IMF: Giải pháp nào cho nền kinh tế Ai Cập?
VOV.VN - Nhiều người đồng ý rằng chương trình cải cách của Ai Cập là cần thiết. Nhưng khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi, Cairo cần chính sách xã hội toàn diện.
Hàng triệu người Ai Cập có thể sẽ tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Rất nhiều cử tri cảm thấy áp lực về kinh tế do giá cả leo thang, thậm chí còn cao nhiều hơn sau khi ông Abdel-Fattah Al-Sisi được bầu làm Tổng thống đã có những quyết định vô cùng can đảm để thực hiện một gói cải cách kinh tế theo đúng thỏa thuận giữa Ai Cập với IMF năm 2016.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi trong cuộc họp với giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde tại Washington ngày 5 tháng 4 năm 2017. Ảnh: Al Ahramonline
Thoả thuận này là "thiết yếu và không thể tránh khỏi" do kinh tế khủng hoảng. Theo thỏa thuận này, IMF đã dành cho Ai Cập khoản vay trị giá 12 tỷ USD để khắc phục những khó khăn về kinh tế vĩ mô, tăng cường sự phát triển toàn diện và tạo ra các cơ hội việc làm.
Để đạt được mục tiêu này, chương trình của IMF yêu cầu tập trung ba lĩnh vực trọng điểm: cải cách tiền tệ, tài chính và cơ cấu. Ai Cập đã chuyển sang một chính sách đổi tiền tệ linh hoạt và để kiềm chế lạm phát. Điều đó có nghĩa là phải trôi nổi bảng Ai Cập.
Ở cấp tài chính, chính phủ giảm nợ công bằng cách cắt giảm trợ cấp nhiên liệu trong khi tăng chi tiêu cho các nhóm dễ bị tổn thương như thanh niên và phụ nữ.
Về mặt cấu trúc, Ai Cập được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho việc cấp giấy phép công nghiệp, cung cấp tài chính cho các công ty nhỏ và vừa và sửa đổi luật phá sản. Tất cả điều này không dễ dàng cho cả người ra quyết định của Ai Cập và hàng triệu người Ai Cập chấp nhận “loại thuốc” đắng này.
Năm 1977, khi chính phủ Ai Cập bãi bỏ trợ cấp lương thực để có được nguồn tài trợ của IMF, bạo loạn đã bùng nổ tại các thành phố lớn, dẫn đến khoảng 80 người chết và hàng trăm người bị thương. Chính phủ buộc phải hủy bỏ hợp đồng và khôi phục trợ cấp. Kể từ đó, các thỏa thuận khác đã được thảo luận, ví dụ như năm 2012, nhưng hầu hết đều bị bỏ rơi.
Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên vì nhiều người Ai Cập coi Quỹ Tiền tệ Quốc tế là một tổ chức hách dịch tìm cách áp đặt ý chí đối với các nước đang phát triển không quan tâm đến hoàn cảnh trong nước của họ. Những nhận thức như vậy là một trong những lý do buộc các chính phủ Ai Cập trước đây không chỉ phải tránh nộp đơn xin tài trợ của IMF mà còn phải trì hoãn các cuộc tham vấn kinh tế hàng năm theo yêu cầu của IMF.
Thỏa thuận gần đây của Ai Cập với IMF đã khôi phục cho nền kinh tế ở nhiều khía cạnh, mặc dù nó đồng thời tạo ra những căng thẳng trong xã hội. Ví dụ, tỷ lệ lạm phát đã giảm từ mức cao nhất trong tháng 7 năm 2017 (35%), hiện nay là 22% và dự kiến sẽ giảm xuống 12% trong năm nay.
Thêm một đòn giáng vào kinh tế Ai Cập sau vụ rơi máy bay
GDP của Ai Cập đang có những cải thiện đáng kể và dự kiến sẽ tăng trưởng 4,8% trong tháng 7/2018, tăng so với 3,5% của cùng kỳ năm trước. Vào năm 2016/2017, đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng đạt 7,9 tỷ đô la, tăng từ 6,4 đô la và 6,9 tỷ đô la trong năm 2014/2015 và 2015/2016. Dự trữ ngoại tệ tăng lên 38,2 tỷ đô la vào cuối tháng 1 năm nay.
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát lo ngại rằng viện trợ của IMF đối với các biện pháp khắc phục kinh tế có thể biến thành độc hại nếu chỉ tập trung vào các chỉ số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng, dòng đầu tư và lượng xuất khẩu. Cải thiện các chỉ số như vậy là rất quan trọng để thực hiện phát triển kinh tế, nhưng nó không phải là đủ.
Cần phải có các chính sách xã hội nhằm đạt được sự phân phối công bằng về thu nhập và sự giàu có, cải thiện điều kiện lao động, hướng các nguồn lực vào phát triển con người, tạo cơ hội bình đẳng cho giáo dục, tiến bộ và cạnh tranh, bảo vệ những nhóm người nghèo nhất của xã hội. Các cơ chế như vậy là cần thiết, thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo và đạt được công bằng xã hội./.