua (15/11), EU đã mời nước Anh tham gia một dự án quốc phòng nhằm nâng cao tính cơ động và năng lực ứng phó với các cuộc khủng hoảng, trong đó trọng tâm là đơn giản hoá thủ tục và tiêu chuẩn cho phép quân đội và các thiết bị quân sự của các nước EU và NATO có thể nhanh chóng di chuyển khắp châu Âu và ra ngoài châu Âu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EU công bố các chính sách cải thiện năng lực quốc phòng
EU công bố các chính sách cải thiện năng lực quốc phòng

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) hôm qua (10/11) đã công bố 2 kế hoạch mới có tên gọi “Kế hoạch hành động quân sự cơ động 2.0” và “Kế hoạch Phòng thủ không gian mạng” để cho phép quân đội các nước EU có thể di chuyển xuyên biên giới nhanh hơn và thuận lợi hơn.

EU công bố các chính sách cải thiện năng lực quốc phòng

EU công bố các chính sách cải thiện năng lực quốc phòng

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) hôm qua (10/11) đã công bố 2 kế hoạch mới có tên gọi “Kế hoạch hành động quân sự cơ động 2.0” và “Kế hoạch Phòng thủ không gian mạng” để cho phép quân đội các nước EU có thể di chuyển xuyên biên giới nhanh hơn và thuận lợi hơn.

Pháp dự kiến tăng ngân sách quốc phòng kỷ lục trong bối cảnh xung đột Ukraine
Pháp dự kiến tăng ngân sách quốc phòng kỷ lục trong bối cảnh xung đột Ukraine

VOV.VN - Theo dự luật ngân sách năm 2023, ngân sách quốc phòng của Pháp dự kiến sẽ được nâng lên mức cao kỷ lục từ trước đến này với 43,9 tỷ euro để nâng cao năng lực chiến đấu và hiện đại hóa quân đội trước nguy cơ xung đột tại Ukraine có thể lan rộng.

Pháp dự kiến tăng ngân sách quốc phòng kỷ lục trong bối cảnh xung đột Ukraine

Pháp dự kiến tăng ngân sách quốc phòng kỷ lục trong bối cảnh xung đột Ukraine

VOV.VN - Theo dự luật ngân sách năm 2023, ngân sách quốc phòng của Pháp dự kiến sẽ được nâng lên mức cao kỷ lục từ trước đến này với 43,9 tỷ euro để nâng cao năng lực chiến đấu và hiện đại hóa quân đội trước nguy cơ xung đột tại Ukraine có thể lan rộng.

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản nêu bật các vấn đề liên quan xung đột Nga-Ukraine
Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản nêu bật các vấn đề liên quan xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Nội các Nhật Bản ngày 22/7 đã thông qua Sách trắng quốc phòng 2022. Trọng tâm của sách trắng năm nay nhấn mạnh đến các vấn đề liên quan đến xung đột Nga - Ukraine trong đó đặc biệt chú ý những thay đổi trong hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc.

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản nêu bật các vấn đề liên quan xung đột Nga-Ukraine

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản nêu bật các vấn đề liên quan xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Nội các Nhật Bản ngày 22/7 đã thông qua Sách trắng quốc phòng 2022. Trọng tâm của sách trắng năm nay nhấn mạnh đến các vấn đề liên quan đến xung đột Nga - Ukraine trong đó đặc biệt chú ý những thay đổi trong hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc.

Đan Mạch quyết định tham gia Chính sách quốc phòng và an ninh chung của EU
Đan Mạch quyết định tham gia Chính sách quốc phòng và an ninh chung của EU

VOV.VN - Hơn 2/3 cử tri Đan Mạch ngày 1/6 đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân và ủng hộ quyết định lịch sử về việc tham gia Chính sách quốc phòng và an ninh chung của EU, sau gần 3 thập kỷ đứng ngoài. Đây được xem là một hệ luỵ địa chính trị tiếp theo của cuộc chiến tại Ukraine.

Đan Mạch quyết định tham gia Chính sách quốc phòng và an ninh chung của EU

Đan Mạch quyết định tham gia Chính sách quốc phòng và an ninh chung của EU

VOV.VN - Hơn 2/3 cử tri Đan Mạch ngày 1/6 đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân và ủng hộ quyết định lịch sử về việc tham gia Chính sách quốc phòng và an ninh chung của EU, sau gần 3 thập kỷ đứng ngoài. Đây được xem là một hệ luỵ địa chính trị tiếp theo của cuộc chiến tại Ukraine.

Đức thay đổi chính sách đối ngoại, quốc phòng sau khi Nga tấn công Ukraine
Đức thay đổi chính sách đối ngoại, quốc phòng sau khi Nga tấn công Ukraine

VOV.VN - Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã buộc Đức phải thay đổi lập trường và thực hiện một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn, nhằm củng cố vai trò đầu tàu của nước này trong Liên minh châu Âu.

Đức thay đổi chính sách đối ngoại, quốc phòng sau khi Nga tấn công Ukraine

Đức thay đổi chính sách đối ngoại, quốc phòng sau khi Nga tấn công Ukraine

VOV.VN - Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã buộc Đức phải thay đổi lập trường và thực hiện một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn, nhằm củng cố vai trò đầu tàu của nước này trong Liên minh châu Âu.