Hội nghị Cấp cao G20 Australia ưu tiên tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Thủ tướng Australia Abbott nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng một nền tài chính vững chắc.

Đầu chiều nay (15/11 – theo giờ Việt Nam), Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) chính thức khai mạc tại thủ phủ Brisbane bang Queensland, Australia. Mục tiêu chính của hội nghị là nâng tốc độ tăng trưởng của khối G20 lên ít nhất 2% so với hiện nay trong vòng 5 năm tới, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Hội nghị cấp cao G20 diễn ra trong bối cảnh đời sống chính trị, kinh tế thế giới còn tồn tại nhiều khó khăn. Hoạt động kinh tế toàn cầu không có gì sáng sủa. Sáu năm kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra năm 2008, nền kinh tế “đầu tàu” thế giới là Mỹ vẫn đang tăng trưởng chậm chạp, không đồng đều và phải đối mặt với một loạt thách thức. Do vậy, mục đích của hội nghị lần này chủ yếu tập trung vào các biện pháp nhằm “cải thiện tương lai của nền kinh tế toàn cầu”.

Đó cũng là khẳng định của Thủ tướng Australia Toni Abbott ngay trong bài phát biểu khai mạc hội nghị. Ông Abbott cũng nhấn mạnh: Hội nghị cấp cao G20 lần này muốn gửi tới thông điệp rằng, các chính phủ có thể hoạch định và thực hiện chương trình kinh tế nhằm tạo thêm nhiều việc làm và đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn. Trong đó, mục tiêu nổi bật là nâng tốc độ tăng trưởng của khối G20 lên ít nhất 2% so với hiện nay trong vòng 5 năm tới. Đây sẽ là một bước phát triển quan trọng, giúp tăng thêm hơn 2.000 ttỷ đô la Australia cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, đồng thời tạo ra hàng triệu việc làm mới.

Thủ tướng Australia nói: “Trên thế giới hiện nay có quá nhiều khó khăn và vấn đề cần phải giải quyết. Đó là những vấn đề ở khu vực Trung Đông, những vấn đề ở khu vực Đông Âu, ở Tây Phi trong khi tăng trưởng kinh tế thế giới thì lại khá mờ nhạt. Tôi hy vọng là sau hội nghị này chúng ta sẽ có thêm nhiều hy vọng và lạc quan hơn đối với kinh tế thế giới. Tất cả chúng ta đều muốn hoạt động thương mại được tự do và để làm được điều đó, chúng ta cần cam kết với nhau. Chúng ta muốn có thêm cơ sở hạ tầng, chúng ta phải xây dựng nó. Chúng ta muốn có những cải cách quan trọng, chúng ta cần phải thực hiện chúng và điều mà chúng ta cần là củng cố một nền tài chính thật vững chắc”.

Cũng trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu tham dự sẽ tập trung thảo luận các biện pháp nhằm ngăn chặn virus  Ebola lây lan. Vấn đề khí hậu cũng sẽ được nhiều nhà lãnh đạo G20 quan tâm. Một số lãnh đạo G20 mong muốn thảo luận cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước thềm Hội nghị thượng đỉnh khí hậu của Liên Hợp Quốc tại thủ đô Paris, Pháp vào năm 2015, tuy nhiên Australia đã phản đối đề nghị này. Trong một diễn biến có liên quan, Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết sẽ đóng góp 3 tỷ đô la vào quỹ quốc tế xanh nhằm giúp các nước nghèo đối phó với tác động của biến đổi khí hậu.

Ông Obama nói: “Mỹ sẽ tiến hành một bước đi quan trọng. Chúng tôi sẽ đóng góp 3 triệu USD cho Quỹ Khí hậu xanh để giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu”.

Bên ngoài Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), hàng trăm người biểu tình cũng đã tuần hành quanh khu vực hội nghị yêu cầu các nhà lãnh đạo G20 hành động trong việc đối phó với biến đổi khí hậu.

