EU sẽ viện trợ 1 tỷ euro cho người tị nạn Syria
VOV.VN -Lãnh đạo EU vừa cam kết hỗ trợ thêm 1 tỷ euro để LHQ trợ giúp những người tị nạn Syria, nguồn gốc của cuộc khủng hoảng nhập cư châu Âu.
Theo sự thống nhất của các quốc gia trong EU, 1 tỷ euro sẽ được gửi tới cơ quan về người tị nạn của Liên Hợp Quốc và chương trình Lương thực thế giới.
Người di cư xếp hàng lên xe lửa ở Tovarnik- Croatia hôm 22/9. (Ảnh: Reuters) |
Đây là một phần trong những nỗ lực mới để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư tại Châu Âu. Không chỉ những người di cư Syria mà cả người dân của các quốc gia láng giềng như Lebannon, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác đang xảy ra xung đột cũng sẽ nhận được sự trợ giúp này.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng nhất trí về việc tăng cường củng cố và kiểm soát các đường biên giới bao quanh EU, trong đó tăng thêm kinh phí cho các lực lượng an ninh biên giới, theo đó thiết lập “các điểm nóng” - những trung tâm kiểm soát đặc biệt tại các nước có đường biên trực tiếp với những quốc gia có người tị nạn, để giúp sàng lọc những người nhập cư.
Ủy ban châu Âu kêu gọi các nước thành viên EU chia sẻ gánh nặng trong tiếp nhận 120.000 người tị nạn Đoàn người tị nạn Syria đầu tiên trong tổng số 20.000 người di cư của quốc gia Trung Đông này đã tới được nước Anh - chưa đầy 24 tiếng sau khi các Bộ trưởng Nội vụ Liên minh Châu Âu (EU) thông qua kế hoạch phân bổ 120.000 người nhập cư mới trong cuộc họp ngày 22/9 vừa qua.
Sự kiện các Bộ trưởng Nội vụ Liên minh Châu Âu đạt được thỏa thuận về vấn đề người nhập cư ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh khẩn cấp của lãnh đạo Liên minh Châu Âu diễn ra sáng nay có ý nghĩa quan trọng.
Pháp tuyên bố sẽ đón nhận khoảng 1.000 người tị nạn nhằm hỗ trợ cho Đức đối phó với làn sóng di cư đang đổ về đây và 24.000 người tị nạn khác trong các năm 2016 - 2017.
Thế nhưng, không phải các quốc gia trong khối đều nhất trí giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay. Nhiều nước Liên minh châu Âu khác lại cho rằng không nên phân bổ hạn ngạch mà chỉ nên nhận người tị nạn trên cơ sở tự nguyện. Slovakia cùng Cộng hòa Séc, Romania và Hungary đã bỏ phiếu chống lại cách giải quyết này của lãnh đạo EU./.