Hai nhân vật chủ chốt đằng sau Thượng đỉnh Mỹ-Triều

VOV.VN - Không phải là nhân vật chính nhưng họ là những nhân vật quan trọng góp phần đưa nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên tới cuộc gặp Thượng đỉnh tại Singapore.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol đóng vai trò quan trọng thúc đẩy cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 12/6 tại Singapore. Trong khi đó, Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton lại có vẻ như đứng bên lề sự kiện lịch sử này do những tuyên bố liên quan tới mô hình phi hạt nhân hóa kiểu Libya – động thái dẫn tới phản ứng thù địch từ phía Bình Nhưỡng và đã gây nguy hiểm cho triển vọng cuộc gặp thượng đỉnh này.

Các cuộc gặp giữa ông Mike Pompeo (phải) và Kim Yong-Chol được xem là đã đặt nền tảng cho cuộc gặp Thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên. Ảnh: Korea Times

Vài tháng trước, ông Mike Pompeo là Giám đốc Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và là người được Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ thay ông Rex Tillerson. Ông Pompeo được cho là một trong những người được Tổng thống Donald Trump tin tưởng nhất.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol cũng đóng vai trò quan trọng khi ông là cánh tay phải của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong các vấn đề ngoại giao và đặc biệt là vấn đề liên Triều. Ông cũng là người luôn xuất hiện bên cạnh Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong cả 2 cuộc gặp Thượng đỉnh liên Triều và cả 2 cuộc gặp Thượng đỉnh Trung-Triều. Ông từng là người đứng đầu Cục Trinh sát trung ương của Triều Tiên.

Các cuộc gặp giữa ông Mike Pompeo và ông Kim Yong-Chol được xem là đã đặt nền tảng cho cuộc gặp Thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên.

Từ Bình Nhưỡng

Sau khi cuộc gặp thượng đỉnh được thiết lập hồi đầu tháng 3, ông Pompeo đã có chuyến thăm bí mật tới Bình Nhưỡng, có cuộc gặp với Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng như ông Kim Yong-chol. Ông có chuyến thăm thứ 2 tới Bình Nhưỡng hồi tháng 5. Sau chuyến thăm thứ 2 này, dư luận suy đoán Mỹ và Triều Tiên đã nhất trí về một khuôn khổ lớn cho thỏa thuận phi hạt nhân hóa mà theo đó Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy sự đảm bảo an ninh cho chế độ bằng cách thiết lập các mối quan hệ ngoại giao với Washington.

Ông Mike Pompeo gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong chuyến thăm Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters/KCNA

Trong bối cảnh tích cực đó, Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence lại nhắc đến mô hình phi hạt nhân hóa kiểu Libya sau đó. Điều này đã làm dấy lên phản ứng giận dữ từ Triều Tiên. Lybia đã từ bỏ chương trình hạt nhân hoàn toàn và chuyển toàn bộ các thiết bị hạt nhân tới Mỹ để đổi lại “phần thưởng” là sự thiết lập các quan hệ ngoại giao với Mỹ. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Lybia đã bị các phiến quân do Mỹ hậu thuẫn sát hại vài năm sau đó. Phía Triều Tiên đã cảm thấy không hài lòng khi có những tuyên bố mô hình phi hạt nhân hóa kiểu Lybia có thể áp dụng với nước này.

Sau những bình luận thể hiện sự giận dữ từ Bình Nhưỡng nhằm cụ thể vào những tuyên bố của ông Bolton và Mike Pence, Tổng thống Trump đã tuyên bố hủy thượng đỉnh, viện dẫn những tuyên bố thù địch từ phía Triều Tiên. Tuy nhiên, Mỹ lại thay đổi 180 độ sau khi Bình Nhưỡng nói sẵn sàng đối thoại với Washington.

Trong quá trình này, ông Pompeo được xem là đóng vai trò trung gian, Ông Pompeo từng được xem là người có lập trường cứng rắn đối với Triều Tiên khi còn là Giám đốc CIA. Tuy nhiên, ông có vẻ như đã thể hiện một thái độ linh hoạt trong quá trình dẫn tới cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên.

Tới Nhà Trắng

Trong chuyến thăm tới Mỹ cuối tháng 5 và đầu tháng 6, ông Kim Yong-chol đã có cuộc gặp lần thứ 3 với ông Pompeo tại New York trước khi tới Nhà Trắng (Washington) gặp Tổng thống Donald Trump.

