Xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân đã tăng gấp 10 lần

VOV.VN - Theo một nghiên cứu, xung đột Nga - Ukraine, căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và việc Triều Tiên đạt các bước tiến về hạt nhân… đã khiến xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân tăng 10 lần, với hậu quả gần 7 tỷ người tử vong trực tiếp và gián tiếp.

Tính từ thập niên 1980 thì thời điểm hiện nay, nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao hơn khi nào hết. Nga - quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, đang trực tiếp tham gia một cuộc xung đột vũ trang công khai với Ukraine. Thời gian qua, Nga đã nhiều lần ám chỉ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Triều Tiên - quốc gia mới đây nhất sở hữu vũ khí hạt nhân, cũng công khai khả năng họ sử dụng thứ vũ khí đặc biệt này.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng đã xếp xung đột hạt nhân vào “trường khả thi”.

Chuyện gì xảy ra ngày nay nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra?

Các nhà dự báo đánh giá rằng nguy cơ vũ khí hạt nhân phát nổ không phải do thử nghiệm (mà là dùng trực tiếp trong xung đột) đã tăng lên khoảng 10%. Trước đó, nguy cơ như vậy chỉ khoảng 1%. Như vậy xác suất vũ khí hạt nhân bị đem ra sử dụng đã tăng tới 10 lần.

Một nghiên cứu của Đại học Rutgers (Mỹ) cho rằng ngay cả một cuộc xung đột hạt nhân “giới hạn” cũng để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho nhân loại.

Chẳng hạn, một cuộc chiến hạt nhân hạn chế giữa Ấn Độ và Pakistan, theo nghiên cứu trên, có khả năng san phẳng các nguồn cung ứng thực phẩm toàn cầu, dẫn tới tử vong hàng loạt trên thế giới. Nhóm nghiên cứu của trường Rutgers phát hiện ra rằng chỉ một cuộc đụng độ “nhẹ”, sử dụng chưa tới 3% kho vũ khí hạt nhân của toàn thế giới, cũng đủ giết chết 1/3 dân số thế giới chỉ trong vòng 2 năm.

Vậy nếu xung đột hạt nhân quy mô lớn nổ ra giữa Mỹ và Nga thì sao? Cuộc chiến này có khả năng xóa sổ 3/4 dân số thế giới trong vòng 2 năm. Tác giả của nghiên cứu - nhà khoa học môi trường Alan Robock, nói: “Cần phải cảnh báo rằng việc sử dụng bất cứ vũ khí hạt nhân nào cũng là thảm kịch cho thế giới”.

Đòn tự sát hạt nhân sẽ làm Trái Đất thay đổi vĩnh viễn

Nghiên cứu của Robock là nghiên cứu đầu tiên xem xét kỹ lưỡng những rối loạn mà chiến tranh hạt nhân gây ra cho khí hậu và nguồn cung thực phẩm. Kết quả thật đáng sợ. Chỉ một lượng nhỏ vũ khí hạt nhân được kích nổ sẽ kéo theo các trận bão lửa khổng lồ dẫn tới lớp muội phủ dày đặc và che kín ánh mặt trời. Khi mặt trời bị che mất như vậy, khí quyển sẽ lạnh đi. Sự lạnh xuống của khí quyển sẽ tác động lên mọi thứ từ các vụ mùa cho đến việc đánh bắt cá.

Tóm lại, sau khi xảy ra các vụ nổ hạt nhân trong xung đột vũ trang, hàng chục triệu người sẽ chết tức thời tại vùng chiến sự, nhưng sau đó sẽ còn hàng trăm triệu người nữa trên toàn thế giới bị tử vong do nạn đói.

Robock nói: “Theo ý kiến của tôi, nghiên cứu này là lời cảnh tỉnh về vũ khí hạt nhân, nó cho thấy chúng ta không thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Nếu quý vị sử dụng chúng thì quý vị không khác nào một kẻ đánh bom tự sát. Quý vị cố tấn công người khác nhưng rốt cuộc, chính quý vị sẽ chết vì đói”.

Nguy cơ xung đột hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan cao hơn

Đội nghiên cứu của Robock chú ý đặc biệt đến hậu quả của một cuộc chiến hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan. Lý do của sự chú ý ấy là, mặc dù dư luận nói nhiều về nguy cơ xung đột Nga-Mỹ, trên thực tế nguy cơ xung đột hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan vẫn cao nhất thế giới do hai nước này chung biên giới và có tranh chấp lãnh thổ, lại sở hữu kho hạt nhân ngang hàng nhau.

