Hành xử của Trung Quốc đang làm láng giềng xa lánh?

VOV.VN - Trung Quốc đã phá hủy thiện chí mà họ xây dựng tại Đông Nam Á, đẩy các quốc gia láng giềng gần gũi nhất ngày một rời xa.

Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV mới đây, ông Gregory Poling, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ (CSIS), tổ chức nghiên cứu số 1 thế giới về an ninh và các vấn đề quốc tế cho rằng: Với những tuyên bố độc chiếm biển đông và những hành động đơn phương gây căng thẳng tại khu vực này trong thời gian qua, Trung Quốc đã phá hủy thiện chí mà họ xây dựng tại Đông Nam Á, đẩy các quốc gia láng giềng gần gũi nhất ngày một rời xa, tự tạo nên hình ảnh của một kẻ phá đám trong hệ thống quốc tế, hoàn toàn không thể trở thành một cường quốc đang nổi có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. 

Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam


Trung Quốc khó tồn tại khi mối quan hệ láng giềng sứt mẻ

Cũng theo ông Gregory Poling, các nước sẽ mất lòng tin vào cam kết của Trung Quốc đối với các hiệp định khác, đối với nghĩa vụ trong WTO… Người ta sẽ cho rằng, một khi đã quen với cách hành xử kiểu cơ bắp tại đây thì chẳng cớ gì mà Trung Quốc không hành xử như vậy đối với những tranh chấp tại nơi khác, chẳng hạn như với Ấn Độ trên đất liền hay với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Trong khi đó, ông Orville Schell, một học giả Trung Quốc, người hiện là Giám đốc trung tâm Quan hệ Mỹ - Trung tại Asia Society ở New York nói rằng: “Tình hình hiện nay khá đáng báo động, bởi mối quan hệ tương đối yên tĩnh giữa Trung Quốc với các nước láng giềng như những năm trước đây có thể sẽ không còn”.

Trả lời phỏng vấn tờ New York Times qua điện thoại, ông Schell cho biết: “Trung Quốc bắt đầu sẵn sàng để bước vào một giai đoạn căng thẳng trong khu vực. Điều này không giống như những gì mà Trung Quốc vẫn tự quảng cáo là sự trỗi dậy hòa bình”.

Theo ông Schell, Bắc Kinh đã “tạo ra một bầu không khí mà trong đó, Trung Quốc sẽ rất khó để có thể tồn tại khi các mối quan hệ láng giềng bị sứt mẻ”.

Giáo sư Kumao Kaneko, một nhà bình luận ngoại giao, Giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược năng lượng của Nhật Bản thì cho rằng, Trung Quốc sử dụng chiến thuật nhích dần từng bước để xem phản ứng của các nước liên quan. Đó cách làm đặc trưng của Trung Quốc nhưng nó sẽ khiến vị thế của nước này xấu đi.

Cũng theo Giáo sư Kumao Kaneko, Trung Quốc ít khi để ý lời người khác nói mà toàn hành động đơn phương. Tuy nhiên, dù sao Trung Quốc vẫn phải để ý đến tiếng tăm của mình trên trường quốc tế. Vì vậy, việc các nước cùng nhau phản đối Trung Quốc rất quan trọng. 

Bình luận về động thái đơn phương đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học lịch sử Dmitri Mosyakov - lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á - châu Úc và châu Đại dương thuộc Viện Đông phương - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga cho rằng, các hành động của Trung Quốc không chỉ làm phức tạp thêm tình hình mà còn đi ngược lại với các kế hoạch xây dựng quan hệ hợp tác và hữu nghị của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. 

“Quan điểm của Trung Quốc rõ ràng là rất khó hiểu. Trung Quốc luôn tuyên bố là muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng, nhưng lại luôn ngấm ngầm muốn mở rộng lãnh thổ của mình”, Tiến sỹ Oh Ei Sun tại Khoa Nghiên cứu tình hình thế giới thuộc trường Đại học S. Rajaratnam tại Singapore nói.

Trung Quốc cần chấm dứt hành động đơn phương gây căng thẳng ở Biển Đông

Hành động đơn phương của Trung Quốc khi đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vấp phải sự chỉ trích rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Dư luận đều cho rằng, hành động của Trung Quốc đi ngược với tinh thần của UNCLOS 1982 và những thỏa thuận mà Bắc Kinh đã ký với các nước Đông Nam Á, theo đó kêu gọi các quốc gia không đơn phương tiến hành hoạt động làm leo thang căng thẳng.

