Nobel Hòa bình 2024 phản ánh nỗi sợ chiến tranh hạt nhân sau 8 thập kỷ

VOV.VN - Trong bối cảnh nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang cao hơn lúc nào hết, Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định vinh danh Nihon Hidankyo - một tổ chức của Nhật Bản tập hợp các nạn nhân vũ khí hạt nhân và đấu tranh không ngừng vì một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Giải thưởng với niềm hy vọng xua tan bóng ma chiến tranh hạt nhân

Ủy ban Nobel Na Uy hôm 11/10/2024 quyết định trao tặng giải thưởng Nobel Hòa bình 2024 cho tổ chức Nhật Bản mang tên Nihon Hidankyo - một phong trào từ cấp cơ sở của những nạn nhân sống sót sau 2 vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong Thế chiến II. Những nạn nhân sống sót này còn được gọi bằng tiếng Nhật là Hibakusha.

Nihon Hidankyo được nhận giải Nobel Hòa bình năm nay do những nỗ lực của họ trong việc xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân và chứng minh thông qua các nhân chứng và nhiều hoạt động khác rằng vũ khí hạt nhân không được phép sử dụng một lần nữa.

“Điều cấm kỵ hạt nhân” - cơ chế phòng vệ của loài người

Phản ứng lại vụ tấn công bằng bom nguyên tử (tức bom A, cấp độ nhẹ của bom hạt nhân - ND) vào tháng 8/1945, đã xuất hiện một phong trào toàn cầu với những thành viên nỗ lực hành động không mệt mỏi nhằm nâng cao nhận thức về hậu quả nhân đạo thảm khốc do sử dụng vũ khí hạt nhân. Dần dần, một thông lệ quốc tế mạnh mẽ đã hình thành, bêu xấu việc sử dụng vũ khí hạt nhân là điều không chấp nhận được về mặt đạo đức. Thông lệ này được gọi bằng cụm từ “điều cấm kỵ hạt nhân”.

Số phận những người sống sót sau các hỏa ngục Hiroshima và Nagasaki đã bị che giấu và phớt lờ trong thời gian dài. Năm 1956, các hiệp hội Hibakusha địa phương cùng với nạn nhân các vụ thử vũ khí hạt nhân ở Thái Bình Dương đã thành lập Liên đoàn các tổ chức nạn nhân bom A và bom H Nhật Bản, gọi tắt theo tiếng Nhật là Nihon Hidankyo. Liên đoàn này đã trở thành tổ chức lớn nhất và có ảnh hưởng nhất của cộng đồng Hibakusha tại Nhật Bản.

Lời chứng thực của Hibakusha - tập hợp những người sống sót sau vụ Mỹ ném bom A xuống Hiroshima và Nagasaki, mang tính độc nhất vô nhị trong bối cảnh rộng lớn hơn này.

Những nhân chứng lịch sử này đã giúp tạo ra và củng cố thái độ phản đối rộng khắp đối với vũ khí hạt nhân trên khắp thế giới. Họ làm thế bằng cách kể lại những câu chuyện cá nhân, xây dựng các chiến dịch giáo dục dựa trên trải nghiệm cá nhân và đưa ra những lời cảnh báo khẩn chống lại việc phổ biến và sử dụng vũ khí hạt nhân.

Cộng đồng Hibakusha đã giúp chúng ta miêu tả được những điều tưởng chừng không mô tả nổi, tư duy những điều tưởng chừng không thể nghĩ tới được, và trong mức độ nào đó nắm bắt được cả những nỗi khổ đau khó thấu hiểu do vũ khí hạt nhân gây ra.

Những nỗ lực trên đã góp phần tạo nên một điều rất đáng khích lệ: Chưa có vũ khí hạt nhân nào được sử dụng trong chiến tranh trong gần 80 năm qua (kể từ năm 1945 đến nay). Những nỗ lực phi thường của tổ chức Nihon Hidankyo và các đại diện của cộng đồng Hibakusha đã đóng góp lớn vào việc thiết lập “điều cấm kỵ hạt nhân”.

Rủi ro chiến tranh hạt nhân đang ở mức cao chưa từng thấy

Điều đáng báo động hiện nay là điều cấm kỵ hạt nhân nói trên đang chịu áp lực lớn.

Các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang hiện đại hóa và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân. Có dấu hiệu một số nước mới đang chuẩn bị có được vũ khí hạt nhân. Hiện cũng xuất hiện nhiều lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc xung đột vũ trang. Hơn lúc nào hết trong lịch sử nhân loại, chúng ta cần nhắc lại rằng vũ khí hạt nhân là thứ vũ khí có sức hủy diệt kinh khủng nhất mà nhân loại từng chứng kiến.

Năm tới (2025) sẽ đánh dấu tròn 80 năm từ khi hai quả bom nguyên tử của Mỹ làm chết ước tính 120.000 cư dân của các thành phố Nhật Bản Hiroshima và Nagasaki. Một số người đã bị chết vì bỏng và phóng xạ trong các tháng và các năm sau thời điểm tháng 8/1945. Vũ khí hạt nhân ngày nay (bao gồm bom khinh khí, tức bom H, - ND) có sức công phá lớn gấp rất nhiều lần so với bom A ném xuống 2 thành phố trên. Chúng đủ sức giết chết hàng triệu người và gây ra thảm họa khí hậu trên toàn cầu. Một cuộc chiến tranh hạt nhân vào lúc này có thể hủy diệt toàn bộ nền văn minh của chúng ta.