Việc ông Kim Yong-chol tới Mỹ là điều đáng chú ý, bởi bản thân ông nằm trong danh sách bị trừng phạt và bị cấm nhập cảnh Mỹ. Đây cũng là lý do ông tới New York, nơi có trụ sở của Liên Hợp Quốc trước chứ không phải tới thẳng Washington.

Ông Kim Yong-chol tới Nhà Trắng, đích thân trao tận tay Tổng thống Mỹ Donald Trump lá thư của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: Sky News

Sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Pompeo tại New York, ông đã tới Washington và gặp Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng. Ông là quan chức cấp cao nhất của Triều Tiên được tiếp đón tại Nhà Trắng trong vòng gần 2 thập kỷ qua.

Để chuyến thăm của ông Kim Yong-chol có thể diễn ra, phía Mỹ đã dành cho ông sự miễn trừ tạm thời.

Sau khi ông Kim Yong-chol trao tận tay Tổng thống Donald Trump lá thư từ Nhà lãnh đạo Kim Jong-un, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều mới được khẳng định chắc chắn sẽ diễn ra như dự kiến vào ngày 12/6 tại Singapore. Khi đó, lời khẳng định do chính Tổng thống Trump đưa ra mới khiến dư luận “thở phào nhẹ nhõm”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vai trò của ông Kim Yong-chol trong quan hệ Mỹ-Triều
Vai trò của ông Kim Yong-chol trong quan hệ Mỹ-Triều

VOV.VN - Ông Kim Yong-chol là quan chức cấp cao nhất của Triều Tiên tới Mỹ trong gần 2 thập kỷ qua.

Vai trò của ông Kim Yong-chol trong quan hệ Mỹ-Triều

Vai trò của ông Kim Yong-chol trong quan hệ Mỹ-Triều

VOV.VN - Ông Kim Yong-chol là quan chức cấp cao nhất của Triều Tiên tới Mỹ trong gần 2 thập kỷ qua.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ai sẽ thắng trong ván bài “hòa bình”?
Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ai sẽ thắng trong ván bài “hòa bình”?

VOV.VN - Dù chưa biết bên nào sẽ thu về nhiều lợi ích hơn nhưng rõ ràng là ván bài do Triều Tiên bày ra này đang ẩn chứa nhiều yếu tố khó dự đoán.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ai sẽ thắng trong ván bài “hòa bình”?

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ai sẽ thắng trong ván bài “hòa bình”?

VOV.VN - Dù chưa biết bên nào sẽ thu về nhiều lợi ích hơn nhưng rõ ràng là ván bài do Triều Tiên bày ra này đang ẩn chứa nhiều yếu tố khó dự đoán.

Đâu là chìa khóa mở ra thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều?
Đâu là chìa khóa mở ra thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

VOV.VN - Một trong những điều kiện quan trọng để đưa tới thành công ngoại giao là hai bên hiểu nhau để có những bước đi đúng đắn trong đàm phán.

Đâu là chìa khóa mở ra thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

Đâu là chìa khóa mở ra thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

VOV.VN - Một trong những điều kiện quan trọng để đưa tới thành công ngoại giao là hai bên hiểu nhau để có những bước đi đúng đắn trong đàm phán.

4 láng giềng của Triều Tiên muốn gì từ thượng đỉnh Mỹ-Triều?
4 láng giềng của Triều Tiên muốn gì từ thượng đỉnh Mỹ-Triều?

VOV.VN - Các nước láng giềng của Triều Tiên có những mong muốn riêng về cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều đang được nhiều người mong đợi.

4 láng giềng của Triều Tiên muốn gì từ thượng đỉnh Mỹ-Triều?

4 láng giềng của Triều Tiên muốn gì từ thượng đỉnh Mỹ-Triều?

VOV.VN - Các nước láng giềng của Triều Tiên có những mong muốn riêng về cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều đang được nhiều người mong đợi.

Trung Quốc cũng “hồi hộp” trước Thượng đỉnh Mỹ - Triều
Trung Quốc cũng “hồi hộp” trước Thượng đỉnh Mỹ - Triều

VOV.VN - Trung Quốc có thể sẽ phải cẩn trọng trước những hệ quả không ngờ từ thành công của cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.

Trung Quốc cũng “hồi hộp” trước Thượng đỉnh Mỹ - Triều

Trung Quốc cũng “hồi hộp” trước Thượng đỉnh Mỹ - Triều

VOV.VN - Trung Quốc có thể sẽ phải cẩn trọng trước những hệ quả không ngờ từ thành công của cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.