Chuyên gia luận bàn về xung đột Trung-Nhật

(VOV)-Cuộc chiến hải quân năm 1894-1895 là bài học khiến Trung Quốc phải cân nhắc kỹ nếu để xảy ra chiến tranh với Nhật Bản vì quần đảo tranh chấp.

Chính phủ Nhật Bản vừa đạt được sự đồng thuận với chủ sở hữu tư nhân trong việc mua 3 trong số 5 đảo chính thuộc quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Động thái này ngay lập tức đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt từ phía giới chức lãnh đạo cũng như người dân Trung Quốc.

Tàu hải giám Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa xã)

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố, Bắc Kinh sẽ quyết không nhượng bộ trong tranh cãi chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản.

Tương tự, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc khẳng định rằng, quyết định của Nhật Bản “mua” quần đảo Điếu Ngư là trái phép và không có giá trị. Đây cũng là khẳng định của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda  bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Nga vào cuối tuần qua.

Trung Quốc đồng thời cũng tuyên bố hủy mọi hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa với Nhật Bản. 

Căng thẳng Nhật-Trung lên đến cao trào khi hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc ngày 11/9 cho hay, nước này đã đưa 2 tàu hải giám đến vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để “khẳng định chủ quyền”. Lực lượng hải giám Trung Quốc cũng cho biết, họ đã lên kế hoạch hành động để bảo vệ chủ quyền ở khu vực này.

Đáp trả lại hành động trên của Trung Quốc, ngày 12/9, Đài TNHK dẫn lời quan chức Nhật Bản cho biết, nước này sẽ điều động lực lượng tuần duyên khi tàu của Chính phủ Trung Quốc tiến đến quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Ðông.

Tuyên bố và hành động cứng rắn, cương quyết của Trung Quốc và Nhật Bản đã làm cho khả năng đối đầu giữa hai cường quốc ở châu Á này tăng cao.

Nếu giải pháp ngoại giao và đàm phán về tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc không được giải quyết thì trường hợp xấu nhất là một cuộc chiến tranh có thể xảy ra.

Bài học từ cuộc chiến hải quân lịch sử

Trên Tạp chí Foreign Policy (chính sách đối ngoại) của Mỹ, Giáo sư James Holmes, chuyên gia nghiên cứu về chiến lược quốc phòng, trường Đại học Hải quân Mỹ vừa có phân tích về cuộc chiến trên biển, nếu giả định xảy ra một cuộc chiến tranh Trung-Nhật.

Theo Giáo sư James Holmes, mặc dù hiện nay, Nhật Bản đang được biết đến là quốc gia không còn mạnh về quân sự nhưng sẽ không hề dễ dàng đối với Trung Quốc khi phải đối đầu với hải quân Nhật Bản nếu cuộc chiến xảy ra.

Hiệp ước “Hòa bình” năm 1952 nhấn mạnh đến của cam kết của Nhật Bản: “Không phát động chiến tranh, không có các hành vi đe dọa và sử dụng vũ lực như là một phương tiện giải quyết chủ quyền quốc gia và và xung đột quốc tế”. Tuy nhiên, kể từ sau thế chiến lần thứ II, lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản vẫn phát huy được sự tinh nhuệ cũng như sức chiến đấu bền bỉ trên biển. Lính thủy quân lục chiến Nhật Bản được biết đến về khả năng chiến đấu chuyên nghiệp.

Nếu các Đô đốc, tư lệnh Hải quân Nhật Bản có tài thao lược khéo léo, biết cách sử dụng quân lực, vật lực và lợi thế địa lý, Tokyo thậm chí có thể giành thế thượng phong. 