Trong bài viết "Vấn đề ổn định và an ninh ở Biển Đông", Giáo sư, Tiến sỹ khoa học lịch sử Dmitri Mosyakov cho rằng, hành động hiện nay của Trung Quốc đang dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột với Việt Nam, sẽ vấp phải sự phản đối và quan ngại của các nước trong khu vực Đông Nam Á, đẩy các nước này đi theo chính sách thân Mỹ. Điều này là rất bất lợi với Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

Theo ông Dmitri Mosyakov, giải pháp hợp lý nhất hiện nay là Trung Quốc cần chấm dứt các hoạt động nghiên cứu, thăm dò dầu khí tại các khu vực tranh chấp cho đến khi vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông được giải quyết; Trung Quốc cần phải hết sức cân nhắc giữa một bên là tiến hành các hoạt động thăm dò khi chưa biết kết quả cụ thể là gì, với việc tạo ra căng thằng nghiêm trọng mới trong quan hệ với Việt Nam và các nước ASEAN.

Ngày 10/5, nhóm các Thượng nghị sỹ có ảnh hưởng lớn tại Quốc hội Mỹ đã thúc giục chính quyền của Tổng thống Obama làm rõ với phía Trung Quốc ở các cấp cao nhất, là mọi tuyên bố và tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết một cách hoà bình, thông qua con đường ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế. Các hành động đơn phương nhằm làm thay đổi nguyên trạng hay sử dụng vũ lực, hăm dọa và cưỡng ép là không thể chấp nhận được và sẽ dẫn đến bất ổn.

Mới đây nhất, tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN về tình hình Biển Đông được đưa ra ngày 10/5 đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc diễn ra trên Biển Đông đã làm gia tăng tình hình căng thẳng ở khu vực.

Các Ngoại trưởng yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, thực hiện kiềm chế và tránh có các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực; và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Theo nhận định của ông Gregory Poling, Trung Quốc vi phạm cả Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) lẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) và nếu Trung Quốc không chấm dứt những hành động này thì sẽ phải đối mặt với hậu quả lâu dài./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EU theo dõi sát sao tình hình trên biển Đông
EU theo dõi sát sao tình hình trên biển Đông

VOV.VN - EU kêu gọi các bên giảm căng thẳng và kiềm chế mọi hành động đơn phương có thể đe dọa đến an ninh khu vực.

EU theo dõi sát sao tình hình trên biển Đông

EU theo dõi sát sao tình hình trên biển Đông

VOV.VN - EU kêu gọi các bên giảm căng thẳng và kiềm chế mọi hành động đơn phương có thể đe dọa đến an ninh khu vực.

Thế giới tiếp tục lo ngại sâu sắc về hành vi của Trung Quốc
Thế giới tiếp tục lo ngại sâu sắc về hành vi của Trung Quốc

VOV.VN - Giới học giả quốc tế nhận định hành động của Trung Quốc là trái với luật pháp quốc tế và mang mục đích chính trị.

Thế giới tiếp tục lo ngại sâu sắc về hành vi của Trung Quốc

Thế giới tiếp tục lo ngại sâu sắc về hành vi của Trung Quốc

VOV.VN - Giới học giả quốc tế nhận định hành động của Trung Quốc là trái với luật pháp quốc tế và mang mục đích chính trị.

ASEAN: Vụ Trung Quốc gây hấn với Việt Nam là "cực kỳ nghiêm trọng"
ASEAN: Vụ Trung Quốc gây hấn với Việt Nam là "cực kỳ nghiêm trọng"

VOV.VN - Tổng thư ký khối ASEAN cho biết, ông xem sự cố gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông là “cực kỳ nghiêm trọng”.

ASEAN: Vụ Trung Quốc gây hấn với Việt Nam là "cực kỳ nghiêm trọng"

ASEAN: Vụ Trung Quốc gây hấn với Việt Nam là "cực kỳ nghiêm trọng"

VOV.VN - Tổng thư ký khối ASEAN cho biết, ông xem sự cố gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông là “cực kỳ nghiêm trọng”.

Hành động của Trung Quốc khiến các nước phải tăng cường tiềm lực hải quân
Hành động của Trung Quốc khiến các nước phải tăng cường tiềm lực hải quân

VOV.VN - Tình hình căng thẳng sẽ khiến các quốc gia ASEAN phải có các biện pháp phòng vệ cứng rắn và xích lại gần hơn với Mỹ.

Hành động của Trung Quốc khiến các nước phải tăng cường tiềm lực hải quân

Hành động của Trung Quốc khiến các nước phải tăng cường tiềm lực hải quân

VOV.VN - Tình hình căng thẳng sẽ khiến các quốc gia ASEAN phải có các biện pháp phòng vệ cứng rắn và xích lại gần hơn với Mỹ.

