Vụ Snowden tác động các mối quan hệ của Mỹ như thế nào?

VOV.VN -Năm 2013, bê bối nghe lén đã khiến mối quan hệ giữa Mỹ với một loạt các quốc gia bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau.

“Chúng ta sẽ phải có một số lựa chọn vì xã hội của chúng ta”, Tổng thống Obama tuyên bố sau khi những thông tin về chương trình do thám của Mỹ bị phanh phui trên tờ Guardian. Ông Obama khẳng định: “Bạn không thể đảm bảo 100% an ninh đồng thời đảm bảo 100% sự riêng tư”.

Nhận xét của ông Obama có vẻ như là điểm khởi đầu cho 1 câu chuyện gây tranh cãi nhiều nhất trong năm 2013 giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới. Tháng 6/2013, “quả bom nghe lén” phát nổ khi cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden hé lộ chương trình theo dõi bí mật người dùng Internet và điện thoại của Chính phủ Mỹ.

Thông tin về Snowden xuất hiện dày đặc trên các mặt báo trong năm 2013 (Ảnh: businessinsider)

Chương trình giám sát PRISM cho phép NSA và Cục Điều tra Liên bang (FBI) truy cập trực tiếp vào hệ thống máy chủ của các công ty Internet Mỹ, thu thập dữ liệu thư điện tử, các cuộc trò chuyện qua video, tin nhắn trên mạng... NSA còn lấy cả các dữ liệu cuộc gọi của hàng triệu công dân Mỹ và công dân của nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Tuy nhiên, chương trình nghe lén của Mỹ không chỉ dừng lại ở đây, những tiết lộ của “người thổi còi” còn cho thấy, NSA nhiều năm qua đã giám sát và nghe lén 38 nhà lãnh đạo của các nước trên thế giới, trong đó không chỉ có lãnh đạo của các nước đối thủ mà kể cả các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Âu. Những rắc rồi liên quan đến vụ bê bối nghe lén lên tới đỉnh điểm khi các thông tin tiết lộ sau đó nói rằng, Mỹ nghe lén cả điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Đánh giá về tổn thất trong vụ Snowden, Giám đốc NSA Keith Alexander cho biết cựu nhân viên Snowden đến nay đã tiết lộ tới 200.000 tài liệu mật của Mỹ cho giới truyền thông. Theo người đứng đầu NSA, sự việc này gây tổn hại nghiêm trọng đối với NSA và nước Mỹ. 

Về phần mình, Snowden nhiều lần nhắc lại rằng, mục đích tiết lộ chương trình thu thập thông tin về những người sử dụng Internet của anh là muốn người dân Mỹ biết về chương trình giám sát khổng lồ này, nhằm bảo vệ quyền tự do của mọi công dân và không muốn Chính phủ Mỹ xâm phạm quyền cá nhân và tự do Internet.

Khi Snowden trốn ra nước ngoài và tiết lộ những thông tin tuyệt mật của NSA, nước Mỹ đã có những phản ứng khác nhau. Trong khi 1 số người dân Mỹ cho rằng điều này đã giúp phơi bày việc xâm phạm quyền tự do cá nhân của NSA, chính quyền Mỹ lại coi cựu điệp viên này là “kẻ phản bội” và tìm mọi cách, kể cả gây sức ép mạnh với các nước để bắt Snowden về nước chịu sự trừng phạt.

Edward Snowden là ai?

Có nguồn tin cho rằng, Snowden đã lớn lên tại Elizabeth City, Bắc Carolina, và sau đó chuyển tới Maryland gần với trụ sở chính của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) tại Fort Meade.

Tự coi mình là một sinh viên không xuất sắc lắm, Snowden từng theo học môn điện toán tại trường đại học cộng đồng Maryland tuy nhiên anh vẫn chưa hoàn thành khóa học này.