Theo nghiên cứu của trường Đại học Rutgers, nếu hai nước này sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công vào các trung tâm đô thị của nhau, thì các xung nổ, lửa từ vụ nổ, và phóng xạ phát sinh sẽ giết chết 127 triệu người ở Nam Á. Ngoài ra, 37 triệu tấn muội sẽ bị thổi vào khí quyển, nhiệt độ toàn cầu giảm mạnh đi hơn 5 độ C - cấp độ chưa từng xảy ra kể từ kỷ Băng Hà cuối cùng.

Nhiệt độ tụt sâu sẽ phá hủy hoạt động sản xuất lương thực đến mức độ “lượng calo do các vụ mùa và hoạt động đánh bắt cá cung cấp” sẽ giảm tới 42%, kéo theo nạn đói làm hơn 2 tỷ người trên toàn cầu tử vong.

Xung đột hạt nhân giữa Mỹ và Nga tuy khó xảy ra nhưng nếu nổ ra sẽ gây ra thảm kịch lớn hơn nữa: Ước tính 5 tỷ người sẽ chết trên toàn thế giới, con số cao nhất có thể lên tới 6,7 tỷ người.

Alex Wigglesworth trên tờ Los Angeles Times phản ánh thêm: Bất cứ nước nào trong số 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân cũng có đủ hỏa lực hạt nhân trong tay để gây ra đau khổ và chết chóc trên toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga chỉnh sửa UAV cảm tử để tái triển khai ở Ukraine giữa mùa đông?
Nga chỉnh sửa UAV cảm tử để tái triển khai ở Ukraine giữa mùa đông?

VOV.VN - Chính đại diện quân đội Ukraine tiết lộ, Nga có khả năng đã khắc phục được khiếm khuyết trong máy bay không người lái (UAV) cảm tử Iran để có thể vận hành chúng giữa mùa đông lạnh giá, mở lại các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở Ukraine.

Nga chỉnh sửa UAV cảm tử để tái triển khai ở Ukraine giữa mùa đông?

Nga chỉnh sửa UAV cảm tử để tái triển khai ở Ukraine giữa mùa đông?

VOV.VN - Chính đại diện quân đội Ukraine tiết lộ, Nga có khả năng đã khắc phục được khiếm khuyết trong máy bay không người lái (UAV) cảm tử Iran để có thể vận hành chúng giữa mùa đông lạnh giá, mở lại các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở Ukraine.

Trận chiến laser chống UAV giữa Ukraine và Nga
Trận chiến laser chống UAV giữa Ukraine và Nga

VOV.VN - Hiện nay, Ukraine đang dùng các "bút laser" để rọi chiếu UAV quân sự của Nga trên bầu trời. Trong khi đó, Nga dùng thiết bị laser để đốt cháy UAV của đối phương. Ngoài UAV, laser đang là một nhân tố mới trong trận chiến giữa 2 nước này.

Trận chiến laser chống UAV giữa Ukraine và Nga

Trận chiến laser chống UAV giữa Ukraine và Nga

VOV.VN - Hiện nay, Ukraine đang dùng các "bút laser" để rọi chiếu UAV quân sự của Nga trên bầu trời. Trong khi đó, Nga dùng thiết bị laser để đốt cháy UAV của đối phương. Ngoài UAV, laser đang là một nhân tố mới trong trận chiến giữa 2 nước này.

Tình cảnh binh sĩ Ukraine và Nga tại "lò lửa” Bakhmut
Tình cảnh binh sĩ Ukraine và Nga tại "lò lửa” Bakhmut

VOV.VN - Nga và Ukraine đang giao chiến quyết liệt ở thành phố Bakhmut. Các binh sĩ tham chiến tại mặt trận này nói rằng chiến sự ở đây (trong và quanh thành phố) gợi nhớ lại sự tàn khốc của tác chiến chiến hào thời Thế chiến I.

Tình cảnh binh sĩ Ukraine và Nga tại "lò lửa” Bakhmut

Tình cảnh binh sĩ Ukraine và Nga tại "lò lửa” Bakhmut

VOV.VN - Nga và Ukraine đang giao chiến quyết liệt ở thành phố Bakhmut. Các binh sĩ tham chiến tại mặt trận này nói rằng chiến sự ở đây (trong và quanh thành phố) gợi nhớ lại sự tàn khốc của tác chiến chiến hào thời Thế chiến I.

Phương Tây ứng phó ra sao trước sức mạnh hủy diệt của kho vũ khí hạt nhân Nga?
Phương Tây ứng phó ra sao trước sức mạnh hủy diệt của kho vũ khí hạt nhân Nga?