Thực ra, cuộc chiến tranh trên biển giữa Nhật-Trung trong quá khứ đang trở thành đề tài tranh luận về biển đảo hiện nay. Trong cuộc chiến giữa hai nước năm 1894-1895, Hạm đội Hải quân Hoàng gia Nhật Bản đã giành thế thượng phong chỉ trong có một trận đánh buổi chiều. Hạm đội này được thành lập nhanh chóng cùng với tàu chiến và thiết bị quân sự sau thời Minh Trị Duy Tân đã đánh bại Hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc-Hạm đội được coi là có sự lớn mạnh hơn về mặt trang thiết bị quân sự.

Trong trận đánh trên sông Áp Lục với Trung Quốc vào tháng 9/1894, Nhật Bản đã giành chiến thắng nhờ tài điều khiển tàu, sử dụng pháo binh và tinh thần chiến đấu kiên quyết.

Nhật Bản vẫn có nhiều “chiêu” trong cuộc chiến hải quân

Giáo sư James Holmes nhận định: Ngày nay, Nhật Bản không còn là một cường quốc đang trỗi dậy nữa, nhưng lực lượng cảnh sát biển nước này vẫn duy trì được ưu thế về tài mưu lược chiến đấu.

Nhằm duy trì thế mạnh trong các cuộc chiến hải quân, Nhật Bản đang phát triển một lượng lớn tàu thuyền được trang bị hiện đại. Hiện nay, Hải quân Nhật Bản có 48 tàu chiến mặt nước lớn- loại tàu được thiết kế để tấn công các hạm đội lớn của đối phương.

Các tàu chiến trên bao gồm: tàu sân bay; tàu mang tên lửa dẫn đường được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis (một hệ thống kết hợp radar, máy tính, điều khiển hỏa lực thường thấy ở các tàu chiến hàng đầu của hải quân Mỹ) và một tập hợp tàu khu trục và tàu hộ tống nhỏ. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn có một đội tàu chiến gồm 16 tàu ngầm chạy diesel-điện hỗ trợ cho hạm đội mặt nước.

Tuy nhiên, so với việc lực lượng Hải quân Trung Quốc (PLA) đang sở hữu 73 tàu chiến đấu mặt nước, 84 máy bay tuần tra trang bị tên lửa và 63 tàu ngầm, thì lực lượng tàu chiến của Nhật Bản còn thua xa so với Trung Quốc.

Thế nhưng, theo Giáo sư James Holmes, Nhật Bản lại biết cách áp dụng sức mạnh tổng lực giữa lực lượng bộ binh, hải quân và không quân trong những cuộc chiến.

Ngoài ra, Nhật Bản còn chiếm ưu thế đối với việc tập hợp lực lượng quân đội, trong khi Hải quân PLA bị phân tán thành 3 hạm đội trải dài khắp bờ biển Trung Quốc. Vì vậy, những lãnh đạo chỉ huy quân đội Trung Quốc luôn ở trong thế phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Đó là nếu họ tập trung lực lượng trong cuộc chiến với Nhật Bản thì những khu vực khác của Trung Quốc sẽ không được bảo vệ.

Giáo sư James Holmes nhận định, một cuộc chiến Trung Quốc-Nhật Bản khó có thể xảy ra trừ khi Bắc Kinh cô lập được Tokyo về mặt ngoại giao hay Tokyo tự cô lập mình thông qua một chính sách ngoại giao “khờ khạo”. Còn nếu không, chiến tranh chắc chắn sẽ có sự xuất hiện của Mỹ như là một bên tham chiến, đồng minh đứng về phía Nhật Bản.

Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, trong những năm gần đây, Nhật Bản và Mỹ đã tăng cường tập trận chung, đặc biệt là xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Theo phía Nhật Bản, những cuộc tập trận cũng dựa trên giả thiết về cách thức phòng thủ, bảo vệ quần đảo khi xảy ra tình huống quân đội Trung Quốc tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Không những tăng cường tập trận xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, gần đây, Mỹ còn tuyên bố sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu xảy ra xung đột tại quần đảo này. Bởi theo lập luận của Mỹ, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi “Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ” năm 1960, vốn quy định Mỹ phải bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công quân sự.