Năm 2003, Snowden gia nhập Quân đội Mỹ và bắt đầu tập huấn tại Lực lượng Đặc biệt, nhưng sau khi gãy cả hai chân trong một vụ tai nạn khi luyện tập, anh phải rời khỏi lực lượng.

Công việc đầu tiên của Snowden tại NSA là nhân viên an ninh cho một trong các cơ sở bí mật của cơ quan này tại Đại học Maryland. Sau đó, Snowden làm công việc liên quan đến an ninh công nghệ thông tin tại CIA.

Tuy không có trình độ chuyên môn chính thức, nhưng kỹ năng máy tính đầy ma thuật khiến anh nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ nhân viên tình báo.

Chân dung "người thổi còi" Edward Snowden (Ảnh: Guardian)

Đến 2007, anh được CIA giao nhiệm vụ trong vỏ bọc ngoại giao của Mỹ tại Geneva. Tháng 6/2013 khi trả lời phỏng vấn tờ Guardian, Snowden cho biết, phần lớn những gì anh nhìn thấy ở Geneva thực sự khiến anh “vỡ mộng về cách thức Chính phủ Mỹ hoạt động và ảnh hưởng của nó đối với thế giới".

Snowden cho hay, anh đã tính đến chuyện ra công khai sớm hơn chương trình do thám của Mỹ, nhưng quyết định chờ xem kỳ bầu cử Tổng thống Barack Obama 2008 có làm thay đổi cách tiếp cận của Mỹ với vấn đề này hay không.

Năm 2009, Snowden rời CIA và bắt đầu làm việc tại NSA trong vai trò nhân viên cho một số các nhà thầu bên ngoài, trong đó có hãng tư vấn khổng lồ Booz Allen. Trong một tuyên bố, công ty này xác nhận anh đã từng làm hợp đồng với họ và được cử sang làm việc trong nhóm tại Hawaii.

Snowden và bạn gái đã rời khỏi nhà tại Waipahu, West Oahu, Hawaii, hôm 1/5.

Cho đến lúc này, có thể khẳng định rằng, những tiết lộ của Snowden không chỉ gây ra những phản ứng trái chiều trong xã hội Mỹ, làm bẽ mặt ngành tình báo nước này mà còn làm mối quan hệ của Mỹ với các quốc gia khác trên thế giới ít nhiều bị ảnh hưởng. Vậy vụ Snowden có tác động thế nào đến các mối quan hệ của Mỹ?

Quan hệ Mỹ - Trung Quốc

Khi Snowden đáp chuyến bay từ Hong Kong tới Moscow, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney gay gắt nói: “Chúng tôi rất thất vọng về quyết định của nhà chức trách tại Hong Kong, mặc dù Mỹ đã có yêu cầu bắt giữ anh ta. Thông qua các kênh ngoại giao, chúng tôi đã tuyên bố phản đối mạnh mẽ của mình với chính quyền đặc khu Hong Kong và Chính phủ Trung Quốc. Những hành động đó gây hại cho quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Ông Jay Carney cho rằng, Snowden không thể rời khỏi đặc khu Hong Kong một cách êm thấm như vậy nếu thiếu sự can thiệp của Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrella thì cho rằng, những nỗ lực của Mỹ để xây dựng và củng cố mối quan hệ với Trung Quốc trên sự "tin tưởng lẫn nhau" đã không thành công và là một bước lùi nghiêm trọng.

Trong khi đó, Trung Quốc lại cho rằng "những lời buộc tội" của Mỹ là vô căn cứ và rằng Mỹ "nợ một lời xin lỗi đối với Trung Quốc và những nước mà Mỹ đã do thám".

Song giới quan sát chính trị quốc tế đều nhìn nhận, trong vụ Snowden, rõ ràng Bắc Kinh được lợi nhất. Sự khéo léo của Bắc Kinh trong việc tác động tới chính quyền Hong Kong (nếu có) để Snowden rời khỏi vùng lãnh thổ này đã bảo toàn được lợi ích quốc gia và không làm tổn hại đến quan hệ lâu dài Mỹ -Trung.