Theo kế hoạch, vào chiều mai (16/11), hội nghị sẽ bế mạc và đưa ra tuyên bố chung./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

G20 tập trung bàn về tăng trưởng kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng
G20 tập trung bàn về tăng trưởng kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng

VOV.VN - Bộ trưởng Tài chính Australia cho biết, Hội nghị G20 sẽ nhằm thảo luận các vấn đề kinh tế và tài chính, trong đó đề ra 3 ưu tiên lớn.

G20 tập trung bàn về tăng trưởng kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng

G20 tập trung bàn về tăng trưởng kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng

VOV.VN - Bộ trưởng Tài chính Australia cho biết, Hội nghị G20 sẽ nhằm thảo luận các vấn đề kinh tế và tài chính, trong đó đề ra 3 ưu tiên lớn.

Hy Lạp giải tán Phát thanh-Truyền hình Quốc gia vì lẽ gì?
Hy Lạp giải tán Phát thanh-Truyền hình Quốc gia vì lẽ gì?

(VOV) - Sự kiện đóng cửa đài phát thanh-truyền hình công cho thấy những mâu thuẫn giằng xé trong nước thành viên EU này.

Hy Lạp giải tán Phát thanh-Truyền hình Quốc gia vì lẽ gì?

Hy Lạp giải tán Phát thanh-Truyền hình Quốc gia vì lẽ gì?

(VOV) - Sự kiện đóng cửa đài phát thanh-truyền hình công cho thấy những mâu thuẫn giằng xé trong nước thành viên EU này.

Hội nghị G20 thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm
Hội nghị G20 thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm

VOV.VN - Tại hội nghị, Mỹ đối mặt với những chỉ trích việc quốc hội nước này trì hoãn thông qua kế hoạch đóng góp 63 tỷ USD cho IMF.

Hội nghị G20 thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm

Hội nghị G20 thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm

VOV.VN - Tại hội nghị, Mỹ đối mặt với những chỉ trích việc quốc hội nước này trì hoãn thông qua kế hoạch đóng góp 63 tỷ USD cho IMF.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Khó đạt được mục tiêu tham vọng
Hội nghị thượng đỉnh G20: Khó đạt được mục tiêu tham vọng

VOV.VN - Bài toán cho G20 chính là việc giải quyết các mâu thuẫn giữa nước giàu và nước phát triển mới nối, những lợi ích kinh tế gắn với xung đột chính trị.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Khó đạt được mục tiêu tham vọng

Hội nghị thượng đỉnh G20: Khó đạt được mục tiêu tham vọng

VOV.VN - Bài toán cho G20 chính là việc giải quyết các mâu thuẫn giữa nước giàu và nước phát triển mới nối, những lợi ích kinh tế gắn với xung đột chính trị.

Hội nghị G20 bế mạc tại Australia, cam kết thúc đẩy kinh tế toàn cầu
Hội nghị G20 bế mạc tại Australia, cam kết thúc đẩy kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Các nước thành viên G20 cam kết đóng góp 1,8% vào mục tiêu tăng trưởng của khối nhằm vực dậy nền kinh tế thế giới.

Hội nghị G20 bế mạc tại Australia, cam kết thúc đẩy kinh tế toàn cầu

Hội nghị G20 bế mạc tại Australia, cam kết thúc đẩy kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Các nước thành viên G20 cam kết đóng góp 1,8% vào mục tiêu tăng trưởng của khối nhằm vực dậy nền kinh tế thế giới.

Nguyên nhân các vụ bạo loạn khiến Thụy Điển rung chuyển?
Nguyên nhân các vụ bạo loạn khiến Thụy Điển rung chuyển?

(VOV) - Một đất nước vốn yên bình, thịnh vượng và giữ vị trí trung lập trong các cuộc chiến tranh bỗng chốc bị cuốn vào cơn lốc bạo động.

Nguyên nhân các vụ bạo loạn khiến Thụy Điển rung chuyển?

Nguyên nhân các vụ bạo loạn khiến Thụy Điển rung chuyển?

(VOV) - Một đất nước vốn yên bình, thịnh vượng và giữ vị trí trung lập trong các cuộc chiến tranh bỗng chốc bị cuốn vào cơn lốc bạo động.