VOV.VN - Trong bối cảnh xung đột quân sự ở Ukraine, người ta lo ngại nguy cơ chiến tranh hạt nhân lớn hơn lúc nào hết. Phương Tây đã nỗ lực tránh can dự trực tiếp vào xung đột này, đồng thời theo dõi sát sao mọi động tĩnh của lực lượng hạt nhân Nga.

Phương Tây ứng phó ra sao trước sức mạnh hủy diệt của kho vũ khí hạt nhân Nga?

Phương Tây ứng phó ra sao trước sức mạnh hủy diệt của kho vũ khí hạt nhân Nga?

VOV.VN - Trong bối cảnh xung đột quân sự ở Ukraine, người ta lo ngại nguy cơ chiến tranh hạt nhân lớn hơn lúc nào hết. Phương Tây đã nỗ lực tránh can dự trực tiếp vào xung đột này, đồng thời theo dõi sát sao mọi động tĩnh của lực lượng hạt nhân Nga.

Đức sẽ phát triển vũ khí hạt nhân trong bối cảnh xung đột Ukraine?
Đức sẽ phát triển vũ khí hạt nhân trong bối cảnh xung đột Ukraine?

VOV.VN - Môi trường địa chiến lược thay đổi, đặc biệt là xung đột Ukraine, đã khiến Đức phải tái định hướng chiến lược của mình và tranh luận trong nội bộ về vấn đề phát triển vũ khí chiến lược, tạo răn đe hạt nhân...

Đức sẽ phát triển vũ khí hạt nhân trong bối cảnh xung đột Ukraine?

Đức sẽ phát triển vũ khí hạt nhân trong bối cảnh xung đột Ukraine?

VOV.VN - Môi trường địa chiến lược thay đổi, đặc biệt là xung đột Ukraine, đã khiến Đức phải tái định hướng chiến lược của mình và tranh luận trong nội bộ về vấn đề phát triển vũ khí chiến lược, tạo răn đe hạt nhân...

Tâm trạng hoảng loạn ở Mỹ trước nguy cơ bị Liên Xô phóng tên lửa hạt nhân
Tâm trạng hoảng loạn ở Mỹ trước nguy cơ bị Liên Xô phóng tên lửa hạt nhân

VOV.VN - Sau khi Khủng hoảng tên lửa hạt nhân ở Cuba lên đến đỉnh điểm, tâm trạng căng thẳng bắt đầu gia tăng trong cả giới lãnh đạo và dân chúng Mỹ.

Tâm trạng hoảng loạn ở Mỹ trước nguy cơ bị Liên Xô phóng tên lửa hạt nhân

Tâm trạng hoảng loạn ở Mỹ trước nguy cơ bị Liên Xô phóng tên lửa hạt nhân

VOV.VN - Sau khi Khủng hoảng tên lửa hạt nhân ở Cuba lên đến đỉnh điểm, tâm trạng căng thẳng bắt đầu gia tăng trong cả giới lãnh đạo và dân chúng Mỹ.

Nga vẫn có thể trả đũa hạt nhân NATO ngay cả khi bị hủy diệt
Nga vẫn có thể trả đũa hạt nhân NATO ngay cả khi bị hủy diệt

VOV.VN - Ngay cả trong tình huống ban lãnh đạo của Nga không còn tồn tại do một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu từ phía NATO, Nga vẫn có phương án dự phòng để tung đòn trả đũa hạt nhân nhằm vào Mỹ và NATO.

Nga vẫn có thể trả đũa hạt nhân NATO ngay cả khi bị hủy diệt

Nga vẫn có thể trả đũa hạt nhân NATO ngay cả khi bị hủy diệt

VOV.VN - Ngay cả trong tình huống ban lãnh đạo của Nga không còn tồn tại do một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu từ phía NATO, Nga vẫn có phương án dự phòng để tung đòn trả đũa hạt nhân nhằm vào Mỹ và NATO.

Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân sau khi Nga tố âm mưu “bom bẩn”
Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân sau khi Nga tố âm mưu “bom bẩn”

VOV.VN - Sau khi Nga cảnh báo Ukraine có thể chuẩn bị sử dụng “bom bẩn” (bom phát tán phóng xạ), Ukraine và phương Tây thực sự lo ngại đó có thể là cái cớ để Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tạo đột phá cho cục diện xung đột Ukraine.

Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân sau khi Nga tố âm mưu “bom bẩn”

Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân sau khi Nga tố âm mưu “bom bẩn”

VOV.VN - Sau khi Nga cảnh báo Ukraine có thể chuẩn bị sử dụng “bom bẩn” (bom phát tán phóng xạ), Ukraine và phương Tây thực sự lo ngại đó có thể là cái cớ để Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tạo đột phá cho cục diện xung đột Ukraine.