Quan hệ Mỹ - Mỹ Latin

Tháng 5/2013, Tổng thống Obama đã có chuyến công du Mexico và Costa Rica, trong khi Phó Tổng thống Biden tới thăm Colombia, Trinidad và Tobago cùng Brazil.

Với nhiều người, Snowden tựa như 1 người anh hùng khi dám nói lên sự thật (Ảnh: AFP)

Nhận xét về các chuyến thăm này, ông Biden thừa nhận đây là các cuộc tiếp xúc cấp cao dồn dập nhất giữa Mỹ với Mỹ Latin sau nhiều năm. Ông cũng khẳng định "bán cầu Tây luôn có ý nghĩa quan trọng đối với Washington" và tầm quan trọng đó ngày càng tăng lên do tiềm năng hợp tác giữa hai bên lớn nhất từ trước tới nay.

Tuy nhiên, việc Pháp, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đồng loạt đóng cửa không phận đối với chuyên cơ của Tổng thống Bolivia, ông Evo Morales hôm 2/7 không chỉ châm ngòi căng thẳng giữa Mỹ Latin với Tây Âu, mà còn làm rạn nứt quan hệ giữa Mỹ với Mỹ Latin.

Hành động này được cho là do Mỹ đạo diễn vì nghi ngờ Snowden có mặt trên chuyên cơ của ông Morales, khi ông này trên đường trở về nước sau chuyến thăm Nga.

Bolivia và các nước thuộc khu vực Mỹ Latin đã có phản ứng dữ dội trước quyết định đóng cửa không phận nói trên khi cho rằng đây là hành động “xúc phạm và thiếu tôn trọng”. Tổng thống Morales cho rằng, đó là “một sai lầm mang tính lịch sử và là một sự khiêu khích” đối với Bolivia cũng như toàn khu vực Mỹ Latin.

Chưa hết, tháng 9/2013, thông tin về việc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã theo dõi thư điện tử, tin nhắn và các cuộc gọi điện thoại của bà Roussef và Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến mối quan hệ của Mỹ với các quốc gia Mỹ Latin tiếp tục “dậy sóng”.

Trong một động thái đáp trả, ngày 17/9, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff chính thức thông báo hủy chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ để phản đối chương trình của chính quyền của Tổng thống Barack Obama bí mật do thám các giao dịch thông tin liên lạc của cá nhân bà cũng như các quan chức cấp cao khác trong chính phủ Brazil.

Đòn trừng phạt của Brazil vẫn chưa dừng lại ở đó khi nước này tiếp tục khiến hãng Boeing của Mỹ muối mặt vì từ chối mẫu chiến đấu cơ F/A-18, và đặt mua 36 chiếc JAS 39 Gripens của Thụy Điển trong 1 hợp đồng mua sắm có trị giá lên đến 4,5 tỷ USD.

Quan hệ Mỹ - Nga

Ngày 23/6, máy bay chở Snowden đáp xuống Moscow, cuộc chiến ngoại giao Nga – Mỹ bắt đầu. Ngày 1/8, sau hơn 1 tháng mắc kẹt trong khu vực quá cảnh của sân bay Sheremetyevo ở Moscow, Snowden đã nhận được quy chế tị nạn tạm thời ở Nga. Thông tin này đã khiến giới chức Mỹ thực sự tức giận.

Nhà Trắng ngay lập tức bày tỏ sự thất vọng với quyết định của Moscow. Để đáp trả, Washington tuyên bố sẽ xem xét lại kế hoạch họp thượng đỉnh giữa hai nguyên thủ Nga - Mỹ trong tháng 9/2013 bên thềm Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở St.Petersburg (cuộc gặp này sau đó đã bị hủy bỏ). 