Nếu chiến tranh Trung-Nhật xảy ra thì chắc chắn Mỹ sẽ phối hợp với Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự tại khu vực Biển Hoa Đông để đối đầu với Trung Quốc. Và chắc chắn, sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ sâu rộng và mạnh mẽ hơn. Điều này có thể khiến vị thế và lợi ích kinh tế của Trung Quốc ở khu vực châu Á bị xoay chuyển.

Dư luận bàn bạc “sôi nổi” là thế nhưng khả năng xung đột quân sự trên biển Hoa Đông là rất khó xảy ra. Vì nếu điều này xảy ra, chắc chắn sẽ không có bên nào thắng được hoàn toàn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản coi hải dương là biên giới quốc gia tiềm năng
Nhật Bản coi hải dương là biên giới quốc gia tiềm năng

(VOV) - Các nghị sĩ Nhật yêu cầu tăng cường khai thác tài nguyên tại vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Nhật Bản coi hải dương là biên giới quốc gia tiềm năng

Nhật Bản coi hải dương là biên giới quốc gia tiềm năng

(VOV) - Các nghị sĩ Nhật yêu cầu tăng cường khai thác tài nguyên tại vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Trung Quốc phản ứng với Nhật Bản về mua đảo tranh chấp
Trung Quốc phản ứng với Nhật Bản về mua đảo tranh chấp

(VOV) - Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm thu hồi chủ quyền lãnh thổ.

Trung Quốc phản ứng với Nhật Bản về mua đảo tranh chấp

Trung Quốc phản ứng với Nhật Bản về mua đảo tranh chấp

(VOV) - Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm thu hồi chủ quyền lãnh thổ.

Trung Quốc hủy mọi hoạt động giao lưu với Nhật Bản
Trung Quốc hủy mọi hoạt động giao lưu với Nhật Bản

(VOV) -Động thái này được đưa ra sau khi Chính phủ Nhật Bản chính thức quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku

Trung Quốc hủy mọi hoạt động giao lưu với Nhật Bản

Trung Quốc hủy mọi hoạt động giao lưu với Nhật Bản

(VOV) -Động thái này được đưa ra sau khi Chính phủ Nhật Bản chính thức quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku

Bàn cờ châu Á: Trung - Ấn ‘so găng’
Bàn cờ châu Á: Trung - Ấn ‘so găng’

(VOV) - Đằng sau những lời lẽ hoa mỹ, hai cường quốc vẫn tích cực “đấu ngầm”. Ấn Độ đã có hàng loạt bước đi nhằm giành thế thượng phong.

Bàn cờ châu Á: Trung - Ấn ‘so găng’

Bàn cờ châu Á: Trung - Ấn ‘so găng’

(VOV) - Đằng sau những lời lẽ hoa mỹ, hai cường quốc vẫn tích cực “đấu ngầm”. Ấn Độ đã có hàng loạt bước đi nhằm giành thế thượng phong.

Trung Quốc xem xét biện pháp đáp trả Nhật Bản
Trung Quốc xem xét biện pháp đáp trả Nhật Bản

(VOV) - Tuyên bố này được Trung Quốc đưa ra khi Nhật Bản ra quyết định quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp.

Trung Quốc xem xét biện pháp đáp trả Nhật Bản

Trung Quốc xem xét biện pháp đáp trả Nhật Bản

(VOV) - Tuyên bố này được Trung Quốc đưa ra khi Nhật Bản ra quyết định quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp.

Nhật Bản tung tuần duyên đối phó với Trung Quốc
Nhật Bản tung tuần duyên đối phó với Trung Quốc

Đài TNHK: việc này làm cho khả năng đối đầu giữa hai cường quốc ở Châu Á này tăng cao.

Nhật Bản tung tuần duyên đối phó với Trung Quốc

Nhật Bản tung tuần duyên đối phó với Trung Quốc

Đài TNHK: việc này làm cho khả năng đối đầu giữa hai cường quốc ở Châu Á này tăng cao.