Dự báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân trong xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Sau tiền lệ năm 1945 và những lần thế giới đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh, xác suất xung đột hạt nhân đã giảm nhưng chưa bị triệt tiêu hoàn toàn. Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine, nguy cơ ấy cần tiếp tục được đánh giá từ mọi góc độ để nhân loại có thể chung tay ngăn ngừa tình huống xấu nhất trong tương lai gần và xa.

Điều cốt lõi trong tầm nhìn của Alfred Nobel (người sáng lập giải thưởng mang tên ông) là niềm tin cho rằng các cá nhân có lòng cam kết sẽ tạo nên khác biệt.

Khi quyết định trao giải Nobel Hòa bình 2024 cho tổ chức Nihon Hidankyo, Ủy ban Nobel Na Uy mong muốn tôn vinh tất cả những ai sống sót sau thảm họa vũ khí hạt nhân - những người dù hứng chịu khổ đau về thể xác và tinh thần nhưng vẫn lựa chọn sử dụng trải nghiệm xương máu của mình để nuôi dưỡng hy vọng và cổ xúy cho hòa bình.

Nihon Hidankyo đã có những hành động cụ thể như cung cấp hàng ngàn lời kể nhân chứng, ban hành các nghị quyết và lời kêu gọi dành cho công chúng, gửi các phái đoàn thường niên tới Liên Hợp Quốc và một loạt các hội nghị hòa bình khác nhau để nhắc nhở thế giới về nhu cầu cấp thiết phải giải trừ vũ khí hạt nhân.

Một ngày nào đó, các nạn nhân Hibakusha sẽ không còn tồn tại trên thế gian với tư cách là nhân chứng của lịch sử. Nhưng các thế hệ tiếp theo của người Nhật Bản đang truyền đi trải nghiệm và thông điệp của các nhân chứng đó. Họ đang giáo dục và truyền cảm hứng cho nhân dân trên khắp thế giới để duy trì điều cấm kỵ hạt nhân - một yếu tố tiên quyết cho tương lai hòa bình của nhân loại.

Xem thêm:

>> Tấn công vào Kursk càng khiến dân Nga quyết tâm chống Ukraine

>> Khả năng chiến tranh hạt nhân do xung đột Nga - Ukraine đã lên nấc nguy hiểm

>> Tình báo Ukraine ám sát quan chức bảo vệ nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga có thể thử vũ khí hạt nhân để cảnh báo phương Tây về lằn ranh đỏ
Nga có thể thử vũ khí hạt nhân để cảnh báo phương Tây về lằn ranh đỏ

VOV.VN - Sau nhiều lần cảnh báo phương Tây chớ vượt lằn ranh đỏ trong cuộc xung đột tại Ukraine, Nga có khả năng sẽ thử vũ khí hạt nhân để gửi thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây, theo dự báo của chuyên gia về vũ khí tại Đức và chuyên gia an ninh tại Áo.

Nga có thể thử vũ khí hạt nhân để cảnh báo phương Tây về lằn ranh đỏ

Nga có thể thử vũ khí hạt nhân để cảnh báo phương Tây về lằn ranh đỏ

VOV.VN - Sau nhiều lần cảnh báo phương Tây chớ vượt lằn ranh đỏ trong cuộc xung đột tại Ukraine, Nga có khả năng sẽ thử vũ khí hạt nhân để gửi thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây, theo dự báo của chuyên gia về vũ khí tại Đức và chuyên gia an ninh tại Áo.

Khả năng Nga tấn công hạt nhân trả đũa Ukraine “vượt lằn ranh đỏ” ở Kursk
Khả năng Nga tấn công hạt nhân trả đũa Ukraine “vượt lằn ranh đỏ” ở Kursk

VOV.VN - Học thuyết hạt nhân Nga bao gồm nội dung sử dụng vũ khí hạt nhân khi các lằn ranh đỏ bị đối phương vượt qua. Trong xung đột Ukraine, các nhà lãnh đạo Nga đã nhiều lần cảnh báo về khả năng triển khai vũ khí hạt nhân. Giới quan sát e ngại kịch bản đó tuy nhỏ nhưng vẫn khó loại trừ sau khi Ukraine đột kích Kursk một cách táo bạo và đầy bất ngờ.

Khả năng Nga tấn công hạt nhân trả đũa Ukraine “vượt lằn ranh đỏ” ở Kursk

Khả năng Nga tấn công hạt nhân trả đũa Ukraine “vượt lằn ranh đỏ” ở Kursk

VOV.VN - Học thuyết hạt nhân Nga bao gồm nội dung sử dụng vũ khí hạt nhân khi các lằn ranh đỏ bị đối phương vượt qua. Trong xung đột Ukraine, các nhà lãnh đạo Nga đã nhiều lần cảnh báo về khả năng triển khai vũ khí hạt nhân. Giới quan sát e ngại kịch bản đó tuy nhỏ nhưng vẫn khó loại trừ sau khi Ukraine đột kích Kursk một cách táo bạo và đầy bất ngờ.

Xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân đã tăng gấp 10 lần
Xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân đã tăng gấp 10 lần

VOV.VN - Theo một nghiên cứu, xung đột Nga - Ukraine, căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và việc Triều Tiên đạt các bước tiến về hạt nhân… đã khiến xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân tăng 10 lần, với hậu quả gần 7 tỷ người tử vong trực tiếp và gián tiếp.

Xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân đã tăng gấp 10 lần

Xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân đã tăng gấp 10 lần

VOV.VN - Theo một nghiên cứu, xung đột Nga - Ukraine, căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và việc Triều Tiên đạt các bước tiến về hạt nhân… đã khiến xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân tăng 10 lần, với hậu quả gần 7 tỷ người tử vong trực tiếp và gián tiếp.