Quan hệ Mỹ - Nga đã có 1 năm đầy sóng gió vì vụ Snowden (Ảnh: AFP)

Phản ứng từ Quốc hội Mỹ đối với quyết định của Nga thậm chí còn dữ dội hơn rất nhiều. Một loạt nghị sĩ then chốt đến từ cả hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ đều lên tiếng kêu gọi xem xét lại mối quan hệ giữa 2 cường quốc.

Thượng nghị sĩ Charles E. Schumer nói: “Nga đã đâm sau lưng chúng tôi. Mỗi ngày Snowden được nhởn nhơ ngoài kia là một lần cú đâm đó lại xoáy sâu hơn”.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ John McCain nổi giận gọi động thái của Nga là “một sự xúc phạm, một nỗ lực có chủ ý nhằm làm Mỹ mất mặt”. Trong tuyên bố của mình, ông McCain kêu gọi, Mỹ nên tăng cường ủng hộ nhân quyền và tự do dân sự ở Nga, đẩy mạnh phát triển hệ thống lá chắn tên lửa ở Châu Âu và thúc đẩy việc thực hiện mở rộng Tổ chức Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), bao gồm cả Gruzia – nước láng giềng sát cạnh Nga.

Ông McCain nói thêm: "Bây giờ là lúc chúng ta cần phải xem xét lại toàn bộ mối quan hệ với nước Nga”.

Có thể nói, động thái này của Nga đã bồi thêm một đòn đau vào quan hệ vốn không được êm đẹp giữa 2 siêu cường hàng đầu thế giới. Điện Kremlin ngày càng trở nên đối đầu với Nhà Trắng kể từ cuối năm 2011 – thời điểm chứng kiến những cuộc biểu tình lớn ở Nga nhằm chống lại Tổng thống Putin. Moscow cáo buộc Mỹ đã kích động các cuộc biểu tình ở nước họ. Quan hệ Nga-Mỹ còn bị lung lay bởi vấn đề nhân quyền, lá chắn tên lửa ở châu Âu và cuộc chiến Syria.

Quan hệ Mỹ - Châu Âu

Nếu như việc Mỹ do thám các đối thủ của họ có thể sẽ không phải là điều đáng bàn cãi thì việc NSA do thám ngay cả những đồng minh như Pháp và Đức khiến các quốc gia này tỏ ra hết sức thất vọng với “người bạn” Mỹ.

Thậm chí, tờ báo Tấm gương của Đức (Der Spiegel) còn đưa tin điện thoại của bà Merkel đã bị phía Mỹ nghe lén từ năm 2002. Những hoạt động này của NSA đương nhiên làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín nước Mỹ, như bà Merkel bày tỏ trong cuộc điện đàm với Tổng thống Obama “do thám bạn bè là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Việc Mỹ  nghe lén điện thoại của bà Merkel đã khiến đồng minh quan trọng của họ ở châu Âu hết sức tức giận (Ảnh: EPA)

Ngày 21/10. Nhật báo Thế giới "Le Monde" của Pháp dẫn các tài liệu do Snowden cung cấp cho thấy, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ đã nghe lén  hơn 70 triệu cuộc điện thoại và tin nhắn của công dân Pháp trong khoảng thời gian từ ngày 10/12/2012 đến 8/1/2013.

Ngay lập tức những tín hiệu căng thẳng ngoại giao đã liên tục được phát đi từ phía Pháp. Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault và Bộ trưởng Nội vụ Manuel Valls cho rằng, hành động này là "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Trong khi đó, Ngoại trưởng Laurent Fabius đã đích thân thông báo quyết định triệu Đại sứ Mỹ đến Bộ Ngoại giao Pháp để phản đối.

Paris cũng yêu cầu Washington đưa ra lời giải thích rõ ràng về thông tin trên trong thời gian sớm nhất và yêu cầu Mỹ phải đình chỉ ngay lập tức các hành vi do thám đời tư cá nhân công dân Pháp.