Căng thẳng trên biển Đông xuất phát từ hành động đơn phương của Trung Quốc
Căng thẳng trên biển Đông xuất phát từ hành động đơn phương của Trung Quốc

VOV.VN - Dư luận quốc tế đều nhận định, Trung Quốc sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động gây hấn ở Biển Đông.

Căng thẳng trên biển Đông xuất phát từ hành động đơn phương của Trung Quốc

Căng thẳng trên biển Đông xuất phát từ hành động đơn phương của Trung Quốc

VOV.VN - Dư luận quốc tế đều nhận định, Trung Quốc sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động gây hấn ở Biển Đông.

Ngư dân Ninh Thuận bức xúc về việc đặt giàn khoan HD981 ở Biển Đông
Ngư dân Ninh Thuận bức xúc về việc đặt giàn khoan HD981 ở Biển Đông

VOV.VN - Vấn đề nhiều ngư dân quan tâm là hành động này đã gây ảnh hưởng đến quyền đánh bắt hải sản của ngư dân Việt Nam.

Ngư dân Ninh Thuận bức xúc về việc đặt giàn khoan HD981 ở Biển Đông

Ngư dân Ninh Thuận bức xúc về việc đặt giàn khoan HD981 ở Biển Đông

VOV.VN - Vấn đề nhiều ngư dân quan tâm là hành động này đã gây ảnh hưởng đến quyền đánh bắt hải sản của ngư dân Việt Nam.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi "kiềm chế tối đa" tại Biển Đông
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi "kiềm chế tối đa" tại Biển Đông

VOV.VN - Ông Ban Ki-moon hối thúc các bên giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi "kiềm chế tối đa" tại Biển Đông

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi "kiềm chế tối đa" tại Biển Đông

VOV.VN - Ông Ban Ki-moon hối thúc các bên giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN về tình hình Biển Đông
Tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN về tình hình Biển Đông

VOV.VN- Các Ngoại trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc diễn ra trên Biển Đông đã làm gia tăng tình hình căng thẳng ở khu vực.

Tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN về tình hình Biển Đông

Tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN về tình hình Biển Đông

VOV.VN- Các Ngoại trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc diễn ra trên Biển Đông đã làm gia tăng tình hình căng thẳng ở khu vực.

Trung Quốc họp báo về vụ giàn khoan HD-981 ở Biển Đông
Trung Quốc họp báo về vụ giàn khoan HD-981 ở Biển Đông

VOV.VN - Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc và CNOOC không giải thích được vì sao phải điều đến 80 tàu hộ tống một giàn khoan.

Trung Quốc họp báo về vụ giàn khoan HD-981 ở Biển Đông

Trung Quốc họp báo về vụ giàn khoan HD-981 ở Biển Đông

VOV.VN - Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc và CNOOC không giải thích được vì sao phải điều đến 80 tàu hộ tống một giàn khoan.

Hội Dầu khí Việt Nam phản đối hành động  của  Trung Quốc ở Biển Đông
Hội Dầu khí Việt Nam phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN-VPA yêu cầu CNOOC dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Hội Dầu khí Việt Nam phản đối hành động  của  Trung Quốc ở Biển Đông

Hội Dầu khí Việt Nam phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN-VPA yêu cầu CNOOC dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Chuyên gia Nga kêu gọi Trung Quốc không nên lặp lại sai lầm
Chuyên gia Nga kêu gọi Trung Quốc không nên lặp lại sai lầm

VOV.VN - Hành động của Trung Quốc sẽ vấp phải sự phản đối và quan ngại của các nước trong khu vực Đông Nam Á

Chuyên gia Nga kêu gọi Trung Quốc không nên lặp lại sai lầm

Chuyên gia Nga kêu gọi Trung Quốc không nên lặp lại sai lầm

VOV.VN - Hành động của Trung Quốc sẽ vấp phải sự phản đối và quan ngại của các nước trong khu vực Đông Nam Á

New York Times: Căng thẳng trên biển Đông là do Trung Quốc khơi mào
New York Times: Căng thẳng trên biển Đông là do Trung Quốc khơi mào

VOV.VN - Hành động đưa giàn khoan của Trung Quốc vào biển Đông của Việt Nam là hành động leo thang căng thẳng cực kỳ nguy hiểm.

New York Times: Căng thẳng trên biển Đông là do Trung Quốc khơi mào

New York Times: Căng thẳng trên biển Đông là do Trung Quốc khơi mào

VOV.VN - Hành động đưa giàn khoan của Trung Quốc vào biển Đông của Việt Nam là hành động leo thang căng thẳng cực kỳ nguy hiểm.