Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn cấp về tình hình Mali

(VOV) -Theo đề nghị của Mali, Pháp kêu gọi nhanh chóng triển khai một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế giải quyết khủng hoảng.

Ngày 10/1, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã triệu tập phiên họp khẩn về khủng hoảng tại Mali, trong bối cảnh nhóm vũ trang Hồi giáo đã chiếm thị trấn Konna và đang áp sát thị trấn trọng yếu Mopti do chính phủ kiểm soát và là cửa ngõ đi về phía Nam.

Theo đề nghị của Mali, Chính phủ Pháp kêu gọi nhanh chóng triển khai một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế giúp Mali giải quyết khủng hoảng.

Các binh sĩ Mali trên đường phố (Ảnh: AFP)

Tại cuộc họp, được triệu tập theo yêu cầu của Pháp, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Jeffrey Feltman đã báo cáo vắn tắt về tình hình Mali, trong đó đặc biệt nhấn mạnh thông tin 1.200 phiến quân Hồi giáo chỉ còn cách Mopti 20 km và cũng đang tiến rất gần tới một thị trấn khác trên cung đường dẫn về thủ đô Bamako.

Các nhà lãnh đạo tham dự cuộc họp hối thúc nhanh chóng thực thi kế hoạch triển khai lực lượng can thiệp do châu Phi đứng đầu nhằm giúp chính phủ Mali đẩy lùi cuộc tiến công của các tay súng Hồi giáo. Phát biểu sau cuộc họp, Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc Gerard Araud thúc giục cộng đồng quốc tế giúp Mali giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Ông nói: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước thành viên hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng tại Mali, bao gồm các giải pháp chính trị và quân sự, nhằm chấm dứt sự đe dọa của các phần tử khủng bố. Tình hình hiện nay đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng triển khai một lực lượng của châu Phi tới Mali và thực hiện sứ mệnh huấn luyện của Liên minh châu Âu”.

Cùng ngày, phát biểu sau cuộc gặp với Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan ở thủ đô Abuja, Đặc phái viên Pháp tại Nigieria Jean Palanon cho biết, hai nước sẽ phối hợp chặt chẽ trong nỗ lực chấm dứt khủng hoảng tại Mali. Theo ông Palanon, sự hỗ trợ của Nigeria có vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến này, đặc biệt trong việc triển khai kế hoạch của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, hai nước cũng đang thúc đẩy thực hiện phương thức tiếp cận song song cả về chính trị và quân sự theo sáng kiến của Cộng đồng các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) nhằm duy trì ổn định và đảm bảo tiến trình chuyển tiếp tại Mali diễn ra suôn sẻ.

Trước đó, tháng 12/2012, Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết triển khai lực lượng can thiệp tới Mali để giúp chính phủ tạm quyền hiện nay giành lại phần lớn lãnh thổ ở phía Bắc đang bị phiến quân Hồi giáo chiếm đóng.

Theo nghị quyết do Pháp soạn thảo, một lực lượng gồm 3.300 quân do Cộng đồng các quốc gia Tây Phi chỉ huy, sẽ sử dụng “mọi biện pháp cần thiết” để khôi phục lại trật tự ở miền bắc Mali. Các nước châu Âu và các thành viên khác của Liên Hợp Quốc có nhiệm vụ hỗ trợ huấn luyện lực lượng an ninh và quân đội Mali.

Mali, một trong những quốc gia ổn định nhất ở châu Phi, đã rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự tháng 3/2012. Tình trạng rối ren đã tạo điều kiện cho lực lượng phiến quân người Tuareg mở rộng kiểm soát các tỉnh sa mạc rộng lớn ở miền Bắc, đồng thời tuyên bố ly khai và lập ra "Nhà nước Azawad” áp dụng luật Hồi giáo Sharia hà khắc. Tính đến nay, cuộc khủng hoảng đã khiến 500.000 người Mali phải rời bỏ nhà cửa, trong đó 270.000 người chạy sang các nước láng giềng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

AU đề xuất LHQ can thiệp quân sự vào Mali
AU đề xuất LHQ can thiệp quân sự vào Mali

(VOV) - AU cho rằng những nhóm phiến quân đang kiểm soát khu vực phía Bắc Mali mở rộng tầm ảnh hưởng.

AU đề xuất LHQ can thiệp quân sự vào Mali

AU đề xuất LHQ can thiệp quân sự vào Mali

(VOV) - AU cho rằng những nhóm phiến quân đang kiểm soát khu vực phía Bắc Mali mở rộng tầm ảnh hưởng.

Phiến quân Mali tiếp tục phá hủy nhiều ngôi đền cổ
Phiến quân Mali tiếp tục phá hủy nhiều ngôi đền cổ

(VOV) - Hành động này diễn ra vài ngày sau khi LHQ thông qua một nghị quyết cho triển khai quân đến miền Bắc Mali để truy quét phiến quân.

Phiến quân Mali tiếp tục phá hủy nhiều ngôi đền cổ

Phiến quân Mali tiếp tục phá hủy nhiều ngôi đền cổ

(VOV) - Hành động này diễn ra vài ngày sau khi LHQ thông qua một nghị quyết cho triển khai quân đến miền Bắc Mali để truy quét phiến quân.

Cộng đồng quốc tế phản ứng việc Thủ tướng Mali từ chức
Cộng đồng quốc tế phản ứng việc Thủ tướng Mali từ chức

(VOV) - Việc bắt giữ Thủ tướng Diarra và sự từ chức của ông đe dọa quá trình ổn định tại Mali.

Cộng đồng quốc tế phản ứng việc Thủ tướng Mali từ chức

Cộng đồng quốc tế phản ứng việc Thủ tướng Mali từ chức

(VOV) - Việc bắt giữ Thủ tướng Diarra và sự từ chức của ông đe dọa quá trình ổn định tại Mali.