Ngày 21/10, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Pháp Francois Hollande không ngần ngại chỉ trích hành động mà phía Pháp cho rằng "không thể chấp nhận được giữa những người bạn và đồng minh, vì đã xâm phạm quyền riêng tư của công dân Pháp".

Những thông tin về hoạt động do thám của NSA đối với một số nhà lãnh đạo và công dân châu Âu ngay lập tức được bổ sung vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh EU (diễn ra trong hai ngày 24 và 25/10/2013). Trong Hội nghị này, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí với đề xuất soạn thảo 1 dự luật mới để bảo vệ dữ liệu cá nhân của công dân trong khối, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo.

Năm 2013 sắp khép lại, mặc dù trong một tuyên bố mới nhất, “người thổi còi” cho biết: “Đối với cá nhân tôi, nhiệm vụ đã hoàn thành. Tôi đã thắng”. Tuy nhiên, chắc chắn những tiết lộ về chương trình do thám của Mỹ vẫn chưa dừng lại ở đây, khi mà nhiều tài liệu mật đã được Snowden bàn giao cho 1 số tờ báo.

Trong một diễn biến mới nhất, Thẩm phán liên bang tại New York, ông William Pauley ngày 27/12 ra phán quyết rằng hoạt động theo dõi điện thoại gây tranh cãi của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) là hợp pháp và là một yếu tố sống còn trong cuộc chiến chống Al-Qaeda.

Phán quyết được ông Pauley đưa ra chỉ 10 ngày sau khi một thẩm phán liên bang tại Washington cho rằng, hoạt động do thám của NSA có thể là vi hiến. Với những gì đang diễn ra, có thể nói, những tranh cãi liên quan đến chương trình do thám của Mỹ vẫn sẽ là 1 đề tài tốn nhiều giấy mực của báo giới trong năm 2014 và thậm chí còn xa hơn thế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ nghe lén cả Tòa thánh Vatican
Mỹ nghe lén cả Tòa thánh Vatican

VOV.VN - Theo tạp chí Panorama, có khả năng nơi các Hồng y sống trước cuộc họp kín bầu giáo hoàng cũng đã bị nghe lén.

Mỹ nghe lén cả Tòa thánh Vatican

Mỹ nghe lén cả Tòa thánh Vatican

VOV.VN - Theo tạp chí Panorama, có khả năng nơi các Hồng y sống trước cuộc họp kín bầu giáo hoàng cũng đã bị nghe lén.

Trung Quốc yêu cầu Australia giải thích về chuyện nghe lén
Trung Quốc yêu cầu Australia giải thích về chuyện nghe lén

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc: "Chúng tôi hy vọng Australia sẽ có hành động thực tế để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau".

Trung Quốc yêu cầu Australia giải thích về chuyện nghe lén

Trung Quốc yêu cầu Australia giải thích về chuyện nghe lén

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc: "Chúng tôi hy vọng Australia sẽ có hành động thực tế để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau".

Các giám đốc tình báo Anh điều trần công khai vụ Mỹ nghe lén
Các giám đốc tình báo Anh điều trần công khai vụ Mỹ nghe lén

VOV.VN - Chính phủ Anh đang chịu sức ép của dư luận trong nước yêu cầu tăng cường giám sát 3 cơ quan tình báo chính của nước này.

Các giám đốc tình báo Anh điều trần công khai vụ Mỹ nghe lén

Các giám đốc tình báo Anh điều trần công khai vụ Mỹ nghe lén

VOV.VN - Chính phủ Anh đang chịu sức ép của dư luận trong nước yêu cầu tăng cường giám sát 3 cơ quan tình báo chính của nước này.

Thẩm phán Mỹ thừa nhận chương trình nghe lén bất hợp pháp
Thẩm phán Mỹ thừa nhận chương trình nghe lén bất hợp pháp

VOV.VN - Thẩm phán Liên bang Mỹ cũng yêu cầu chấm dứt các hoạt động này đối với khách hàng một số dịch vụ điện thoại.

Thẩm phán Mỹ thừa nhận chương trình nghe lén bất hợp pháp

Thẩm phán Mỹ thừa nhận chương trình nghe lén bất hợp pháp

VOV.VN - Thẩm phán Liên bang Mỹ cũng yêu cầu chấm dứt các hoạt động này đối với khách hàng một số dịch vụ điện thoại.

Các nước châu Á giận dữ về hành động nghe lén của Mỹ
Các nước châu Á giận dữ về hành động nghe lén của Mỹ

VOV.VN - Vụ bê bối nghe lén điện thoại của các cơ quan tình báo Mỹ tiếp tục làm dư luận thế giới "dậy sóng".

Các nước châu Á giận dữ về hành động nghe lén của Mỹ

Các nước châu Á giận dữ về hành động nghe lén của Mỹ

VOV.VN - Vụ bê bối nghe lén điện thoại của các cơ quan tình báo Mỹ tiếp tục làm dư luận thế giới "dậy sóng".

Hàn Quốc yêu cầu Mỹ giải thích về cáo buộc nghe lén
Hàn Quốc yêu cầu Mỹ giải thích về cáo buộc nghe lén

VOV.VN -Hàn Quốc sẽ có hành động nếu thông tin nghe lén được xác định là đúng sự thật.

Hàn Quốc yêu cầu Mỹ giải thích về cáo buộc nghe lén

Hàn Quốc yêu cầu Mỹ giải thích về cáo buộc nghe lén

VOV.VN -Hàn Quốc sẽ có hành động nếu thông tin nghe lén được xác định là đúng sự thật.

Bỏ qua vụ nghe lén, EU và Mỹ nối lại đàm phán TTIP
Bỏ qua vụ nghe lén, EU và Mỹ nối lại đàm phán TTIP

VOV.VN - Vòng thương lượng thứ ba dự kiến diễn ra từ ngày 16-20/12 tới tại Washington (Mỹ)

Bỏ qua vụ nghe lén, EU và Mỹ nối lại đàm phán TTIP

Bỏ qua vụ nghe lén, EU và Mỹ nối lại đàm phán TTIP

VOV.VN - Vòng thương lượng thứ ba dự kiến diễn ra từ ngày 16-20/12 tới tại Washington (Mỹ)

Thêm nhiều nước phản đối việc Mỹ nghe lén thông tin
Thêm nhiều nước phản đối việc Mỹ nghe lén thông tin

VOV.VN - Không chỉ các nước tại châu Âu, nhiều nước tại châu Á cũng đã bày tỏ phản đối việc Mỹ nghe lén.

Thêm nhiều nước phản đối việc Mỹ nghe lén thông tin

Thêm nhiều nước phản đối việc Mỹ nghe lén thông tin

VOV.VN - Không chỉ các nước tại châu Âu, nhiều nước tại châu Á cũng đã bày tỏ phản đối việc Mỹ nghe lén.

Trung Quốc chính thức lên tiếng về chương trình nghe lén
Trung Quốc chính thức lên tiếng về chương trình nghe lén

VOV.VN -Phía Trung Quốc đề nghị Mỹ giải thích rõ thông tin liên quan

Trung Quốc chính thức lên tiếng về chương trình nghe lén

Trung Quốc chính thức lên tiếng về chương trình nghe lén

VOV.VN -Phía Trung Quốc đề nghị Mỹ giải thích rõ thông tin liên quan

Mỹ “hối lỗi” sau bê bối nghe lén
Mỹ “hối lỗi” sau bê bối nghe lén

VOV.VN - Đây được xem là động thái nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Mỹ với châu Âu sau bê bối nghe lén đồng minh của Mỹ.

Mỹ “hối lỗi” sau bê bối nghe lén

Mỹ “hối lỗi” sau bê bối nghe lén

VOV.VN - Đây được xem là động thái nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Mỹ với châu Âu sau bê bối nghe lén đồng minh của Mỹ.